Lift on – Lift off là gì? Tìm hiểu chi tiết các loại phí này

Trong hoạt động xuất nhập khẩu có rất nhiều chi phí liên quan đến Dịch vụ logistics đi kèm và tiêu biểu trong đó phải kể đến là 2 loại phí THC và Lift on – Lift off. Vậy cụ thể nó được hiểu thế nào và sự khác nhau căn bản giữa chúng là gì, Lift on Lift off là gì? Mức thu phí Lift on – Lift off áp dụng mới nhất chính xác là bao nhiêu?,…Ratraco Solutions sẽ chia sẻ, giải đáp cho bạn đọc mọi thắc mắc nêu trên để có sự chủ động hơn trong một số trường hợp cụ thể khi cần đến sự hỗ trợ nâng – hạ container tại cảng biển với số lượng hàng hóa lớn.

Lift on – Lift off là gì?

Lift on – Lift off (Lo-Lo) hay còn được gọi với tên khác là phí nâng hạ container. Đây là một loại phí khá phổ biến trong hàng nguyên container (FCL) được thu tại cảng. Thông thường, phí Lo-Lo sẽ do cảng thu từ Shipper (chủ hàng) trong quá trình làm thủ tục hải quan. Theo đó, khi tiến hành làm thủ tục xuất khẩu hoặc nhập khẩu cho lô hàng, chủ hàng sẽ đóng trực tiếp phí nâng hạ container cho cảng hoặc có thể nộp thông qua Forwarder của mình.

Lift on – Lift off là gì? Tìm hiểu chi tiết các loại phí này
Các loại phí Lift on – Lift off chính là phí nâng hạ container, khá phổ biến khi vận chuyển hàng nguyên và sẽ được thu ngay tại cảng biển.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về loại phí này, bạn có thể theo dõi qua ví dụ dưới đây:

*** Ví dụ: Công ty của bạn cần nâng container từ cảng lên xe kéo hoặc hạ container từ xe kéo xuống cảng trong quá trình xuất nhập khẩu thì bắt buộc phải cần đến các loại xe cẩu chuyên dụng. Trong khi đó, bạn không thể tự ý đưa xe nâng hạ container vào cảng mà bắt buộc phải sử dụng các loại xe sẵn có tại cảng. Và để sử dụng được phương tiện đó, bạn cần chi trả một khoản phí nhất định để thuê xe cẩu và người điều khiển xe để nâng hạ container. Khoản phí bỏ ra để thuê hoặc sử dụng dịch vụ nâng hạ container chính là phí Lift on – Lift off (Lo-Lo).

Thông thường, để nhận biết được phí nâng hạ container khi vận chuyển, bạn có thể chú ý đến ký hiệu LOLO, LO-LO hay LO LO fee (Charge) trong báo giá chi tiết. Nếu nhận thấy có ký hiệu này thì mục đó chính là khoản phí nâng hạ container mà bạn phải chi trả theo quy định.

Tìm hiểu chi tiết về các loại phí Lift on – Lift off phổ biến hiện nay

Mức thu phí Lift on – Lift off (Lo-Lo) bao nhiêu?

Bên cạnh câu hỏi Lift on – Lift off là gì thì nhiều người còn băn khoăn không biết mức thu của loại phí này là bao nhiêu? Liệu có cao không? Trên thực tế, cảng đã quy định chi tiết và cụ thể về mức phí nâng hạ container đối với từng trường hợp cụ thể. Căn cứ vào đó, bạn có thể xác định được khoản phí thực tế phải chi trả là bao nhiêu.

Theo đó, tùy thuộc vào chính sách, quy định của từng cảng cũng như loại container vận chuyển hàng hóa của bạn mà mức phí Lo-Lo sẽ có sự khác nhau giữa từng lô hàng. Tuy nhiên, có thể đưa ra mức phí cho hai loại container chở hàng phổ biến như sau:

  • Đối với container 20 feet: Phí nâng hạ container sẽ được thu trong khoảng 1.100.000VNĐ/Container.
  • Đối với container 40 feet: Phí nâng hạ container sẽ được thu trong khoảng 1.350.000VNĐ/Container.

Vì vậy, để biết chính xác mức phí Lift on – Lift off (Lo-Lo) mà bạn phải chi trả khi xuất nhập khẩu hàng hóa là bao nhiêu, bạn nên tìm hiểu kỹ quy định tại cảng bốc xếp hàng mà mình lựa chọn.

Phí nâng hạ container (Lo-Lo) khác gì với phí THC?

Phí THC (Terminal Handling Charges) hay còn được hiểu là phí xếp dỡ tại cảng. Cụ thể, khi người xuất khẩu cần xuất một lô hàng từ nhà máy thì họ cần phải chuyển hàng ra cảng, khi đó hàng sẽ được đóng vào container và chuyển ra cảng, cẩu tại cầu tàu sẽ nâng container hàng từ cảng lên tàu. Và ngược lại đối với hàng nhập khẩu, khi tàu cập cảng, cẩu tại cầu cảng sẽ hạ container từ tàu xuống cảng. Như vậy, bản chất THC là phí nâng hạ hoặc được hiểu là xếp dỡ container từ cảng lên tàu và từ tàu xuống cảng. Nghiệp vụ này được thực hiện bởi cảng và thông qua hãng tàu để thu phí chủ hàng.

Với nhiều người, nhất là những người ít khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, họ thường hay đánh đồng và nhầm lẫn giữa phí Lo-Lo với phí THC. Thậm chí, một số người còn cho rằng đây là cùng một loại phí. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy. Phí nâng hạ container và phí THC là hai loại phí hoàn toàn khác nhau. Theo đó, có thể phân biệt hai loại phí này như sau:

Tiêu chí Phí Lo-Lo Phí THC
Khái niệm Lift on Lift off là gì? Phí Lo-Lo là phí nâng hạ container được cảng thu từ shipper khi làm thủ tục hải quan.

Khoản phí này được hiểu như phí nâng container tại cảng lên xe kéo container hoặc phí hạ container trên xe kéo xuống cảng.

Phí THC (Terminal Handling Charge) là phụ phí xếp dỡ tại cảng được thu trên mỗi container khi xuất nhập khẩu.

Khoản phí này được hiểu như phí nâng container từ cảng lên tàu hoặc phí hạ container trên tàu xuống cảng.

Mục đích thu Phí Lo-Lo được cảng thu khi shipper sử dụng dịch vụ thuê cần cẩu nâng hạ container tại cảng trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Phí THC được thu với mục đích bù đắp cho các hoạt động làm hàng tại cảng như xếp dỡ hàng, vận chuyển container vào bãi, quản lý cảng, phí bến bãi,…
Bên thu phí Cảng trực tiếp thu từ Shipper. Hãng tàu thu từ Shipper tại cả cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng.
Mối quan hệ với Local Charges Đây là khoản phí được cảng thu hoàn toàn nên không tính vào Local Charges. Đây là khoản phí do hãng tàu thu nên được tính vào Local Charges.
Lift on – Lift off là gì? Tìm hiểu chi tiết các loại phí này
Phí Lift on Lift off khác biệt rõ rệt với phí THC và chủ hàng cần biết mục đích thu, bên thu phí, xác định chính xác mối quan hệ với Local Charges,…tránh những nhầm lẫn không đáng có.

Xem thêm: House Bill là gì?

Thông tin thêm: Việc thu phí THC trong hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam diễn ra thế nào?

Bắt đầu từ giữa năm 2007, các hãng tàu đã bắt đầu thực hiện việc thu phí THC, trong các hoạt động xuất nhập khẩu. Việc thu phí THC được áp dụng một cách chính thức cho các hãng tàu tại từng mốc thời gian cụ thể sau:

  • Từ ngày 1/5/2007, hiệp hội FEFC (hiệp hội các tàu Viễn Đông) đã bắt đầu áp dụng thu phí THC;
  • Từ ngày 1/7/2007 IRFA (hiệp hội cước biển Đỏ) đã thông báp việc bắt đầu áp dụng tách phí THC khỏi cước vận tải Việt Nam. Mức phí đóng cho các hãng tàu cao tương đương với FEFC. Thế nhưng, từ ngày 1/8/2008, mức này điều chỉnh tăng từ 65 Dollar lên 85 Dollar đối với TEU và tăng từ 98 Dollar lên 115 Dollar với FEU;
  • IADA (hội hiệp thương các chủ tàu nội Á) cũng đã đàm phán về phí xếp dỡ Việt Nam và các vấn đề liên quan đến phí THC, Lift on Lift off. Theo đó, IADA đã áp dụng thu phí THC từ ngày 1/6/2007.
Lift on – Lift off là gì? Tìm hiểu chi tiết các loại phí này
Khi vận chuyển hàng hóa tại cảng biển thì phí Lift on – Lift off khá phổ biến nên các chủ hàng phải nắm rõ khái niệm, quy trình nâng dỡ container,…

Theo các chủ hàng Việt Nam, việc tách phí THC khiến chi phí của các Đơn bị xuất khẩu hàng hóa bị độn lên. Thế nhưng, các hãng tàu lại có quan điểm riêng và cho rằng phí THC được tách khỏi cước vận thì các hãng tàu cũng đã tiến hành điều chỉnh giảm cước vận chuyển đường biến để tránh độn chi phí cho chủ hàng hóa.

Thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Lift on – Lift off là gì? để có thể chủ động trong một số trường hợp cụ thể bởi đây là các loại phí khá thông dụng hiện nay. Và cũng hi vọng rằng, với kiến thức chia sẻ hữu ích lần này đã giúp bạn đọc “bỏ túi” cho mình những thông tin quan trọng về phí nâng hạ container, từ đó biết được khi nào cần phải chi trả thêm khoản phí này trong kế hoạch, quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa sắp tới của mình. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc cần giải đáp thêm về khái niệm Lift on Lift off là gì hay các vấn đề khác liên quan, hãy tiếp tục theo dõi và cập nhật những tin bài tiếp theo của RatracoSolutions Logistics…

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ