Phân biệt Intermodal và Multimodal Transport chi tiết và chính xác

Trước bối cảnh toàn cầu hóa cùng sự phát triển ngày một phức tạp và đòi hỏi sự linh hoạt cao hơn của Ngành logistics – Vận tải hàng hóa. Lúc này, hai thuật ngữ thường được nhắc đến trong lĩnh vực này đó là Vận tải kết hợp Intermodal Transport và Vận tải đa phương thức Multimodal Transport.

Sau đây, Ratraco Solutions chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ định nghĩa Intermodal Transport là gì? Multimodal Transport là gì? Giữa Intermodal Transport với Multimodal Transport có gì giống, khác nhau?…Cùng với đó là chỉ ra khi nào chọn Intermodal Transport hay Multimodal Transport là tốt nhất.

Intermodal Transport là gì? Multimodal Transport là gì?

Tìm đọc nội dung sau để hiểu rõ thuật ngữ Intermodal Transport và Multimodal Transport nghĩa là gì:

Intermodal Transport là gì?

Theo nghĩa tiếng Việt, Intermodal Transport là Vận tải kết hợp, sử dụng nhiều phương thức vận tải khác nhau để di chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích. Song sự khác biệt nằm ở chỗ, trong vận tải kết hợp, mỗi phương thức vận tải được quản lý bởi các nhà cung cấp dịch vụ riêng biệt.

Điều này có nghĩa là khách hàng phải làm việc với nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau, mỗi bên chịu trách nhiệm về một phần của quá trình vận chuyển.

Phân biệt Intermodal và Multimodal Transport chi tiết và chính xác
Intermodal Transport là Vận tải kết hợp và Multimodal Transport là Vận tải đa phương thức với sự kết hợp giữa đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không.

Multimodal Transport là gì?

Theo nghĩa tiếng Việt, Multimodal Transport là Vận tải đa phương thức, là hình thức vận tải sử dụng từ hai phương thức vận tải trở lên như đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không trong một chuỗi vận chuyển liên tục, từ điểm xuất phát đến điểm đích cuối cùng.

Xem thêm  Những điều cần biết khi sử dụng dịch vụ gửi hàng bằng tàu hỏa

Song điểm khác biệt lớn của Vận tải đa phương thức là toàn bộ quá trình vận chuyển này chỉ được quản lý bởi một nhà cung cấp dịch vụ duy nhất. Điều này có nghĩa là khách hàng chỉ cần ký kết Hợp đồng vận chuyển với một bên duy nhất, dù hàng hóa của họ có thể được chuyển qua nhiều phương tiện khác nhau.

Đánh giá ưu điểm của vận tải kết hợp và vận tải đa phương thức

Ưu điểm của Vận tải kết hợp Intermodal Transport và Vận tải đa phương thức Multimodal Transport được chỉ ra như sau:

Ưu điểm của vận tải đa phương thức

Vận tải đa phương thức Multimodal Transport với ưu điểm sau:

  • Giảm chi phí logistics;
  • Mở rộng mạng lưới vận tải;
  • Khuyến khích thương mại quốc tế;
  • Tăng khả năng cạnh tranh về giá thành, chất lượng;
  • Giảm thiểu những chứng từ không cần thiết;
  • Vận tải đa phương thức cho phép chuyên chở nhiều loại hàng, vận chuyển hàng hóa với một khối lượng, kích cỡ lớn;
  • Tiếp cận nhanh hơn với thị trường (đặc biệt là thị trường quốc tế).

Ưu điểm của vận tải kết hợp

Intermodal Transport với đặc điểm và ưu điểm sau:

  • Trách nhiệm phân tán: Mỗi nhà cung cấp chỉ chịu trách nhiệm cho phần vận chuyển của mình;
  • Nhiều hợp đồng: Khách hàng sẽ ký kết nhiều hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển khác nhau cho từng chặng;
  • Chi phí: Có thể tìm được các nhà cung cấp dịch vụ với mức giá cạnh tranh cho từng chặng;
  • Linh hoạt: Khách hàng có thể lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ phù hợp với từng chặng.
Xem thêm  Hãng tàu Sitc của nước nào? Có uy tín không?

So sánh, phân biệt Intermodal và Multimodal Transport

Hãy cùng Đơn vị vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt Ratraco Solutions tìm đọc nội dung bên dưới để biết giữa Intermodal Transport và Multimodal Transport có điểm gì giống nhau, khác nhau:

Về quản lý dịch vụ

  • Vận tải kết hợp Intermodal Transport:

Khách hàng phải làm việc với nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Mỗi nhà cung cấp chịu trách nhiệm về một phương thức vận tải, điều này có thể phức tạp hơn trong việc quản lý và phối hợp.

  • Vận tải đa phương thức Multimodal Transport:

Quá trình vận chuyển sẽ do một nhà cung cấp dịch vụ duy nhất quản lý. Điều này giúp đơn giản hóa quy trình quản lý, giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp.

Về hợp đồng và trách nhiệm pháp lý

  • Vận tải kết hợp Intermodal Transport:

Khách hàng phải ký hợp đồng với từng nhà cung cấp dịch vụ cho từng phương thức vận tải. Trách nhiệm pháp lý cũng được chia sẻ giữa các bên, điều này có thể gây khó khăn trong trường hợp xảy ra tổn thất hoặc hư hỏng hàng hóa.

  • Vận tải đa phương thức Multimodal Transport:

Chỉ cần một hợp đồng vận chuyển duy nhất. Nhà cung cấp dịch vụ đa phương thức chịu trách nhiệm chính về toàn bộ quá trình vận chuyển, từ lúc nhận hàng đến khi giao hàng. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo trách nhiệm pháp lý rõ ràng.

Phân biệt Intermodal và Multimodal Transport chi tiết và chính xác
Giữa Intermodal và Multimodal Transport có sự khác nhau về chi phí, về tính linh hoạt, về hợp đồng, về quản lý dịch vụ, trách nhiệm pháp lý, về tính hiệu quả,…

Về tính linh hoạt và hiệu quả

  • Vận tải kết hợp Intermodal Transport:

Dù có thể linh hoạt trong việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ cho từng phương thức vận tải, nhưng việc điều phối giữa các bên liên quan có thể phức tạp và tốn nhiều thời gian.

  • Vận tải đa phương thức Multimodal Transport:
Xem thêm  WMS là gì? Chức năng và lợi ích của WMS mang lại ra sao?

Nhờ vào sự quản lý tập trung, vận tải đa phương thức thường linh hoạt hơn trong việc thay đổi kế hoạch vận chuyển khi cần thiết. Khách hàng cũng không cần phải lo lắng về việc điều phối giữa các phương thức vận tải khác nhau.

Về chi phí

  • Vận tải kết hợp Intermodal Transport:

Chi phí có thể thấp hơn nếu khách hàng có thể thương lượng giá tốt với từng nhà cung cấp dịch vụ riêng lẻ. Song chi phí quản lý và điều phối giữa các bên liên quan có thể tăng lên.

  • Vận tải đa phương thức Multimodal Transport:

Vì toàn bộ quy trình được quản lý bởi một nhà cung cấp dịch vụ nên chi phí có thể được tối ưu hóa hơn. Giá cả tuy có thể cao hơn nếu Nhà cung cấp dịch vụ tính phí cho việc quản lý tổng thể.

Khi nào nên chọn Multimodal và Intermodal?

Nên chọn Multimodal và Intermodal khi:

  • Chọn Multimodal:

Khi doanh nghiệp bạn ưu tiên sự đơn giản, giảm thiểu rủi ro và muốn có một đối tác đáng tin cậy chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình vận chuyển.

Phân biệt Intermodal và Multimodal Transport chi tiết và chính xác
Cũng tùy loại hàng hóa, lộ trình vận chuyển, thời gian, chi phí theo yêu cầu, mức độ kiểm soát của khách mà doanh nghiệp sẽ cân nhắc chọn Multimodal hay Intermodal Transport.
  • Chọn Intermodal:

Khi doanh nghiệp bạn cần sự linh hoạt cao trong việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ cho từng chặng và muốn kiểm soát chặt chẽ quá trình vận chuyển.

* Kết luận: Intermodal và Multimodal đều có ưu, nhược điểm riêng. Việc lựa chọn hình thức vận tải nào cho phù hợp nhất cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hàng hóa, lộ trình vận chuyển, yêu cầu về thời gian, chi phí và mức độ kiểm soát của khách hàng.

Khái niệm Intermodal Transport và Multimodal Transport là gì; giữa Intermodal và Multimodal Transport có gì giống và khác nhau; khi nào nên chọn Vận tải kết hợp Intermodal hay Vận tải đa phương thức Multimodal Transport để tối ưu thời gian, chi phí, công sức và gia tăng hiệu quả,…đã được Ratraco Solutions giải đáp và thông tin đến các doanh nghiệp, chủ hàng nắm rõ.

Doanh nghiệp bạn quan tâm tới các Dịch vụ vận chuyển container đường sắt Bắc Nam và liên vận quốc tế giá tốt, liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ cung cấp dịch vụ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ