Incoterms là gì? Incoterms 2021 có những gì thay đổi đặc biệt?

Incoterms (International Commercial Terms) chính là một bộ các quy tắc Thương mại Quốc tế được công nhận và sử dụng phổ biến, rộng rãi trên toàn thế giới. Dù vậy, không phải ai cũng hiểu rõ về định nghĩa Incoterm là gì? có những thay đổi của Incoterm 2021 như thế nào? hoặc những thông tin liên quan đến Incoterms,…Hiểu được thắc mắc của các bạn đọc, trong bài viết này, Ratraco Solutions sẽ giúp làm rõ các vấn đề nêu trên, từ đó có sự chủ động và kinh nghiệm hơn trong các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa.

Khái niệm về Incoterms và các nội dung cơ bản cần biết

Khái niệm về Incoterms

Incoterm là gì? Incoterms là chữ viết tắt của “International Commerce Terms” có nghĩa là các điều khoản thương mại quốc tế, là một bộ những quy tắc thương mại quốc tế được chuẩn hóa và sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.

Incoterms do phòng Thương mại Quốc tế (ICC) phát hành, hiện tại bộ quy tắc này được xuất bản thành nhiều thứ tiếng khác nhau và bộ quy tắc sử dụng phổ biến nhất là Tiếng Anh. Nội dung của Incoterms xoay quanh hai vấn đề chính đó là: Trách nhiệm của bên bán, bên mua được quy định đến đâu và điểm chuyển giao trách nhiệm, rủi ro và chi phí từ người bán sang người mua.

Bộ quy tắc Incoterms không áp dụng cho giao dịch mua bán trong nước, nó chỉ áp dụng cho giao dịch thương mại quốc tế. Incoterms luôn có tác động nhất định đến hoạt động xuất – nhập khẩu của mỗi quốc gia.

Incoterms là gì? Incoterms 2021 có những gì thay đổi đặc biệt?
Incoterms tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế xoay quanh việc quy định trách nhiệm của người bán và người mua khi tham gia hợp đồng ngoại thương.

Lịch sử ra đời của Incoterms

Do có sự khác nhau trong thực tiễn giao dịch và tính pháp lý giữa các thương nhân của quốc gia khác nhau cho nên dẫn đến việc cần một quy tắc chung về hoạt động xuất – nhập khẩu. Yêu cầu bộ quy tắc này cần phải dễ hiểu đối với tất cả người tham gia giao dịch để hạn chế sự hiểu nhầm, kiện tụng và tranh chất nhất có thể.

Incoterms được ICC hình thành lần đầu tiên vào năm 1921, các quy tắc Incoterms đầu tiên được tạo và chính thức ban hành năm 1936. Sự ra đời của bộ quy tắc này đã phát triển thành tiêu chuẩn hợp đồng được hệ thống hóa trên toàn thế giới.

Incoterms cập nhật định kỳ khi các sự kiện thương mại quốc tế xảy ra và cần chú ý. Mỗi phiên bản đưa ra một số điều kiện khác nhau.

  • VD: Incoterms 1936 có tất cả 6 điều kiện (FAS, FOB, C&F, CIF, Ex Ship và Ex Quay);
  • Incoterms 2010 có tất cả 11 điều kiện giao hàng (EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP, FAS, FOB, CFR, CIF);
  • Incoterms 2020 có tất cả 11 điều kiện (EXW, FCR, CPT, CIP, DAP, DPU, DDP, FAS, FOB, CFR, CIF).

Các sửa đổi, bổ sung được thực hiện vào những năm như sau:

  • Năm 1953 (phiên bản Incoterms 1953);
  • Năm 1967 (phiên bản Incoterms 1967);
  • Năm 1976 (phiên bản Incoterm 1976);
  • Năm 1980 (phiên bản Incoterms 1980);
  • Năm 1990 (phiên bản Incoterms 1990);
  • Năm 2000 (phiên bản Incoterms 2000);
  • Năm 2010 (phiên bản Incoterms 2010);
  • Năm 2020 (phiên bản Incoterms 2020);
  • Năm 2021 (phiên bản Incoterms 2021)

Mục đích của Incoterms là gì?

Mục đích hướng đến của International Commercial Terms là giải thích điều kiện thương mại thông dụng trong hoạt động ngoại thương. Đồng thời, nó cũng phân chia rõ trách nhiệm, mức phí cũng như rủi ro trong quá trình giao hàng của người bán và người mua. Chính vì thế, cả hai bên sẽ hạn chế được tình huống kiện tụng, tranh chấp, hiểu nhầm trong khi giao dịch hàng hóa. Theo đó, Incoterms có 3 mục đích như sau:

  • Giải thích thống nhất những điều khoản hợp đồng chung trong các giao dịch xuất nhập khẩu;
  • Minh họa được thời gian, chi phí và rủi ro giữa người mua và người bán;
  • Hướng dẫn người vận chuyển, người giao nhận, người môi giới hải quan, ngân hàng và tổ chức tài chính khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa.
Xem thêm  Chứng nhận CE là gì trong XNK? Cùng tìm hiểu từ A-Z

Nếu trong trường hợp không có các điều khoản trong Incoterms của cả hai bên (bên bán, bên mua) sẽ thực hiện đàm phán trực tiếp. Như vậy hợp đồng giao dịch dài dòng, mất thời gian đàm phán. Tuy nhiên, nếu như những quy định có sẵn trong Incoterms thì các bên chấp thuận sẽ giảm được thời gian, không mất công phải đàm phán dài dòng nhưng vẫn đảm bảo được tính thống nhất và chính xác.

Giá trị pháp lý của Incoterms (International Commercial Terms)

Thông thường, nhiều bạn có quan điểm các quy tắc trong bản Incoterms là luật lệ, tuy nhiên quan điểm đó là sai bởi vì các quy tắc trong Incoterms không phải là luật chỉ là tập quán nên không có tính bắt buộc các bên phải thi hành.

Những quy tắc Incoterms không phải điều luật do chính phủ ban hành mà nó được ra đời nhằm hướng dẫn các bên tham gia vào hoạt động giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa chấp thuận. Theo đó, người bán và người mua sẽ phải đồng ý chịu trách nhiệm, chi phí và rủi ro lô/ kiện hàng trước khi giao dịch được diễn ra.

Lưu ý, các bản Incoterms đều có giá trị pháp lý ngang nhau và những thỏa thuận có trong hợp đồng thương mại quốc tế một khi đã ký kết sẽ có giá trị cao nhất.

Xem thêm: Điều kiện FCA là gì?

Tìm hiểu những đặc điểm cần chú ý và hướng dẫn cách sử dụng Incoterms

Ngoài thắc mắc Incoterms là gì thì vẫn còn nhiều câu hỏi khác liên quan đến Incoterms được các bạn đọc quan tâm đến. Hiểu được tâm lý, RatracoSolutions Logistics sẽ làm rõ những đặc điểm cần chú ý và hướng dẫn cách sử dụng Incoterms thông qua những thông tin sau đây.

Incoterms là gì? Incoterms 2021 có những gì thay đổi đặc biệt?
Incoterms có tính tự nguyện, không bắt buộc bởi nó không phải là văn bản luật và được xem là tập quán thương mại hơn là luật lệ.

Những đặc điểm cần chú ý của bộ quy tắc trong bản Incoterms

  • Incoterms không có tính chất bắt buộc (hay còn nói không phải là luật):

Như đã đề cập ở trên, Incoterms không phải là văn bản luật cho nên nó không có tính bắt buộc. Đây được xem là tập quán thương mại nhiều hơn luật lệ bắt các bên phải thực hiện đúng trong mọi trường hợp. Có nghĩa là những quy tắc áp dụng trong Incoterms như quy tắc tham khảo trong giao dịch mua bán quốc tế.

Incoterms chỉ có hiệu lực khi hai bên (người bán và người mua) đã ký kết hợp đồng và trong bản hợp đồng ngoại thương này có đưa quy tắc Incoterms vào. Một khi đã thống nhất sử dụng quy tắc Incoterms thì hai bên phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện theo quy tắc này.

  • Có nhiều phiên bản cùng tồn tại:

Cũng như đề cập ở trên, Incoterms có nhiều phiên bản và mỗi phiên bản có sự thay đổi về điều khoản. Chính vì thế, khi sử dụng quy tắc Incoterms bạn cần nêu rõ ràng phiên bản mà mình áp dụng. Nếu như các bạn ghi rõ phiên bản áp dụng sẽ giúp dễ đối chiếu, dễ hiểu và xác minh các cam kết, trách nhiệm của mình.

Trong quá trình làm hợp đồng, các bên nên chỉnh sửa kịp thời để tránh gặp rủi ro bởi vì trên thực tế gặp không ít trường hợp các Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đối chiếu, xác minh danh tính trong bản hợp đồng.

  • Chỉ xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa:

Bộ quy tắc Incoterms được áp dụng trong trường hợp cần xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa, trách nhiệm từ người bán đến người mua. Để giảm thiểu rủi ro của cả hai bên thì các bạn nên thỏa thuận rõ các điều khoản khác (cần) trong hợp đồng của mình.

  • Quy tắc mang tính bao quát:

Bộ quy tắc được sử dụng Incoterms hướng đến các vấn đề chung về giao hàng, còn những vấn đề (giá cả, phương thức thanh toán, lưu kho, vận chuyển,…) sẽ không có quy định trong Incoterms, cho nên người bán và người mua sẽ phải thực hiện theo đúng quy định của bản hợp đồng.

  • Mất hiệu luật trước luật địa phương:

Trên thực tế vẫn còn người người bị phụ thuộc vào những nguyên tắc của Incoterms mà quên đi những quy định của quốc gia mà mình đang buôn bán. Dù sử dụng Incoterms trong quá trình mua bán hay trao đổi thì các bên cần nghiên cứu kỹ để không làm trái với quy luật của địa phương.

  • Giữ nguyên bản chất điều kiện cơ sở giao hàng:

Khi áp dụng Incoterms các bên cần nắm rõ điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất của kho hàng được nêu rõ trong hợp đồng. Các bên có thể đàm phán để tăng hay bớt quyền lợi, trách nhiệm của mình. Song cả hai cũng vẫn phải đảm bảo không làm thay đổi bản chất điều kiện giao hàng.

Xem thêm  Top 5 tiêu chí đánh giá Công ty vận tải Bắc Nam uy tín hiện nay

Hướng dẫn cách sử dụng Incoterms

Dẫn chiếu các điều kiện Incoterms vào hợp đồng ngoại thương, nếu như bạn muốn áp dụng các điều khoản phiên bản Incoterms 2010 vào hợp đồng mua bán hàng hóa thì phải làm rõ điều này trong hợp đồng bằng cách dùng từ ngữ như: điều kiện được chọn, tên địa điểm/cảng, phiên bản Incotrems áp dụng. Ví dụ, “CIF, Hồ Chí Minh city port, Incoterms 2010”

  • Lựa chọn điều kiện phù hợp;
  • Quy định nơi hoặc cảng chính xác;
  • Các điều khoản Incoterms không làm cho hợp đồng ngoại thương đầy đủ.

Incoterms 2021 có những thay đổi đặc biệt gì?

Thay đổi của Incoterms 2021 có gì đặc biệt là một trong những từ khóa được đông đảo các bạn tìm kiếm. Không làm các bạn đọc chờ đợi, ngay sau đây Ratraco Solutions sẽ đề cập đáp án chi tiết về vấn đề Incoterms 2021 có những gì thay đổi đặc biệt hơn so với những phiên bản khác. Cụ thể đó là:

Các điều kiện EXW, FAS, DDP không còn trong hợp đồng

EXW có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua tại một địa điểm chỉ định và địa điểm chỉ định có thể là cơ sở của người bán hoặc không phải.

FAS có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua khi hàng hóa được đặt dọc mạn tàu được chỉ định bởi người mua tại cảng bốc, người bán mua lô hàng được giao như vậy để giao hàng cho người mua.

DDP có nghĩa là nếu bên mua không có khả năng hoặc kinh nghiệm làm thủ tục hải quan nhập khẩu cho lô hàng, bên bán có thể làm thêm việc này (tính trước số tiền thuế nhập khẩu…phải nộp này vào tiền hàng) và ký hợp đồng theo điều kiện DDP.

Trong Incoterms 2021 sẽ loại điều kiện EXW, DDP, FAS. Bởi vì điều kiện EXW (Ex Work – giao hàng tại xưởng) các công ty thường có ít kinh nghiệm trong nhập khẩu hàng hóa, còn đối với điều kiện DDP (Delivered Duty Paid – giao hàng đã nộp thuế) sẽ được dùng nhiều cùng hàng mẫu, linh kiện, phụ tùng,… và gửi theo đường chuyển phát nhanh cho người mua hàng.

Theo như số liệu thống kê, thì điều kiện EXW và DDP được dùng nhiều nhất trong các hợp đồng ngoại thương. Còn đối với điều kiện FAS (Free Alongside Ship – giao hàng dọc mạn tàu) qua thống kế ít thấy được áp dụng vì FAS có phần tương đồng FCA (Free Carrier – Giao hàng cho người vận chuyển) ở chỗ hàng hóa được giao tại một địa điểm nào đó bao gồm cảng xuất khẩu. FCA người bán có thể giao tại bến cảng như FAS do cầu cảng là một phần bến cảng biển.

Mở rộng điều kiện FCA

FCA (Free Carrier) được áp dụng nhiều trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, vì nó có tính chất linh động về địa điểm giao hàng: giao tại cảng biển, cảng hàng không, ga xe lửa, kho,…và sử dụng cho mọi phương thức vận tải khác nhau, đặc biệt là vận tải đa phương thức. FCA Incoterms 2021 được mở rộng thành 2 điều kiện:

  • Dành cho vận tải đường bộ
  • Dành cho vận tải đường biển.
Xem thêm  Vận chuyển đường dài thì lựa chọn đường bộ, đường sắt, đường biển hay đường không?

Việc mở rộng này tạo sự thay đổi của Incoterms 2021 lớn vì FCA giúp người bán kiểm soát và hiểu được trách nhiệm, nghĩa vụ đối với thông quan hàng hóa.

Incoterms là gì? Incoterms 2021 có những gì thay đổi đặc biệt?
Incoterms 2021 sẽ có hiệu lực từ 1/1/2021 và có những thay đổi đặc biệt so với những phiên bản khác chẳng hạn như: Incoterms 2010, 2020,..

Sửa đổi FOB, CIF

FOB (Free on Boarf – Giao hàng lên tàu) và CIF ( Cost, Insurance and Freight – Tiền hàng, Bảo hiểm và Cước phí) có thể nói là điều kiện sử dụng nhiều trong mua bán quốc tế, nội địa.

Trong một văn bản đáng giá đần đây về Incoterms, ICC cho rằng do công tác tuyên truyền cho các công ty chưa thật sự tốt cho nên nhiều Doanh nghiệp vẫn sử dụng FOB, CIF cho hàng hóa vận chuyển bằng tàu biển chở Container mà lẽ ra phải áp dụng FCA, CIP.

Do khối lượng hàng hóa được vận chuyển bằng Container lớn, ngày càng phát triển cho nên thay đổi của Incoterms 2021 là sửa đổi điều kiện FOB và CIF cụ thể là có thể dùng cho hàng chở bằng tàu Container.

DDP được tách thành hai điều kiện mới

DDP của Incoterms phiên bản 2010 quy định người bán phải nộp thuế cho hải quan khi hàng hóa đến các nơi như kho hàng, nhà ga,…. của người mua. Thay đổi của Incoterms 2021 đó là không có DDP mà tách thành 2 điều kiện mới cụ thể:

  • DTP (Delivered at Terminal Paid – Giao hàng tại ga đến đã thông quan). Đối với DTP, người bán chịu mọi chi phí vận tải, thuế cho đến khi hàng được giao đến ga tại nơi đến.
  • DPP (Delivered at Place Paid – Giao hàng tại nơi đến đã thông quan). Đối với DDP, người bán chịu mọi chi phí vận tải, thuế cho đến khi hàng được giao đến địa điểm không phải là ga chẳng hạn như trụ sở của người mua.

Việc tách DDP thành 2 điều kiện mới, người bán vẫn phải nộp thuế nhập khẩu, sẽ phân biệt rõ địa chỉ giao hàng cuối cùng.

Bổ sung điều kiện CNI

Thay đổi của Incoterms 2021 đặc biệt hơn so với những phiên bản khác đó là bổ sung điều khoản CNI (Cost and Insurance – Tiền hàng và Bảo hiểm. Điều khoản này nhằm tạo thêm sự lựa chọn cho người bán khi họ muốn mua bảo hiểm cho hàng hóa nhưng không chịu trách nhiệm, chi phí và thu xếp vận tải như điều kiện CFR, CIF. Điểm khác FCA, CNI là chi phí bảo hiểm sẽ do người bán chịu. Thay vào đó nếu áp dụng CNI rủi ro sẽ được chuyển từ người bán sang người mua như điều kiện FCA.

Trên đây là tổng hợp những chia sẻ chi tiết mới nhất về Incoterms giúp các Doanh nghiệp/chủ hàng/người gửi hàng có cái nhìn tổng quát về định nghĩa Incoterm là gì, những thay đổi của Incoterm 2021 và một số thông tin liên quan đến tập quán trong Hợp đồng ngoại thương hiện nay. Đồng thời, nếu như các bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một đơn vị chuyên cung cấp Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, đường bộ,…có thể liên hệ Ratraco Solutions qua Hotline bên dưới để được tư vấn, hỗ trợ và cung cấp giá dịch vụ trọn gói tốt nhất.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ