Để cung cấp thông tin thêm cho bạn đọc, Ratraco Solutions sẽ cập nhật nhanh những kiến thức liên quan nhằm làm rõ khái niệm LTL là gì, FTL là gì, ưu nhược điểm, sự giống và khác nhau giữa 2 phương thức. Qua đó, các chủ hàng/Nhà vận chuyển sẽ biết nên chọn FTL hay LTL để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất trong vận chuyển.
Khái niệm về LTL và FTL
LTL là gì?
LTL là vận chuyển chưa đầy xe tải. LTL được sử dụng khi Doanh nghiệp không có đủ sản phẩm lấp đầy toàn bộ xe tải để vận chuyển. Đây là nơi các lô hàng từ nhiều khách hàng được kết hợp với nhau. Trong trường hợp đó, bạn chỉ cần trả tiền cho không gian sử dụng trên xe tải. LTL là lựa chọn tốt nhất khi bạn vận chuyển lô hàng có khối lượng ít hơn 5000kg.
Không giống như FTL, xe tải vận chuyển sản phẩm trực tiếp từ điểm này đến điểm khác, vận chuyển LTL mất nhiều thời gian hơn vì các sản phẩm không được vận chuyển thẳng đến đích cuối cùng; mà phải dừng tại các điểm trung gian trên đường để lấy hàng và trả hàng.
Lợi ích khi sử dụng LTL là bạn sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí vận chuyển; có thể chia sẻ chi phí vận chuyển bằng xe tải với các chủ hàng khác. Tuy nhiên, LTL không được ưu tiên sử dụng nếu lô hàng đó mang tính cấp bách về thời gian vì xe tải phải dừng lại ở nhiều điểm dừng để lấy và trả hàng nên sẽ tốn khá nhiều thời gian.
FTL là gì?
FTL là vận chuyển đầy tải xe tải. Bạn có thể hiểu đơn giản FTL là dành toàn bộ một chiếc xe tải để vận chuyển hàng hóa. Đây là một sự lựa chọn cực kì hợp lí cho những ai muốn vận chuyển lô hàng của mình với số lượng lớn.
Phương thức vận chuyển này được sử dụng để vận chuyển những sản phẩm nặng có trọng lượng trên 5.000 kg. Các chủ hàng thường lựa chọn FTL khi họ có đủ hàng chất đầy trong xe tải; hoặc đơn giản chỉ là dù không có đủ hàng nhưng họ muốn lô hàng của mình được vận chuyển riêng biệt với các lô khác.
Chi phí ban đầu của việc vận chuyển FTL là cao; và nó cũng đắt hơn so với LTL. Tuy nhiên, đây là phương pháp hiệu quả nhất khi bạn có lô hàng lớn. Đây cũng là một lựa chọn tối ưu so với việc chia nhỏ vận chuyển thành các chuyến hàng LTL nhỏ hơn. Thêm vào đó; với FTL thì hàng hóa được xếp lên và hạ xuống ở hai đầu nên không cần phải xử lí hàng hóa trên đường đi; giảm thiểu thời gian xếp dỡ hàng hóa trung gian.
Tìm hiểu sự khác nhau chi tiết giữa LTL và FTL
Vận tải là một lĩnh vực bao gồm việc vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nhau. Theo thời gian, trong số tất cả các lần chuyển giao, người ta đã quyết định phân loại chúng để cải thiện toàn bộ quy trình hậu cần. Sự phân chia cổ điển bao gồm tải FTL và LTL. Tải đầy xe tải không gì khác hơn là tải đầy xe tải lấp đầy toàn bộ không gian hàng hóa, trong khi LTL là tải trọng ít xe tải hơn cho phép vận chuyển hàng hóa theo nhóm. Mỗi giải pháp này đều có điểm mạnh và điểm yếu – đặc điểm kỹ thuật riêng.
Thế nên, sau khi hiểu được định nghĩa LTL là gì, FTL là gì thì bạn cũng cần phải biết thêm về sự khác nhau cơ bản giữa Less than truckload (LTL) và Full truck load (FTL). Mặc dù đây là 2 hình thức vận chuyển có tính chất, đặc điểm khác nhau nhưng giữa chúng vẫn có một số điểm giống và khác nhau nhất định. Cụ thể như sau:
Điểm giống nhau
- Cả hai hình thức đều sử dụng xe tải làm phương tiện vận chuyển;
- Cả hai hình thức đều thực hiện hoạt động vận chuyển qua đường bộ;
- Cả hai hình thức đều yêu cầu lái xe có bằng lái đúng quy định.
Điểm khác nhau
Tiêu chí | Less than truckload | Full truck load |
---|---|---|
Quy trình vận chuyển |
|
|
Cước phí vận chuyển | Cao hơn | Thấp hơn |
Độ an toàn của hàng hóa | Hàng hóa được đảm bảo an toàn khá tốt, ít gặp sự cố. | Độ an toàn của hàng hóa khó được đảm bảo vì hàng hóa có thể phải xếp dỡ nhiều lần. |
Loại hàng vận chuyển | Phù hợp vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn, hàng cồng kềnh, dễ hư hỏng. | Phù hợp vận chuyển hàng có khối lượng nhỏ. |
Thời gian vận chuyển | Nhanh hơn | Chậm hơn |
Tính thuận tiện | Hàng hóa không phải dừng lại tại điểm trung gian nên hoạt động vận chuyển khá thuận tiện. | Hàng hóa dừng lại tại nhiều điểm trung gian nên thường không thuận tiện. |
Khi nào nên vận chuyển theo hình thức LTL hay FTL?
LTL (Less than truckload) mặc dù là hình thức vận chuyển khá quen với nhiều người. Thế nhưng phần lớn khách hàng khi tìm hiểu đều băn khoăn không biết khi nào họ nên sử dụng hình thức vận chuyển này? Thực tế, bạn có thể lựa chọn hình thức vận chuyển không đầy một xe tải để giao nhận hàng hóa trong những trường hợp sau:
- Cần tiết kiệm chi phí vận chuyển: Với những người muốn tiết kiệm chi phí khi vận chuyển, LTL là hình thức tối ưu nhất mà bạn có thể tìm đến. Bởi vì chi phí vận chuyển sẽ được chia ra cho tất cả chủ hàng có hàng cùng vận chuyển trên chuyến xe đó. Vì vậy mà khoản phí thực tế phải trả sẽ thấp hơn khá nhiều;
- Lượng hàng gửi đi nhỏ, không đầy một xe tải: Trong trường hợp bạn cần vận chuyển hàng hóa, nhưng lượng hàng gửi đi không đủ để lấp đầy xe tải thì Less than truckload là hình thức phù hợp nhất mà bạn nên lựa chọn. Bởi, hình thức này cho phép bạn gửi vận chuyển hàng hóa có khối lượng nhỏ mà vẫn đảm bảo thuận tiện và an toàn;
- Đơn hàng gửi đi không có yêu cầu gấp về mặt thời gian: Với những đơn hàng gửi vận chuyển nhưng không có yêu cầu gấp về mặt thời gian thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn hình thức Less than truckload.
Khi nào nên lựa chọn vận chuyển theo hình thức FTL? Trên thực tế, bạn nên lựa chọn hình thức vận chuyển này trong những trường hợp sau:
Cần vận chuyển nhiều hàng hóa cùng lúc
Với khả năng chuyên chở được khối lượng, trọng lượng lớn hàng hóa, giao hàng nguyên xe tải dễ giao nhận nhiều hàng cùng lúc. Theo đó, nếu bạn cần chuyển đi nhiều loại hàng trên cùng một chuyến xe vận chuyển thì Full Truck Load là sự lựa chọn tối ưu nhất cho bạn;
Hàng hóa gửi đi có trọng lượng, khối lượng lớn
Trong trường hợp hàng hóa gửi đi có khối lượng, trọng lượng lớn hoặc thuộc nhóm hàng cồng kềnh thì vận chuyển nguyên xe tải sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất cho bạn. Bởi, hình thức này cho phép chuyên chở nhiều hàng hóa cùng lúc. Đặc biệt, với loại hàng cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích thì (Full Truck Load) cũng có thể đáp ứng được yêu cầu gửi hàng của bạn;
Hàng hóa gửi đi có tính chất dễ hư hỏng
Với loại hàng dễ hư hỏng, khi vận chuyển bạn cần hạn chế tối đa hoạt động xếp dỡ tại các điểm trung gian. Bởi, hàng hóa bị xếp dỡ quá nhiều lần thường dễ gặp phải rủi ro hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Do đó, để hạn chế việc lô hàng phải dỡ xuống, xếp lên nhiều lần thì bạn nên vận chuyển hàng hóa bằng hình thức giao hàng nguyên xe tải;
Đơn hàng vận chuyển có yêu cầu gấp và chính xác về thời gian vận chuyển
Trong trường hợp, đơn hàng cần gửi đi gấp hoặc cần giao đến địa chỉ nhận trong thời gian chính xác thì FTL là hình thức tối ưu nhất mà bạn nên lựa chọn. Bởi, giao hàng nguyên xe tải luôn ưu tiên xử lý đơn hàng nhanh chóng, đảm bảo đơn hàng được giao đến cùng lúc trong thời gian chính xác theo yêu cầu của khách hàng.
* Kết luận: Việc biết được khi nào sử dụng LTL hay FTL sẽ giúp cho các Doanh nghiệp gia tăng năng suất, giảm chi phí hàng hóa, chi phí vận chuyển. Cũng nhờ vào sự hiện đại của TMS hiện nay mà việc lựa chọn giữa LTL hay FTL càng trở nên dễ dàng hơn trước.
Xem thêm: Laytime là gì?
Nên chọn FTL hay LTL?
Vận chuyển hàng hóa bằng FTL yêu cầu ít nhiên liệu hơn nhờ hành trình vận chuyển liên tục tới điểm đến. Với LTL, mỗi xe tải vận chuyển có thể dừng hơn 100 trạm mỗi ngày; việc dừng rồi lại di chuyển liên tục vẫn sử dụng nhiều nhiên liệu hơn bình thường. Do đó, FTL là phương thức vận tải ổn định; là lựa chọn an toàn cho các Công ty quan tâm đến việc hạn chế lượng carbon. Theo đó; hao phí nhiên liệu cho việc vận chuyển FTL sẽ thấp hơn so với LTL.
Khi bạn băn khoăn không biết nên sử dụng FTL hay LTL thì trước tiên là bạn cần phải xem xét lại đặc điểm lô hàng của mình. Kích cỡ và trọng lượng lô hàng như thế nào? Mức độ cẩn thận trong quá trình vận chuyển ra sao? Hàng hóa có cần phải giao gấp hay không? Có mang tính cấp bách về thời gian vận chuyển hay không? Ngân sách, kinh phí để vận tải lô hàng này là bao nhiêu? Cụ thể:
- FTL: Lô hàng có trọng lượng lớn; chi phí vận tải cao hơn; yêu cầu nhanh chóng về thời gian vận chuyển.
- LTL: Lô hàng có trọng lượng nhỏ; chhi phí vận tải thấp hơn, không yêu cầu cấp bách về thời gian vận tải.
Trên đây là những chia sẻ đầy đủ chi tiết nhất về khái niệm LTL là gì, FTL là gì, khi nào nên chọn vận chuyển hàng hóa theo hình thức Less than truckload (LTL) và khi nào nên chọn hình thức Full Truckload (FTL), nên chọn FTL hay LTL là phù hợp hơn cả. Hi vọng thông tin hữu ích này sẽ hỗ trợ hiệu quả cho các cá nhân, chủ hàng trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác bằng đường bộ…Nếu Doanh nghiệp bạn có nhu cầu tìm thuê, sử dụng Dịch vụ vận tải hàng hóa nguyên container đi Bắc Nam, liên hệ Hotline Ratraco Solutions để được tư vấn giải pháp vận chuyển an toàn, tiết kiệm và hiệu quả nhất.
Thông tin liên hệ Ratraco Solutions
Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ: 21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM
Hotline: 0965 131 131
Email: toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131
Trụ sở TPHCM:
- Địa chỉ: 21bis Hậu Giang, P.4, Q.Tân Bình, TPHCM
- Điện thoại : 0909 876 247 - 0901 411 247
Bình Dương:
- Địa chỉ: Ga Sóng Thần
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0909 876 247
Đồng Nai:
- Địa chỉ: Ga Trảng Bom
- Điện thoại : 0938 790 247 - 0909 876 247
Bình Định:
- Địa chỉ: Ga Diêu Trì
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0938 790 247
Đà Nẵng:
- Địa chỉ: Ga Đà Nẵng
- Điện thoại : 0909 199 247 - 0906 354 247
Nghệ An:
- Địa chỉ: Ga Vinh, Nghệ An
- Điện thoại : 0901 100 247 - 0902 486 247
Hà Nội:
- Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247
Trung Quốc:
- Địa chỉ: Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
- Điện thoại : 0909 949 247