Trong xuất nhập khẩu hàng hóa, nói về kho bãi không thể không nhắc đến kho bảo thuế. Song không phải ai cũng có đủ nền tảng kiến thức chuyên môn để biết đây là kho gì, thậm chí còn bị nhầm lẫn với kho ngoại quan, kho CFS.
Hiểu được điều ấy, Ratraco Solutions chúng tôi đã góp nhặt thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để giải đáp khái niệm, quy định, điều kiện để được phép xây dựng kho bảo thuế là gì,…từ đó có thể phân biệt dễ dàng với các kho bãi khác.
Kho bảo thuế là gì? Thủ tục hải quan đưa hàng vào kho bảo thuế thế nào?
Định nghĩa về kho bảo thuế
Kho bảo thuế là gì? Theo khoản 9 Điều 4 Luật Hải quan 2014 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
9. Kho bảo thuế là kho dùng để chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chủ kho bảo thuế.
Thực tế, kho bảo thuế là nhà kho được xây dựng bởi các doanh nghiệp xuất khẩu/sản xuất xuất khẩu quy mô lớn, có chức năng lưu trữ nguyên vật liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp xuất khẩu này chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các mặt hàng được lưu trữ trong kho bảo thuế đa dạng và không giới hạn chủng loại, mẫu mã, tùy loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Tức là hàng hóa lưu trữ trong kho KHÔNG GIỚI HẠN, được phép lưu hành, kinh doanh, không bị cấm.
Thủ tục đưa hàng vào kho bảo thuế
Để đưa hàng vào kho bảo thuế, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan theo trình tự:
1. Chuẩn bị bộ chứng từ hàng hóa;
2. Khai báo và nộp tờ khai hải quan;
3. Lấy kết quả phân luồng;
4. Quy trình nhập hàng vào kho thông thường có thêm bước nộp thuế tại đây;
5. Thông quan hàng hóa.
* Lưu ý tờ khai hải quan phải có đủ thông tin hàng hóa gồm: tên, chủng loại, số lượng, đặc điểm,…Những thông tin này phải được cập nhật đúng quy định.
Điều kiện để xây dựng kho bảo thuế là gì?
Ratraco Solutions – Đơn vị vận chuyển container đường sắt chuyên nghiệp, uy tín của chúng tôi đã giải đáp kho bảo thuế là gì. Tiếp theo đây sẽ là điều kiện CẦN và ĐỦ để thành lập loại kho này.
Để thành lập kho bảo thuế, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện:
- Doanh nghiệp được thành lập đúng theo luật định;
- Doanh nghiệp không thuộc diện phải cưỡng chế;
- Doanh nghiệp phải có hệ thống sổ sách chứng từ đầy đủ có thể theo dõi việc xuất nhập kho, xuất nhập khẩu đúng theo quy định pháp luật;
- Vị trí xây dựng kho phải nằm trong khu vực nhà máy của doanh nghiệp – nơi Cơ quan hải quan có thể giám sát, quản lý;
- Doanh nghiệp có trách nhiệm cùng hải quan theo dõi chặt chẽ số lượng hàng nhập kho, thực hiện đúng quy định.
Mọi quyết định liên quan đến thành lập, gia hạn thời gian hoạt động, tạm dừng hay chấm dựng hoạt động kho bảo thuế thuộc về Tổng cục trưởng cục Hải Quan.
>>Xem thêm: Shipping Marks là gì?
Những quy định liên quan đến kho bảo thuế
Những quy định liên quan đến kho bảo thuế là gì? Các doanh nghiệp cần tuân thủ một số quy định quan trọng khi sử dụng kho bảo thuế, gồm:
- Hàng trong kho bảo thuế chỉ dành cho hoạt động sản xuất xuất khẩu, không được bán trên thị trường nội địa, trừ khi Cơ quan Nhà nước cho phép và phải tuân thủ nộp thuế nhập khẩu theo quy định pháp luật;
- Định kỳ 3 tháng/lần, chủ kho phải gửi văn bản thông báo cho Cục Hải Quan quản lý kho, báo cáo tinh hình kho bảo thuế do mình quản lý;
- Khi muốn sử dụng hàng từ kho bảo thuế cho sản xuất, doanh nghiệp cần thông báo cho cơ quan hải quan để được giám sát;
- Hàng hóa lưu trữ trong kho bảo thuế chỉ được phép lưu trữ tối đa 12 tháng (có thể xin gia hạn thời gian lưu kho để phục vụ sản xuất/xuất khẩu, tùy quá trình sản xuất);
- Doanh nghiệp có kho bảo thuế có trách nhiệm thực hiện chế độ kế toán, thống kê, đồng thời trang bị đủ cơ sở thiết bị phương tiện điện tử và kết nối mạng với cơ quan Hải quan để phục vụ việc giám sát khi xuất nhập hàng trong kho.
Kho ngoại quan và kho bảo thuế khác nhau thế nào?
Sự khác nhau giữa kho ngoại quan với kho bảo thuế là gì? Dưới đây là bảng so sánh dựa trên các tiêu chí cơ bản giữa kho bảo thuế và kho ngoạn quan:
TIÊU CHÍ | KHO BẢO THUẾ | KHO NGOẠI QUAN |
Thời hạn thuê kho |
Không quá 12 tháng (tính từ ngày đưa nguyên liệu vật tư vào kho). |
Không quá 12 tháng (tính từ ngày đưa hàng vào kho). |
Loại hàng hóa lưu trữ |
|
|
Các hoạt động, dịch vụ được thực hiện trong kho |
|
|
Kho bảo thuế là gì cùng những điều kiện, quy định liên quan tới loại kho này là kiến thức hữu ích mà Ratraco Solutions muốn chia sẻ đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Từ đó, đơn vị sản xuất – kinh doanh của bạn cũng sẽ chọn được loại kho phù hợp với nhu cầu lưu trữ hàng hóa của đơn vị mình.