Hợp đồng ngoại thương là gì? Mẫu hợp đồng ngoại thương 2024

Hợp đồng ngoại thương là tài liệu quan trọng trong các giao dịch mua bán của các Doanh nghiệp. Bởi do khoảng cách địa lý, giá trị hàng hóa cao nên các giao dịch quốc tế cần phải có hợp đồng để ràng buộc về mặt pháp lý. Do đó, việc tìm hiểu thông tin có trong hợp đồng ngoại thương sẽ giúp các Doanh nghiệp thuận tiện hơn trong việc thực hiện các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa. Trong bài chia sẻ dưới đây, RatracoSolutions Logistics không chỉ làm rõ khái niệm về hợp đồng ngoại thương là gì mà còn cập nhật nhanh mẫu hợp đồng ngoại thương, ví dụ về hợp đồng ngoại thương, một vài lưu ý quan trọng về điều khoản trong hợp đồng mà mỗi Doanh nghiệp cần phải nắm rõ.

Khái niệm về Hợp đồng ngoại thương và các đặc điểm chính

Để hiểu về hợp đồng ngoại thương, trước tiên bạn cần hiểu đúng về hoạt động ngoại thương. Theo đó, ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc  tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm xuất, tạm nhập, tái xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (Theo Điều 3, Luật quản lý ngoại thương năm 2017).

Vậy, hợp đồng ngoại thương là gì? Hợp đồng ngoại thương là cơ sở pháp lý để xác lập quyền, nghĩa vụ và các vấn đề liên quan giữa các bên trong quá trình mua bán hàng hóa. Xuất phát từ sự bất đồng ngôn ngữ, khác biệt trong hệ thống quan niệm pháp luật giữa các quốc gia, tập quán thương mại…mà có không ít tranh chấp không mong muốn đã xảy ra.

Theo đó, Hợp đồng ngoại thương hay còn có tên gọi khác là hợp đồng xuất nhập khẩu, đây là sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua giữa 2 nước khác nhau. Trong bản hợp đồng sẽ quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa và các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua. Đồng thời, bên mua phải thanh toán tiền hàng đầy đủ cho bên bán theo thỏa thuận đã cam kết trong hợp đồng.

Hợp đồng ngoại thương là gì? Mẫu hợp đồng ngoại thương 2023
Hợp đồng ngoại thương là mẫu hợp đồng có sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua giữa 2 nước khác nhau trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Về cơ bản, một hợp đồng ngoại thương sẽ có một số đặc điểm sau:

  • Chủ thể ký hợp đồng là người mua và bán có cơ sở đăng ký kinh doanh ở 2 quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, quốc tịch cũng không phải là yếu tố để phân biệt, chẳng hạn nếu bạn có quốc tịch khác nhau nhưng thực hiện giao dịch mua bán ở  trong một quốc gia thì cũng không mang tính chất quốc tế;
  • Hợp đồng ngoại thương được ký kết dựa trên sự nguyện của cả bên bán và bên mua;
  • Đối tượng của hợp đồng là các loại hàng hóa được chuyển hoặc sang nhượng từ nước này sang nước khác;
  • Đồng tiền thanh toán trong giao dịch là ngoại tệ của một trong 2 bên hoặc sử dụng của cả 2 bên. Thông thường, trong quá trình thực hiện giao dịch 2 bên sẽ lựa chọn đồng tiền thanh toán tự do có thể chuyển đổi được và có tỷ lệ lạm phát thấp;
  • Cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng là tòa án hay trọng tài thương mại. Trong khi đó, tòa án là cơ quan quyền lực của nhà nước, các phán quyết của tòa án sẽ mang tính pháp lý và buộc các bên đều phải thực hiện. Đối với tòa án trọng tài thương mại là tổ chức phi chính phủ, các phán quyết của tổ chức này không mang tính pháp lý và không mang tính bắt buộc phải thực hiện;
  • Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng phức tạp, đa dạng bao gồm cả luật quốc gia và quốc tế.

>>Xem thêm: Thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa

Mẫu Hợp đồng ngoại thương cập nhật mới nhất năm 2023

Hiện nay, đa số các Công ty đều sẽ áp dụng theo hợp đồng ngoại thương mẫu như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

Số………/HĐKTXK

Hôm nay, ngày…… tháng….. năm ……tại………………………………………………..chúng tôi gồm:

BÊN MUA: ……………………………………………………………………………………………………

Trụ sở: ………………………………………………………………………………………………………..

Tài khoản số: …………………………………………………………………………………………………

Tại Ngân hàng: ………………………………………………………………………………………………

Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………………..

Đại diện: …………………………………………….…… Chức vụ:……………………………………….

BÊN BÁN: ……………………………………………………………………………………………………

Trụ sở: ………………………………………………………………………………………………………..

Tài khoản số: …………………………………………………………………………………………………

Tại Ngân hàng: ………………………………………………………………………………………………

Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………………..

Đại diện: …………………………………………….…… Chức vụ:……………………………………….

Vì BÊN BÁN trong phạm vi trách nhiệm cung cấp………………………….. và các dịch vụ có liên quan.

Vì BÊN MUA muốn mua và BÊN Bán muốn bán những Hàng Cung Cấp  và Dịch Vụ và hai bên muốn định nghĩa những cách thức và điều kiện mua bán của Hàng Cung Cấp  và Dịch Vụ.

Nên sau đây, hai bên, dưới sự đồng ý song phương, cùng thỏa thuận với nhau những điều khoản sau:

ĐIỀU 1: ĐỊNH NGHĨA

Trong hợp đồng này, các khái niệm dưới đây sẽ được định nghĩa như sau, nếu không có các quy định khác:

“Tài Liệu Liên Quan” được hiểu là sách hướng dẫn vận hành và các tài liệu in khác được liệt kê trong chỉ tiêu kỹ thuật bao gồm sách chỉ dẫn cho người sử dụng, sách chỉ dẫn lập trình, sách chỉ dẫn sửa đổi, bản vẽ, sơ đồ và bản kê phần mềm dùng để hỗ trợ hoặc bổ sung cho việc hiểu rõ hoặc ứng dụng phần mềm.

“Giá Trị Hợp Đồng” Là tổng giá trị Bên Mua phải trả cho Bên Bán hoàn tất nghĩa vụ trong hợp đồng của mình một cách đầy đủ và trọn vẹn, nhưng không bao gồm lãi suất phát sinh do thanh toán chậm (nếu có) và bất cứ hình thức tiền phạt nào.

“Bảng Giá” là bảng tổng kết giá và bảng giá chi tiết cho “Hàng cung cấp” theo hợp đồng và được định nghĩa dưới đây.

“Hàng Cung Cấp” bao gồm thiết bị, hàng hóa, vật tư hoặc phụ kiện hay linh kiện được Bên Bán cung cấp cho Bên Mua hoặc người được ủy quyền của Bên Mua theo hợp đồng.

“Giá hàng Cung Cấp” là tổng giá trị của “ Hàng Cung Cấp” ghi trong hợp đồng nhưng không bao gồm lãi suất phát sinh do thanh toán chậm (nếu có) và bất cứ hình thức tiền phạt hay khiếu nại nào.

“Last Major Shipment” “ Giao Hàng chủ yếu/chính Cuối Cùng” có nghĩa là 100% thiết bị chủ yếu/chính đã được giao.

…………………………………………………………………………………………………………………

ĐIỀU 2: PHẠM VI HỢP ĐỒNG

Trách nhiệm của Bên Bán

Bên Bán sẽ cung cấp và giao vật tư thiết bị bao gồm:……………………….như đã liệt kê ở Danh mục vật tư Hợp Đồng này (Phụ lục….)  CIF………………..cảng theo INCOTERMS 2010.

Tên hàng: …………………………………………………….
Nhà sản xuất: …………………………………………………
Nhà cung cấp: ……………………………………………….
Số lượng và số chế tạo hàng hóa: …………………………
Chất lượng: ………………………………………………….
Xuất xứ nguồn gốc: ………………………………………….
Đóng gói: …………………………………………………….
Giá cả: ………………………………………………………..
Mã hiệu: ………………………………………………………
Trách nhiệm của bên Mua:

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

ĐIỀU 3: GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG

Tổng giá trị hợp đồng là:……………..CIF Hải Phòng (Bằng chữ…………………………………), trong đó:

Giá trị (vật tư) thiết bị:……………………………………….

Giá dịch vụ:……………………………………………………

Tổng giá trị của hợp đồng được áp dụng cho các chủng loại và số lượng vật tư/ thiết bị và dịch vụ  được liệt kê trong bản tổng kết Giá ở phụ lục  … và danh mục vật tư ở Phụ lục …..

1 ………………………………………………………………..………………………………………………

2 ………………………………………………………………..………………………………………………

ĐIỀU 4: ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG

Cảng xếp hàng: ………………………………………………
Cảng đích:  ……………………………………………………
Thời gian giao hàng: …. ngày kể từ ngày bên bán nhận được L/C
Giao hàng từng phần: Được phép
Chuyển tải: Không được phép
Thông báo trước khi giao hàng: Trong vòng (ngày) trước ngày tầu rời Cảng xếp hàng theo dự kiến, Bên bán phải thông báo cho bên mua bằng Fax với nội dung sau: Số hợp đồng, số L/C, tên hàng, số lượng hàng, giá trị hàng, thời gian dự kiến tầu dời cảng.
Thông báo giao hàng: Trong vòng ………… ngày làm việc tính từ khi tầu dời cảng (được hiểu là ngày ký phát vận đơn), Bên bán phải thông báo cho bên mua bằng Fax với nội dung sau: Số hợp đồng, số L/C, tên hàng, số lượng, số kiện, trọng lượng và kích thước từng kiện. Tổng trọng lượng, giá trị hóa đơn, Tên tầu, cơ và quốc tịch tầu, số vận đơn, thời gian dự kiến tàu tới đích.

ĐIỀU 5: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

Phương thức thanh toán cụ thể như sau:

Thanh toán đặt cọc:

  • Toàn bộ giá trị hợp đồng được thanh toán bằng một thư tín dụng trả ngay, không hủy ngang cho bên bán………………..;
  • L/C bao gồm tổng giá trị của hợp đồng được mở trong vòng 7 ngày kể từ ngày bên Mua nhận được Bảo lãnh thực hiện hợp đồng được quy định tại điều trong hợp đồng này. L/C có hiệu lực và hết hiệu lực cao nhất là …. ngày kể từ ngày phát hành;
  • L/C thông báo qua ngân hàng…………………………………;
  • Xuất trình chứng từ trong thời gian chậm nhất 21 ngày kể từ ngày ký phát vận đơn.

Toàn bộ việc thanh toán sẽ được tiến hành dưới sự xuất trình những chứng từ sau:

  • 3/3 bản gốc vận đơn đường biển hoàn hảo, đã xếp hàng, lập theo lệnh Ngân hàng mở, ghi rõ “ cước phí đã trả trước”;
  • Hóa đơn thương mại: ………….. bản chính;
  • Phiếu đóng gói: …………………. bản chính;
  • Giấy chứng nhận chất lượng và số lượng do Nhà sản xuất cấp: ……………………bản chính;
  • Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng thương mại và Công nghiệp ………………………….……cấp;
  • Chứng nhận bảo hiểm ……………………….……….bằng ……. giá trị hợp đồng theo quy định tại điều  …. của bản hợp đồng này.

Chấp nhận một bộ chứng từ không có giá trị thanh toán  bao gồm cả bản sao hợp đồng thuê tầu gửi qua DHL cho bên Mua chậm nhất 7 ngày kể từ ngày ký phát vận đơn đến địa chỉ (địa chỉ của bên mua).Mọi chi phí phát sinh do việc giao chứng từ không đúng, không đầy đủ hoặc giao chậm của bên Bán do bên bán chịu.

ĐIỀU 6: THUÊ TÀU

Bên bán cam kết rằng ký hợp đồng thuê tầu của các chủ tầu có uy tín trên thị trường, đối với tầu biển đủ tiêu chuẩn đi biển Quốc tế, tuổi tầu không quá………..  Trong hợp đồng thuê tầu thể hiện rõ cước phí đã trả trước, chủ tầu (người chuyên chở) chịu mọi trách nhiệm về hàng hóa kể từ khi hàng được bốc qua lan can tàu.

ĐIỀU 7: BẢO HIỂM

Hàng hóa phải được bảo hiểm bởi một công ty bảo hiểm được thành lập một cách hợp pháp và có khả năng bảo hiểm mọi rủi ro đối với hàng hóa.

Rủi ro được bảo hiểm: Mọi rủi ro mất mát vật chất hoặc thiệt hại do các yếu tố bên ngoài gây ra và bao gồm cả rủi ro chiến tranh bạo động, bạo loạn và nổi loại dân sự (đối với các nước có nguy cơ xảy ra chiến tranh, bạo động, bạo loạn cao cần yêu cầu các loại bảo hiểm này)

Thời gian bảo hiểm: …………………………………………nhưng bao gồm cả chuyển tải (nếu có)

Các điều kiện bảo hiểm sẽ tuân theo:……………………………………………………………………..

Người hưởng lợi từ Bảo hiểm: ……………………………………………… Khi rủi ro xảy ra khiếu nại được thanh toán tại ………….

…………………………………….

ĐIỀU 8: KIỂM TRA HÀNG HÓA

Bên bán phải kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng (Kiểm tra lần 1). Toàn bộ chi phí do Bên bán chịu,

Kiểm tra lần hai do …………………………………………….., chi phí kiểm tra do bên mua chịu.

Sự khác biệt giữa kết quả kiểm tra lần đầu và kết quả kiểm tra lần 2 thì kết quả kiểm tra lận 2 có tính quyết định. Trong trường hợp có sự khác biệt về số lượng hoặc chất lượng (chi tiết của phụ tùng), Bên mua có quyền đòi bên bán:

  • Gửi ngay lập tức hàng hóa với chất như đã cam kết trong hợp đồng này trong vòng …. ngày làm việc sau khi nhận được khiếu nại.
  • Thay thế những phần hoặc toàn bộ hàng hóa không đảm bảo bằng những phần hoặc hàng hóa mới, đảm bảo chất lượng theo đúng quy định trong hợp đồng. Các chi phí liên quan  do bên bán chịu.

Bên bán phải giải quyết khiếu nại của bên mua trong vòng … ngày kể từ khi nhận được khiếu nại.

Bên mua có quyền từ chối không nhận hàng nếu xét thấy có sự khác biệt nói ở điều 8.3 của hàng hóa không thể khắc phục được.

ĐIỀU 9: BẢO HÀNH

Thời gian bảo hành cho Hàng Cung Cấp là …………tháng kể từ ngày ký vận đơn đường biển hoặc ………….. giờ hoạt động tùy theo điều kiện nào đến tước.

Bên Bán bảo đảm rằng vật tư/thiết bị cung cấp theo hợp đồng này là mới, không bị lỗi và theo đúng các chỉ tiêu kỹ thuật

Trong suốt thời gian bảo hành Bên Bán sẽ sửa chữa, thay thế, miễn phí cho những thiếu sót, hỏng hóc của Công Việc mà những thiếu sót, hỏng hóc này do sự cẩu thả của Bên Mua hay do sự hao mòn tự nhiên gây nên.

Trong thời gian bảo hành Bên Mua phải thông báo cho Bên Bán về mọi hư hỏng bằng văn bản. Bên bán, ngay sau khi nhận tin bán này, phải sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận hư hỏng bằng thiết bị mới. Dự đoán về thời gian sửa chữa hoặc thay thế phải được thông báo cho Bên Mua. Tất cả các chi phí liên quan đến việc sửa chữa, thay thế thiết bị sẽ do người bán chịu.

Bên Bán đảm bảo rằng tất cả phần sửa chữa và thay thế trong quá trình bảo hành cũng được bảo hành hết thời gian bảo hành gốc của thiết bị khiếm khuyết ban đầu hoặc là ………ngày kể từ ngày thay thế hoặc sửa chữa, tùy theo ngày nào tới trễ hơn.

Bên bán sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ hư hỏng nào do lỗi hoặc vận hành không đúng qui cách của Bên Mua.

Bất cứ lúc nào Bên Bán cũng có thể đưa thiết bị những sửa đổi về kỹ thuật nếu việc đó cần thiết do sự thay đổi về công nghệ và/ hoặc do sự sẵn có của linh kiện miễn là thiết bị được thay đổi có chức năng tương đương hoặc tốt hơn thiết bị ghi trong hợp đồng và tương thích với nó. Trong những trường hợp này Bên Bán sẽ thông báo trước kịp thời cho Bên Mua về những thay đổi đó.

Hợp đồng ngoại thương là gì? Mẫu hợp đồng ngoại thương 2023
Ví dụ về hợp đồng ngoại thương được nhiều Doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh áp dụng hiện nay, tùy theo chính sách từng Công ty sẽ kèm theo các điều kiện, chính sách riêng.

ĐIỀU 10: BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Trong vòng …………ngày sau khi ký hợp đồng, Bên bán phải mở bảo lãnh thực hiện hợp đồng với giá trị là ……………….tổng giá trị hợp đồng ( tức là…………..) ghi trong điều khoản 3.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có giá trị đến ……………… ngày sau ngày kết thúc thời hạn bảo hành  sẽ được trả cho bên bán sau khi  hết hạn

Bảo lãnh sẽ được phát hành bởi một Ngân hàng  được chấp nhận bởi người mua bằng một bảo lãnh không hủy ngang và vô điều kiện theo mẫu được người mua chấp nhận.

Tất cả các chi phí phát sinh khi mở bảo lãnh đều do Bên Bán chịu và Bên Bán phải bồi thường và bảo đảm việc bồi thường cho Bên Mua khỏi những chi phí này.

ĐIỀU 11: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

Bất kỳ Bên Bán hay Bên Mua đều không được phép chấm dứt hay trì hoãn việc thực hiện toàn bộ hay từng phần hợp đồng nếu không có sự đồng ý trước bằng văn bản của bên kia, với điều kiện là bên yêu cầu chấm dứt hợp đồng phải cho phía đối tác một thời hạn hợp lý để khắc phục những khó khăn dẫn đến việc không thực hiện hợp đồng. Nếu như sau thời hạn đó, bên vi phạm vẫn không hoàn thành được nghĩa vụ của mình, bên yêu cầu chấm dứt hợp đồng sẽ thông báo chấm dứt hợp đồng bằng văn bản.

Trong trường hợp do lỗi của Bên Bán, Bên Mua có quyền đòi một khoản đền bù thiệt hại nhưng không quá bảo lãnh thực hiện hợp đồng quy định trong điều khoản 10. Bên Mua sẽ trả lại các sản phẩm không đáp ứng dúng các chỉ tiêu kỹ thuật như đã thỏa thuận và thống nhất tại Phụ Lục ……………………….. (Danh mục vật tư) cho Bên Bán mà không phải bồi thường cho Bên bán những chi phí do bên Bán chịu khi cung cấp các sản phẩm này. Bên Bán sẽ phải hoàn trả cho Bên Mua tất cả các khoản tiền đã trả cho sản phẩm hỏng nói trên vào ngày chấm dứt hợp đồng. Bên bán sẽ chịu trách nhiệm thanh toán chi phí vận chuyển và các chi phí khác liên quan đến việc trả lại sản phẩm. Không tính bất kỳ khoản khiếu nại hay thanh toán bồi thường thiệt hại nào khác.

Trong trường hợp do lỗi của Bên Mua, Hai bên sẽ thỏa thuận và xác nhận những phần việc mà Bên Bán đã thực hiện đến ngày chấm dứt hợp đồng. Bên Mua sẽ phải thanh toán cho Bên Bán giá trị của những phần việc đã hoàn thành nói trên.

Trong trường hợp một bên bị vỡ nợ, phải chuyển nhượng tất cả quyền lợi cho chủ nợ, buộc phải chấp nhận hoặc cho phép người tiếp nhận tài sản hoặc các hoạt động kinh doanh, phải tuân theo các thủ tục của Luật phá sản trong nước hoặc nước ngoài theo hình thức tự nguyện hay bắt buộc. Bên vỡ nợ phải thông báo nay lập tức cho bên kia bằng văn bản và cả hai bên sẽ cố gắng tìm giải pháp thích hợp nhất cho vụ việc.

Sẽ không bên nào có lỗi nếu sự không hoàn thành nhiệm vụ theo hợp đồng xảy ra vì trường hợp bất khả kháng. Nếu trong trường hợp bất khả kháng kéo dài hơn …………. tháng, hai bên sẽ gặp gỡ và cố gắng tìm giải pháp thích hợp chung cho trường hợp này.

ĐIỀU 12: TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ/PHẠT GIAO HÀNG HÀNG CHẬM

Nếu bất kỳ một khoản tiền nào mà được xác định là nợ phải trả cho Bên Mua dưới dạng trách nhiệm pháp lý hoặc phạt giao hàng chậm, số tiền này sẽ được thanh toán riêng, không tính chung với các thanh toán khác cho Bên Bán theo hợp đồng này.

Trách nhiệm pháp lý của Bên Bán liên quan tới bất cứ hành động hay sự thiếu sót, liên quan đến sản phẩm đã bán, đã thực hiện dịch vụ hay đã cung cấp, dù là trực tiếp hoặc gián tiếp theo hợp đồng này, dù là quy định trong hợp đồng, trong bảo hành, do sai sót hoặc thất bại khi thực hiện mục đích cần thiết về lầm lỗi (bao gồm cả do cẩu thả hay trách nhiệm tuyệt đối) thì sự bồi thường hay những đền bù tương tự khác đều không vượt quá tổng giá trị hợp đồng (hoặc…………..USD trong trường hợp giá trị hợp đồng nhiều hơn………………USD) cho mọi trách nhiệm trong toàn thể các điều khoản của hợp đồng.

Trong trường hợp việc giao thiết bị/ vật tư, hay thực hiện Dịch Vụ (căn cứ theo ngày của Biên Bản Nghiệm Thu) bị chậm trễ vì bất cứ lý do nào thuộc trách nhiệm Bên Bán, Bên Mua có thể khiếu nại đòi thanh toán các khoản thiệt hại từ …….% một tuần đến mức tối đa …….% tính trên trị giá thiết bị/ vật tư giao chậm hoặc Công việc chậm triển khai.

Ngoại trừ được đề cập đến một cách cụ thể, không bên nào sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt bại gián tiếp, ngẫu nhiên, những thiệt hại đặc biệt hay những hậu quả kể cả nhưng sẽ không chỉ giới hạn bởi các tổn thất về lợi nhuận hay doanh thu, tổn thất về đầu tư, về uy tín của công ty hoặc chi phí vốn.

ĐIỀU 13: TRƯỜNG HỢP BẤT KHẢ KHÁNG

Trong bất kỳ trường hợp nào ngoài sự kiểm soát của mỗi bên, làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thực hiện tất cả hoặc một phần hợp đồng của mỗi bên thì thời gian quy định thực hiện nghĩa vụ này sẽ được gia hạn dài ra bằng với khoảng thời gian do hậu quả của trường hợp bất khả kháng gây ra. Những sự kiện mà (sau đây gọi là “Bất Khả Kháng”) bao gồm nhưng không giới hạn bởi:

  • Thiên tai bao gồm: Bão, động đất, lũ lụt hay bất kỳ hình thức nào khác do thiên nhiên gây ra mà sức mạnh và sự tàn phá của nó không thể lường trước hoặc chống lại được.
  • Chiến tranh (tuyên bố hoặc không tuyên bố), chiến sự, xâm lược, hoạt động của kẻ thù bên ngoài, đe dọa hoặc chuẩn bị chiến tranh, bạo động, khởi nghĩa, xáo trộn công cộng, nổi loạn, cách mạng, nội chiến, các đình công, phá hoại của công nhân.
  • Mặc dù đã đề cập ở trên, không bên nào được miễn trách nhiệm thanh toán các khoản đáo hạn cho nghĩa vụ của mình vì bất cứ lý do Bất khả kháng.
  • Trong trường hợp bất khả kháng, các bên sẽ thông báo cho nhau về các biến cố của trường hợp này, và cả những hậu quả có thể xảy ra cho việc thực hiện hợp đồng này trong vòng 20 ngày kể từ khi xảy ra biến cố. Thời gian giao hàng trong trường  hợp này sẽ được kéo dài với sự nhất trí của hai bên.
  • Nếu các tình huống do bất khả kháng gây ra kéo dài hơn 6 tháng, các điều khoản và điều kiện của hợp đồng sẽ được xem xét một cách hợp lý và thống nhất hòa thuận giữa hai bên.

ĐIỀU 14: SỬA ĐỔI HỢP ĐỒNG

Bất kỳ một sự sửa đổi hay bổ sung hợp đồng sẽ chỉ có giá trị nếu như được đại diện có thẩm quyền của hai bên ký vào văn bản sửa đổi, bổ sung. Văn bản sửa đổi, bổ sung này sẽ là một phần không tách rời của hợp đồng.Tiếng Anh và Tiếng Việt sẽ được sử dụng trong tất cả các giao dịch, thông tin liên lạc giữa hai bên.

ĐIỀU 15: TRỌNG TÀI KINH TẾ

  • Mọi vấn đề khác biệt hay tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này hay các văn bản thỏa thuận có liên quan đến việc thực thi hợp đồng sẽ được giải quyết bằng sự nỗ lực hòa giải giữa các bên.
  • Bất kỳ tranh chấp hay khác biệt có liên quan đến hợp đồng mà không thể giải quyết trên cơ sở hòa giải thì sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài Quốc tế ở Việt Nam( Gọi tắt là luật) với ba trọng tài bổ nhiệm theo quy định của Luật.
  • Địa điểm phân xử tại Trung tâm trọng tài quốc tế của Việt Nam đặt ở văn phòng thương mại và công nghiệp nước Việt Nam. Luật tố tụng của Việt Nam sẽ được áp dụng trong trường hợp Luật trọng tài không đề cập đến.
  • Mọi tranh chấp sẽ được giải quyết theo các điều khoản của hợp đồng và các thỏa thuận khác liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, nếu không thì sẽ áp dụng luật định của Việt Nam mà không tham chiếu đến các luật khác.
  • Phán quyết của trọng tài sẽ được ghi bằng văn bản, là quyết định cuối cùng và sẽ ràng buộc trách nhiệm của cả hai bên.
  • Chi phí trọng tài và/hay những chi phí khác sẽ do bên thu kiện thanh toán.
  • Tiếng Việt là ngôn ngữ được sử dụng trong phân xử.

ĐIỀU 16: LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG

Luật điều chỉnh hợp đồng sẽ là luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

ĐIỀU 17: KHÔNG CHUYỂN NHƯỢNG

Bên Bán không được phép chuyển nhượng một phần hay toàn bộ hợp đồng trực tiếp hay gián tiếp mà không được sự đồng ý trước bằng văn bản của Bên Mua. Trong trường hợp có sự đồng ý của hai bên, từng điểm, hay nhiều điểm, của hợp đồng sẽ được chuyển nhượng một cách hợp pháp, phần còn lại không thay đổi.

ĐIỀU 18: NGÔN NGỮ VÀ HỆ THỐNG ĐO

Tất cả giao dịch, liên lạc giữa hai bên bao gồm thông báo, yêu cầu, thỏa thuận, chào hàng hay đề nghị sẽ được thực hiện bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Tất cả các bản vẽ, mô tả kỹ thuật, báo cáo hay các tài liệu khác sẽ được soạn thảo bằng tiếng Anh. Hợp đồng được lập  bằng  cả tiếng Anh và Tiếng Việt và có giá trị pháp lý như nhau, nếu có sự khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt thì bản tiếng Việt làm chuẩn.

Tất cả các tài liệu kèm theo hợp đồng sẽ theo hệ thống ……….. và ngày là ngày dương lịch, ngoại trừ có các quy định khác.

ĐIỀU 19: TOÀN BỘ HỢP ĐỒNG

Hợp đồng giữa hai bên bao gồm các điều khoản được ghi trong bản hợp đồng này và các phụ lục đính kèm theo sau đây:

Phụ lục ……………………………………………………

Các điều khoản và điều kiện cùng tất cả các phụ lục đính kèm tạo nên một bộ hợp đồng giữa Bên Mua và Bên Bán

Dưới đây, Bên Mua và bên bán thảo ra ………..bản hợp đồng gốc được ký bởi đại diện sau. Mỗi bên sẽ giữ……….bản gốc ……..

ĐẠI DIỆN BÊN MUA                                    ĐẠI DIỆN BÊN BÁN

(Ký tên, đóng dấu)                                     (Ký tên, đóng dấu)

Trên đây ví dụ về hợp đồng ngoại thương cơ bản mà Doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng. Phụ thuộc vào chính sách cũng như yêu cầu trong quá trình trao đổi hàng hóa của mỗi Công ty mà có thêm những điều kiện và chính sách riêng biệt. Hai bên sẽ thêm những điều khoản cụ thể phía sau hợp đồng sau khi thỏa thuận thành công thì mới tiến hành ký kết.

>>Xem thêm: Những mẫu hợp đồng vận tải hàng hóa

Lưu ý về các điều khoản quan trọng trong Hợp đồng ngoại thương

Bố cục chung của Hợp đồng ngoại thương

Tùy vào từng giao dịch khác nhau mà bố cục của một hợp đồng ngoại thương sẽ có nội dung khác nhau. Tuy nhiên, mỗi hợp đồng sẽ có một số nội dung chung như sau:

Chọn luật áp dụng:

Luật áp dụng là hệ thống quy phạm pháp luật được sử dụng trong bản hợp đồng ngoại thương. Thông thường, bên mua và bán sẽ có điều khoản riêng để chọn luật. Với Việt Nam đã trở thành thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nên cả 2 bên khi ký kết hợp đồng sẽ có giá trị mặc nhiên nếu 2 bên không có điều khoản chọn luật. Trong trường hợp muốn loại trừ công ước này, cả 2 bên sẽ phải ghi rõ trong hợp đồng hệ thống nhất không áp dụng công ước này làm luật để điều chỉnh trong hợp đồng.

Giải quyết tranh chấp:

Các bên thỏa thuận sẽ xác định rõ việc lựa chọn tòa án hay trung tâm trọng tài để đứng ra giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, các bên có thể thỏa thuận phương án giải quyết bằng cách thương lượng, hòa giải và thời hạn thực hiện. Trong trường hợp không thể giải quyết được mọi việc mới đưa tranh chấp ra trung tâm tài phán.

Điều khoản về chiết khấu:

Trong quan hệ làm ăn, các bên đều quy định một mức chiết khấu để giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài. Do đó, các bên có thể linh động chọn trường hợp được chiết khấu, cũng bên mua thanh toán tiền trước hạn.

Điều khoản về thanh toán:

Được trả tiền hàng là mong muốn của bên bán, vì thế trong bản hợp đồng ngoại thương nên quy định rõ về phương thức thanh toán, đơn vị tiền tệ và thời hạn thanh toán trong hợp đồng. Đôi khi vẫn có khả năng bên mua thanh toán chậm gây bất lợi cho bên bán. Chính vì thế, bên bán có thể đưa ra quy định về mức lãi suất trả chậm để bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho mình.

Hợp đồng ngoại thương là gì? Mẫu hợp đồng ngoại thương 2023
Tương tự như các bản hợp đồng khác thì hợp đồng ngoại thương cũng kèm theo các điều khoản quan trọng về luật, tranh chấp, thanh toán, chiết khấu,…mà mỗi Doanh nghiệp cần nắm rõ, hiểu đúng.

Những điều khoản quan trọng trong Hợp đồng thương mại

Nếu cả người mua và người bán đã có mối quan hệ hợp tác lâu  dài, hợp đồng ngoại thương sẽ được tính gọn theo một số mục nhất định. Song vẫn phải đảm bảo một số điều khoản và thỏa thuận như sau:

  • Hợp đồng có ghi rõ số có ngày (Các chứng từ sau dựa vào thông tin trên hợp đồng để soạn thảo);
  • Thông tin chi tiết về công ty của người bán và người mua (tên công ty, địa chỉ, chi tiết liên hệ…);
  • Chủ đề hợp đồng bán hàng (Subject);
  • Mô tả hàng hóa (Description of the goods);
  • Đơn giá hàng hóa, tổng số lượng hợp đồng và tổng số tiền phải trả cụ thể trong bản hợp đồng;
  • Đóng gói và giao hàng (Package and shipment details);
  • Discharging & Loading Port (Thông tin về cảng dỡ hàng và xếp hàng);
  • Thời gian quy định cụ thể về ngày giao hàng hoặc thời gian giao hàng (Delivery date or delivery period);
  • Các hình phạt áp dụng khi bên bán giao thiếu hay trễ hàng (Penalties of late shipment);
  • Các điều khoản giao hàng theo Incoterm (phải có trong bản hợp đồng);
  • Phương thức thanh toán (Thông thường sẽ áp dụng TTR và L/C);
  • Các chứng từ cung cấp từ nhà xuất khẩu. (Đó là những giấy tờ như Số bản gốc và bản sao, thời gian chuyển giao cho nhà nhập khẩu);
  • Bất khả kháng (áp dụng trong những trường hợp gặp phải chiến tranh, cấm vận, thiên tai, đình công,…);
  • Giải quyết tranh chấp (thông qua trọng tài hoặc kiện tụng);
  • Trong bản hợp đồng sẽ có chữ ký của người có quyền lực cao trong doanh nghiệp. (thông thường sẽ là giám đốc);
  • Bản dịch của hợp đồng. (Các doanh nghiệp nên làm bản hợp đồng song ngữ, trong đó có quy định rõ về việc khi xảy ra tranh chấp sẽ sử dụng ngôn ngữ nào).

Qua bài chia sẻ trên đây của RatracoSolutions Logistics, chúng ta cần hiểu rằng, tùy thuộc vào từng giao dịch, tính chất đối tượng và mối quan hệ hợp tác giữa các bên mà các Doanh nghiệp sẽ xây dựng một bản Hợp đồng ngoại thương khác nhau. Việc nắm bắt cơ bản mẫu hợp đồng ngoại thương mới nhất hiện nay là thực sự cần thiết vì dựa trên nền tảng này, mỗi Doanh nghiệp sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp với từng điều khoản thanh toán, tranh chấp, chiết khấu,…nhằm đảm bảo trách nhiệm, quyền lợi hợp pháp cho tất cả các bên liên quan. Hãy tiếp tục theo dõi những tin bài tiếp theo để hiểu rõ hơn các thuật ngữ về Logistics, xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa,…nhằm phục vụ hiệu quả cho công việc hiện tại của đơn vị mình.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ
Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ