Laytime là gì? Tìm hiểu những quy định liên quan tới Laytime

Laytime là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong hợp đồng thuê tàu chuyến. Tuy khá phổ biến là thế nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về cụm từ này. Laytime hay còn gọi là thời gian làm hàng, là một vấn đề quan trọng được thỏa thuận trong hợp đồng thuê tàu chuyến. Vậy thực chất Laytime là gì? Cách tính chi phí xếp dỡ ra sao?

Ratraco Solutions chúng tôi sẽ tổng hợp những kiến thức, thông tin chi tiết về Laytime, quy định liên quan, chi phí xếp dỡ,…kèm dẫn chứng cụ thể về tình huống thời gian làm hàng để chủ tàu, người vận chuyển, người thuê vận chuyển dễ dàng hình dung về Laytime trong xuất, nhập khẩu hàng hóa nói chung.

Khái niệm Laytime là gì?

Laytime là gì? Laytime hay Laydays là thời gian làm hàng. Thời gian làm hàng ở đây thực chất là thời gian xếp dỡ hàng hóa lên xuống tàu được hai bên thuê tàu và bên cho thuê tàu thỏa thuận khi ký kết hợp đồng thuê tàu. Theo đó, tùy thuộc vào tình hình thực tế, nhu cầu xếp dỡ lô hàng mà các bên sẽ thống nhất và quy định thời gian làm hàng cụ thể trong hợp đồng. Cụ thể, thời gian đó sẽ được sử dụng cho hoạt động xếp dỡ hàng hóa tại cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng cho lô hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

Laytime là gì? Tìm hiểu những quy định liên quan tới Laytime
Laytime có nghĩa là thời gian làm hàng và được sử dụng cho hoạt động xếp dỡ hàng hóa tại các cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng trong XNK.

Khi thống nhất về thời gian làm hàng của lô hàng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nếu người thuê tàu tiến hành hoạt động xếp dỡ hàng hóa nhanh hơn so với thời gian quy định trong hợp đồng thì họ có thể được chủ tàu thưởng cho một khoản tiền. Và khoản tiền được thưởng được gọi là Despatch Money hay tiền thưởng xếp dỡ nhanh;
  • Nếu người thuê tàu tiến hành xếp dỡ hàng hóa chậm hơn so với thời gian làm hàng quy định trong hợp đồng thì họ sẽ bị chủ tàu phạt một khoản tiền. Khoản tiền phạt đó gọi là Demurrage hay tiền phạt xếp dỡ chậm;
  • Khi ký kết hợp đồng thuê tàu, bạn cần chú ý, thời gian làm hàng phải được quy định rõ ràng số ngày, số giờ dành cho việc xếp dỡ hàng hóa trong hợp đồng thuê tàu. Đồng thời, phải ghi chú rõ những mốc thời gian nào được tính vào thời gian làm hàng và mốc thời gian nào không được tính. Trong trường hợp đã sẵn sàng làm hàng nhưng tàu chưa vào cảng, chưa làm xong thủ tục hải quan hay vệ sinh,…thì phải quy định rõ thời gian đó có tính vào thời gian làm hàng hay không.

Tìm hiểu những quy định liên quan tới Laytime

Sau khi hiểu được định nghĩa Laytime là gì thì bạn cũng cần phải biết những quy định liên quan của thời gian làm hàng này. Cụ thể như sau:

Xem thêm  Phí local charges là gì? Tìm hiểu chi tiết và chính xác về Local charges

Quy định về thời gian làm hàng chi tiết như thế nào?

Laytime là khoảng thời gian phải được quy định chi tiết, rõ ràng trong hợp đồng thuê tàu. Theo đó, hai bên cần thỏa thuận chính xác số ngày, số giờ dành cho việc xếp dỡ. Đồng thời phải quy định mốc thời gian nào tính và không tính vào thời gian làm hàng.

Cụ thể, có 3 cách quy định về thời gian làm hàng như sau:

  • Cách 1: Quy định số ngày làm hàng chính xác: Theo đó, hai bên cần đưa ra con số chính xác về số ngày dành cho việc xếp hàng, dỡ hàng hoặc cho cả hoạt động xếp dỡ hàng hóa. Ngày trong thời gian làm hàng có nhiều loại khác nhau nên hai bên cần quy định rõ loại ngày để tránh sự nhầm lẫn;
  • Cách 2: Quy định thời gian làm hàng theo mức xếp dỡ hàng hóa. Với những hàng hóa là hàng rời, hàng khối lượng nặng như than, phân bón, xi măng, quặng,…thông thường, mọi người thường quy định thời gian làm hàng theo mức xếp dỡ. Tức là tùy năng xuất xếp dỡ của cảng mà quy định số ngày xếp dỡ cụ thể;
  • Cách 3: Quy định thời gian xếp dỡ theo tập quán (CQD): Trong một số hợp đồng thuê tàu thường không quy định thời gian làm hàng theo số ngày cụ thể hoặc mức xếp dỡ mà quy định hàng hóa được xếp dỡ theo tập quán của cảng.

Quy định thưởng phạt thời gian xếp dỡ hàng hóa

Khi các bên thỏa thuận, ký kết hợp đồng thuê tàu đều quy định rõ về mức thưởng xếp dỡ nhanh và phạt khi xếp dỡ chậm. Theo đó, nếu người thuê tàu làm hàng nhanh hơn thời gian laytime quy định thì họ sẽ được chủ tàu thưởng. Ngược lại, nếu người thuê tàu làm hàng chậm hơn thời gian quy định thì họ sẽ bị chủ tàu phạt.

Nguyên tắc của phạt xếp dỡ chậm là “Một khi bắt đầu thời gian bị phạt bốc/dỡ chậm, thời gian bốc/dỡ chậm trễ sẽ được tính liên tục” (One on Demurrage, Always on Demurrage). Tức là khi người thuê tàu đã chậm trễ thời gian xếp, dỡ hàng so với quy định trong hợp đồng thì họ sẽ không còn được áp dụng điều kiện “chủ nhật, ngày lễ và ngày thời tiết xấu không được tính vào thời gian làm hàng”. Theo đó, thời gian bốc dỡ chậm sẽ được tính từ ngày bắt đầu hết hạn cho đến ngày bốc dỡ xong, kể cả có ngày chủ nhật, ngày lễ hay ngày thời tiết xuất thì họ vẫn bị tính.

Thường thì mức phạt xếp dỡ chậm sẽ cao gấp đôi so với mức tiền thưởng xếp dỡ nhanh. Cụ thể, việc thưởng phạt cho thời gian làm hàng được quy định theo 2 cách:

  • Thưởng cho tất cả thời gian mà người thuê tàu tiết kiệm được (For all time saved). Tức là thời gian thưởng tính cho cả ngày lễ và chủ nhật.
  • Chỉ thưởng cho thời gian làm việc tiết kiệm được của người thuê (For all working time saved). Tức là ngày lễ và Chủ nhật sẽ không được tính thưởng.
Laytime là gì? Tìm hiểu những quy định liên quan tới Laytime
Có các quy định về thưởng phạt thời gian xếp dỡ hàng hóa mà người thuê tàu làm hàng cần nắm rõ và việc thanh toán phải có sự thống nhất để hạn chế tranh chấp.

Việc thanh toán tiền thưởng phạt khi xếp dỡ sẽ được quy định cụ thể trong hợp đồng để tránh xảy ra tranh chấp giữa các bên. Căn cứ vào quy định, người có trách nhiệm sẽ tiến hành thanh toán cho đúng người, đúng thời gian và đúng địa điểm.

Xem thêm  C/O Form B là gì? Những thông tin cần biết về C/O Form B

Xem thêm: Lift on – Lift off là gì?

Chi phí xếp dỡ được tính như thế nào?

Thông thường, chi phí xếp dỡ tàu sẽ được hai bên thỏa thuận chi tiết trong hợp đồng vận chuyển. Theo đó, họ thường lựa chọn 1 trong 2 cách sau:

Miễn chi phí bốc hàng

Phí bốc hàng là khoản tiền cước mà người thuê tàu phải trả cho chi phí bốc hàng lên tàu, nhưng không phải trả cho chi phí dỡ hàng khỏi tàu. Theo đó, nếu điều kiện mua bán thuộc nhóm C là CFR hoặc CIF thì người thuê tàu sẽ lựa chọn cách tính phí xếp dỡ này. Cụ thể, người bán sẽ là người thuê tàu chở hàng đi và trả chi phí xếp hàng còn người mua trả chi phí dỡ hàng.

Miễn chi phí bốc, dỡ hàng

Chi phí bốc, dỡ hàng là khoản tiền cước mà người thuê tàu phải trả đã bao gồm tiền phí xếp hàng lên tàu và tiền phí dỡ hàng khỏi tàu. Theo đó, khi sử dụng điều kiện mua bán EXW thì người mua sẽ là người thuê tàu chở hàng và trả cả chi phí bốc, dỡ hàng. Ngược lại, nếu sử dụng điều kiện bán hàng là nhóm D thì người bán sẽ là người thuê tàu chở hàng và trả cả chi phí bốc, dỡ hàng.

Laytime là gì? Tìm hiểu những quy định liên quan tới Laytime
Chi phí Laytime hiện được thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung.

Ví dụ về tình huống xác định thời gian làm hàng (Laytime)

Tình huống giả định như sau: “Tàu đến cảng lúc 14 giờ 15 phút, ngày 18/4/2022 và đưa “Thông báo sẵn sàng” (TBSS) lúc 15 giờ 30 phút cùng ngày. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến (Voyage Charter Party) quy định thời điểm tàu đến cảng (laycan) trong khoảng 21 – 28/4/2022, thời hạn làm hàng bắt đầu tính từ 13 giờ nếu Thông báo sẵn sàng đưa trước buổi trưa, và tính từ 8 giờ sáng ngày làm việc hôm sau nếu Thông báo sẵn sàng đưa sau 12 giờ trưa, trong giờ làm việc. Chủ tàu/người vận chuyển cho rằng thời gian làm hàng bắt đầu tính từ 0 giờ ngày 21/4/2022 nhưng người thuê vận chuyển cho ràng phải tính từ 13 giờ ngày 21/4/2022.Vậy, giữa chủ tàu và người thuê vận chuyển, hãy xác định và cho biết ai đúng trong trường hợp này?”.

Trên thực tế, không ít người thuê vận chuyển có sự nhầm lẫn giữa việc đưa Thông báo sẵn sàng và thời điểm bắt đầu tính thời hạn làm hàng. Vì vậy, họ hoặc là không nhận Thông báo sẵn sàng trước thời điểm tàu đến cảng (laydays cancelling – thường viết tắt là laycan) hoặc là có nhận nhưng coi như việc đưa Thông báo sẵn sàng vào ngày đầu tiên của laycan. Trong sự việc này, laycan là 21 – 28/4/2022 và nguòi thuê cho ràng Thông báo sẵn sàng không được đưa trưóc ngày 21/4 hoặc nếu họ nhận trước ngày 21/4 thì coi như Thông báo sẵn sàng được đưa vào sáng ngày 21/4.

Việc đưa một Thông báo sẵn sàng hợp lệ (valid NOR) là để bắt đầu tính thời hạn làm hàng. Mặc dù trên thực tế, tàu đã sán trước ngày đầu tiên của laycan nhưng không phải là thời hạn làm hàng được bát đầu tính trước ngày đầu tiên đó và cũng không phải là người thuê vận chuyển không được hưởng thời gian thông báo (notice time).

Xem thêm  Top 8 phương pháp quản lý hàng tồn kho hiệu quả nhất

NOR đưa trước ngày đầu tiên của laycan sẽ làm cho thời gian thông báo (notice time) bắt đầu tính (trigger running of the agreed notice time). Như vậy, thời gian thông báo cũng bắt đầu tính trong giai đoạn trước ngày đầu tiên của layday. Thời gian thông báo cứ tiếp tục “trôi” cho đến khỉ hết thời hạn như đã thỏa thuận. Trong vụ việc này, điều đó có nghĩa là NOR đưa ngày 18/4 đã làm cho thời gian thông báo bắt đầu “chạy” và đã hết vào lúc 8 giờ sáng ngày 19/4/2022.

Thời hạn làm hàng có được bắt đầu tính trước một thời điểm đà định nào đó hay không phụ thuộc vào qui định của hợp đồng. Theo những dữ liệu ở phần câu hỏi, không có thỏa thuận nào về việc không được bắt đầu tính thời hạn làm hàng trước thời điểm 8 giờ hay 13 giờ ngày 21/4. Hơn nữa, người thuê vận chuyển đã “được hưởng” đầy đủ thời gian thông báo mà họ có quyền được hưởng, và đơn giản là thời gian thông báo này đã “dùng hết” trước ngày đầu tiên của laycan.

Trên thực tế, người thuê vận chuyển đã có thòi gian thông báo “nhiều hơn cả sự mong đợi”. Vì vậy, không có lý do gì để người thuê vận chuyển được hưởng thêm thời gian đó vào ngày đầu tiên của laycan. Kết quả là, vì hợp đông không có thỏa thuận về việc thời hạn làm hàng không được bắt đầu trước 8 giờ hay trước 13 giờ vào ngày đầu tiên của laycan nên thời hạn làm hàng bắt đầu tính vào thời điểm chuyển giao giữa ngày 20 và 21/4/2022, tức là 0 giò hay 0 giờ 1 phút ngày 21/4/2022.

Nếu không muốn Thông báo sẵn sàng đưa trước laycan, hợp đồng vận chuyển theo chuyến không nhất thiết phải ghi là NOR không được đưa trước ngày này mà chỉ cần nêu NOR được đưa trong Laycan là đủ để có thể tránh tranh chấp về việc nêu trên.

Trên đây là những nội dung chia sẻ chi tiết đầy đủ nhất về Laytime, các chủ hàng, người thuê tàu,…đang có nhu cầu muốn tìm hiểu, nắm rõ hơn về khái niệm Laytime là gì thì có thể tham khảo và chủ động hơn trong một số trường hợp cần xác định chính xác về thời gian làm hàng. Với những hợp đồng thuê tàu chuyến thì chắc chắn sẽ không thể thiếu Laytime (Laydays), bởi thế cho nên việc hiểu rõ tất tần tật định nghĩa, các quy định về nó là thực sự cần thiết.

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến phí nâng dỡ container, vận đơn, phí phát sinh, những điều khoản giữa người thuê tàu với bên vận chuyển,…trong xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, hãy tiếp tục cập nhật những tin bài tiếp theo tại RatracoSolutions Logistics.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ