FOB là gì? CIF là gì? Sự khác nhau giữa FOB và CIF

Khi một cá nhân hoặc một tập đoàn, một tổ chức kinh doanh nào đó đang cần tìm hiểu về FOB là gì, CIF là gì nhằm đáp ứng hiệu quả cho quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa nhưng chưa biết nên tìm kiếm thông tin, nguồn tư liệu ở đâu để tham khảo trước khi bắt tay vào ký kết hợp đồng thực hiện với bên phía dịch vụ hỗ trợ trung gian thì Ratraco Solutions sẽ giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc đến bạn đọc.

Song trước tiên, bạn cần phải nhớ rằng, dù là áp dụng hình thức giao hàng FOB hay CIF thì người bán và người mua đều cần phải có những trách nhiệm nhất định bắt buộc thực hiện nghiêm chỉnh theo đúng thỏa thuận. Và cụ thể các nghĩa vụ trách nhiệm đó là gì, toàn bộ các bước thực hiện diễn ra thế nào, vai trò của từng bộ phận, cá nhân ra sao,…tất cả sẽ được làm rõ thông qua bài phân tích đánh giá dưới đây.

FOB và CIF là gì?

FOB là gì?

FOB (Free on Board hay Freight on Board) có thể được hiểu như là điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của người bán khi hàng đã lên boong tàu. Tức là khi hàng chưa lên tàu, mọi trách nhiệm thuộc về người bán (Seller), còn sau khi hàng lên tàu thì hầu như mọi rủi ro, trách nhiệm sẽ chuyển sang cho người mua (Buyer). Đây chính là phương thức giao nhận hàng tại cảng của các nước xuất khẩu. Theo đó, lan can tàu sẽ là điểm chuyển rủi ro của điều kiện FOB. Nếu hàng hóa được xuất nhập khẩu theo FOB, bạn chỉ mua phần giá trị của hàng hóa mà sẽ không phải mua thêm phần bảo hiểm và vận tải của kiện hàng hóa đó.

Ưu điểm của FOB

  • Với FOB, người bán không cần liên hệ với nhiều nhà cung cấp để hỗ trợ lô hàng tại điểm đến
  • Người bán (Seller) cũng không cần tìm đơn vị vận chuyển (Forwarder/hãng tàu) và tất nhiên là cũng không phải mua bảo hiểm cho hàng hoá.
Tìm hiểu FOB là gì? CIF là gì? Sự khác nhau giữa FOB và CIF
Sơ đồ mô tả chi tiết về lộ trình, về trách nhiệm của bên bán và bên mua của hình thức FOB.

Nhược điểm của FOB

  • Nếu người bán phải làm việc với nhiều nhà cung cấp thì FOB sẽ khó có khả năng chủ động được giá thị trường, nhất là khi giá cả đang có sự biến động chuyển đổi lớn
  • Vì người mua là người book cước điểm đến nên đồng nghĩa với việc, người bán sẽ bị động trong thời gian vận chuyển hàng hóa

* Lấy ví dụ: Người mua book tàu ngày 1 nhưng ngày 10 mới đủ hàng thì bạn phải luôn nằm trong thế bị động. Lúc này, cần hiểu rằng, người bán có thể gặp khó khăn về tập hợp hàng hóa, thời gian chuẩn bị hàng.

CIF là gì?

CIF (Cost, Insurance and Freight) tức có nghĩa là giá, đã bao gồm tiền hàng + bảo hiểm + cước phí tàu. CIF là điều kiện giao hàng nhóm C trong incoterms 2010. Điều kiện dùng để quy định rõ trách nhiệm của người mua và người bán trong vận chuyển hàng hóa. Trên thực tế, CIF còn có nghĩa là sự phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và bán hàng trong thương mại quốc tế.

Dựa trên điều kiện cơ sở giao hàng là CIF, người bán sẽ chịu phí vận chuyển bao gồm phí thuê tàu, bảo hiểm cho đến khi đến cảng dỡ hàng nhưng người mua sẽ phải chịu mọi chi phí liên quan, kèm theo đó là rủi ro từ lúc hàng hóa được để lên tàu tại cảng đi.

Tìm hiểu FOB là gì? CIF là gì? Sự khác nhau giữa FOB và CIF
Sơ đồ mô tả chi tiết về lộ trình, về trách nhiệm của bên bán và bên mua của hình thức CIF.

Ưu điểm của CIF

  • Xuất khẩu hàng hóa theo hình thức CIF sẽ hoàn toàn có lợi cho người bán (hay người xuất khẩu)

Nhược điểm của CIF

Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa FOB và CIF

Nhiều công ty/doanh nghiệp thường hiểu nhầm về khái niệm FOB và CIF. Vậy FOB và CIF có gì khác nhau? Dưới đây là những phân tích đánh giá mang tính khách quan chính xác nhất:

Điểm khác nhau giữa CIF và FOB

Về điều kiện giao hàng CIF và FOB

  • CIF: Tiền hàng, bảo hiểm, cước tàu
  • FOB: Giao hàng lên tàu.

Về trách nhiệm vận tải thuê tàu

  • CIF: Người bán phải tìm tàu vận chuyển, người mua không có trách nhiệm tìm tàu vận chuyển
  • FOB: Người bán không cần phải thuê tàu, người mua chịu trách nhiệm book tàu.

Về mức bảo hiểm

  • CIF: Người bán có trách nhiệm ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu, thường quy định hợp đồng bảo hiểm tối thiểu 110% giá trị hàng hoá
  • FOB: Người bán không phải mua bảo hiểm.
Tìm hiểu FOB là gì? CIF là gì? Sự khác nhau giữa FOB và CIF
Hình thức FOB và CIF luôn có sự khác nhau về điều kiện, trách nhiệm, bảo hiểm và nhiều mức thỏa thuận khác.

Về địa điểm cuối cùng để kết thúc nghĩa vụ

Mặc dù cả 2 có cùng vị trí chuyển rủi ro là lan can tàu nhưng với CIF bạn phải có trách nhiệm sau cùng khi hàng đã qua đến cảng dỡ hàng (cảng đến).

  • CIF: Người bán (Seller) mua bảo hiểm cho lô hàng, vị trí chuyển rủi ro tại lan can tàu nhưng vị trí cuối cùng để người bán hết trách nhiệm là tại cảng dỡ hàng. Cấu trúc tên gọi CIF + Cảng Đến
  • FOB: Người bán (Seller) giao hàng đến lan can tàu cảng bốc hàng là xong trách nhiệm, rủi ro được chuyển qua người mua (Buyer). Theo đó, người bán không cần thuê tàu và cũng không cần phải mua bảo hiểm. Cấu trúc tên gọi FOB + Cảng Xếp Hàng.

Xem thêm

Điểm giống nhau giữa FOB và CIF

Tuy có sự khác nhau là thế nhưng cũng có một vài điểm giống nhau nổi bật giữa giá CIF và giá FOB mà bạn cần biết, đó chính là:

  • Vị trí chuyển trách nhiệm và rủi ro của FOB & CIF đều ở tại cảng xếp hàng (cảng đi/lan can tàu)
  • CIF và FOB đều là điều kiện trong “Incoterms 2010”, nó được sử dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội bộ. Cả hai đều là những điều kiện thường xuyên được sử dụng
  • Người bán (Seller) có trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu, và người mua (Buyer) sẽ chịu trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu để lấy hàng.
Tìm hiểu FOB là gì? CIF là gì? Sự khác nhau giữa FOB và CIF
FOB & CIF là hai điều kiện hình thức được sử dụng rất thường xuyên trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Trên đây là những kiến thức mà Ratraco Solutions đã vừa cung cấp cho bạn về khái niệm giá FOB là gì, CIF là gì cùng ưu nhược điểm của hai loại hình vận chuyển này. Cũng như cách tính cước phí cơ bản trong xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa. Nếu bạn là cá nhân hoặc đơn vị doanh nghiệp đang cần tìm hiểu rõ hơn vấn đề này để thuận tiện hơn trong suốt quá trình vận tải, giao hàng đúng địa điểm, đúng quy trình thời gian thì có thể nghiên cứu tham khảo thật kỹ trước nguồn thông tin nhé.

Việc nắm bắt được định nghĩa, hiểu rõ về thế mạnh, hạn chế và đồng thời cũng chỉ ra được đâu là điểm giống & khác nhau giữa FOB với CIF, chắc chắn sẽ rất thuận lợi trong công việc, góp phần thúc đẩy tiến độ nhận hàng, chuyển hàng, giao hơn nhanh chóng kịp thời, hạn chế tối đa mọi thất thoát hay gặp phải các sự cố, rủi ro không đáng có. Nếu quý khách hàng còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới giá CIF và giá FOB thì hãy liên hệ ngay với RatracoSolutions Logistics theo số điện thoại, email để được giải đáp, tư vấn một cách tận tình, chu đáo nhất nhé.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ