Tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu, Châu Phi như thế nào?

Lúa gạo là nguồn lương thực quan trọng và là mặt hàng xuất khẩu mang tính chiến lược của Việt Nam sang Châu Á, Châu Âu, Châu Phi. Tuy nhiên, đối với những thị trường khó tính thì việc nhập khẩu gạo Việt bắt buộc phải đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn cần thiết về chất lượng, vệ sinh ATTP, nguồn gốc, kiểm dịch thực vật,…

Do đó, Ratraco Solutions sẽ chia sẻ nhanh về tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu cũng như tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Phi áp dụng mới nhất 2023. Các Doanh nghiệp XNK đang có kế hoạch đưa mặt hàng nông sản chủ lực này đi giao thương với nước bạn nên tham khảo qua một số điều chỉnh, bổ sung, điều kiện xuất khẩu gạo hợp quy,…để có những định hướng đúng đắn cho lô hàng xuất khẩu của đơn vị mình.

Tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu, Châu Phi mới nhất 2023

Gạo Việt Nam hưởng lợi từ EVFTA

Trước khi có EVFTA, gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU bị áp thuế rất cao, lên tới 45%. Thậm chí có một số nước áp thuế tới 100%. Bởi vậy, gạo Việt Nam lúc đó rất khó để cạnh tranh với các nước khác. Khi EVFTA có hiệu lực, EU dành cho Việt Nam ưu đãi thuế suất 0% với hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3-5 năm.

Hiệp định EVFTA đã giúp gạo Việt Nam có khả năng cạnh tranh với các nước khác, tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt tăng thị phần xuất khẩu gạo tại thị trường EU. Với nhu cầu ngày càng tăng đối với các loại gạo đặc sản từ Châu Á, chắc chắn trong thời gian tới thị trường EU sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra, Nhờ Hiệp định EVFTA và lợi thế lao động, đất đai, Việt Nam hiện đang có cơ hội thu hút đầu tư từ EU, chủ yếu vào các lĩnh vực chế biến thực phẩm, nông nghiệp công nghệ cao. DN Châu Âu đang có xu hướng tìm kiếm sự hợp tác và xây dựng chuỗi sản xuất với các đối tác địa phương, mở ra nhiều cơ hội cho DN Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị của họ.

XEM THÊM: Dịch vụ vận chuyển Container bằng đường sắt

Tiêu chuẩn XK gạo Việt sang Châu Âu, Châu Phi

Xuất khẩu gạo đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển Kinh tế – Xã hội của Việt Nam. Những năm gần đây, Ngành gạo đã có những bước phát triển vượt bậc và đạt được nhiều kết quả khả quan. Hằng năm, lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới. RATRACO sẽ update mới nhất tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu (EU), tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Phi (AU) năm 2023:

Tiêu chuẩn về chất lượng

Các loại gạo nhập khẩu phải tuân thủ các tiêu chuẩn thị trường chung. Chất lượng tiêu chuẩn của lúa gạo nhập khẩu theo luật pháp Châu Âu phải đảm bảo các yếu tố về độ ẩm, sản lượng gạo xát, kích thước do EU đề ra. Quy định số 1308/2013, cập nhật năm 2020 của EC đưa ra tiêu chuẩn cho gạo, cụ thể:

  • Có chất lượng cao, không mùi;
  • Chứa độ ẩm tối đa 13%;
  • Có sản lượng gạo xát nguyên hạt 63% trọng lượng (với tỷ lệ hạt lép 3%).

An toàn vệ sinh thực phẩm

Các quy định của EU về vệ sinh thực phẩm bao gồm tất cả các công đoạn sản xuất, chế biến, phân phối và đưa ra thị trường. EU quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:

  • Quy định EC số 178/2002: Luật thực phẩm chung Châu Âu bao gồm các quy trình liên quan đến truy xuất nguồn gốc, các quy định liên quan đến vệ sinh và chất gây ô nhiễm trong thực phẩm;
  • Quy định EC số 852/2004: Cập nhật năm 2021 về vệ sinh thực phẩm không có nguồn gốc động vật của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu;
  • Tuân thủ các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm như ISO 9001, ISO 22000 cùng với việc áp dụng các nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) để đảm bảo an toàn sản phẩm.

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Năm 2017, EU đã thay đổi giới hạn dư lượng Tricyclazole trong gạo nhập khẩu vào EU giảm từ 1 mg/kg xuống 0,01 mg/kg:

  • Quy định EC số 396/2005 cập nhật năm 2021 thiết lập mức dư lượng tối đa của thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm thực phẩm;
  • Quy định EU số 540/2011, ngày 25/5/2011 xác định các hoạt chất được phép sử dụng và phạm vi sử dụng;
  • Quy định EU số 2019/1793, ngày 22/10/2019 về gia tăng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và các biện pháp khẩn cấp trong việc quản lý hàng hóa NK từ nước thứ ba.
Tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu, Châu Phi như thế nào?
Gạo Việt muốn xuất khẩu sang thị trường các nước Châu Phi, Châu Âu cần đáp ứng đủ mọi điều kiện, tiêu chuẩn XK hàng nông sản Quốc tế cần thiết.

Kiểm soát chất gây ô nhiễm

Để tránh tác động đến chất lượng thực phẩm và sức khỏe con người, EU đặt ra giới hạn một số chất gây ô nhiễm có thể xuất hiện quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển hoặc lưu giữ:

  • Quy định EC số 1881/2006, cập nhật năm 2022 quy định về nồng độ tối đa các chất gây ô nhiễm nhất định trong thực phẩm để được phép xuất khẩu vào thị trường EU.
  • Quy định EC số 315/93 cập nhật năm 2009 đặt ra các thủ tục cộng đồng về chất gây ô nhiễm trong thực phẩm.

Ghi nhãn thực phẩm

Quy định EU số 1169/2011 được Ủy ban Châu Âu quy định những quy tắc chung cho ghi nhãn áp dụng với tất cả các sản phẩm thực phẩm. Thông tin bắt buộc về tên sản phẩm, thành phần, khối lượng ròng, ngày hết hạn, điều kiện bảo quản, xuất xứ, hướng dẫn sử dụng, đánh dấu lô và bảng tuyên bố dinh dưỡng phải được cung cấp đầy đủ trên các thực phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng.

Quy định về truy xuất nguồn gốc và trách nhiệm của DN

Quy định EC số 178/2002 thiết lập các nguyên tắc chung về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thông qua các giai đoạn sản xuất, chế biến và phân phối. Nó cũng xác định các trách nhiệm của các nhà sản xuất, các nhà nhập khẩu và các nhà phân phối trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm.

Quy định về kiểm soát thực phẩm biến đổi gen (GMO)

Chỉ có một số giống biến đổi gen đã được cho phép, được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. Đối với sản phẩm tiêu dùng, doanh nghiệp không bán thực phẩm biến đổi gen:

  • Quy định EC số 1829/2003 xác định rằng không được đưa ra thị trường các sản phẩm chứa GMO nếu không được ủy quyền và tuân thủ các quy định về gắn nhãn.
  • Quy định EU số 503/2013 cung cấp chương trình nộp đơn phê duyệt có hiệu lực trên toàn EU để các doanh nghiệp có thể đưa vào thị trường các sản phẩm biến đổi gen.

Quy định kiểm dịch thực vật

EU đặt ra các quy định liên quan đến kiểm dịch thực vật và sản phẩm từ thực vật nhập khẩu, nhằm đảm bảo các cây trồng không bị nhiễm sâu bệnh hay các sinh vật khác gây hại. Các quy định về kiểm dịch thực vật được áp dụng tại thời điểm lô hàng nhập khẩu vào EU.

  • Quy định số 2005/15/EC đối với vật liệu đóng gói và vật liệu lót bằng gỗ, yêu cầu vật liệu đóng gói hoặc sản phẩm thực vật làm từ gỗ không được chứa sâu bệnh;
  • Đạo luật mới về Sức khỏe thực vật của EU số 2016/2031 quy định tất cả các sản phẩm thực vật sống bắt buộc phải có chứng nhận kiểm dịch thực vật và tuân thủ các quy định về dịch hại nghiêm ngặt;
  • Quy định EU số 2019/2072 cung cấp chi tiết về thực hiện các biện pháp bảo vệ chống lại sâu bệnh.

Tổng quan tình hình xuất khẩu gạo Việt sang Châu Phi, Châu Âu hiện nay

Đơn vị vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt RatracoSolutions Logistics đã cập nhật tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu, tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Phi năm 2023. Tiếp theo sẽ là tình hình XK nông sản Gạo sang thị trường Châu Phi, Châu Âu hiện nay mà Doanh nghiệp cần nắm bắt:

Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam sang Châu Phi

Gạo tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu số 1 của nước ta tại khu vực này, chiếm 30% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi và chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thế giới. Tuy nhiên, tại khu vực thị trường này, gạo Việt Nam cũng gặp phải không ít những khó khăn, thách thức.

Năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu gạo sang 30 trên tổng số 55 nước Châu Phi (giảm 2 thị trường so với năm 2011) với kim ngạch 763,3 triệu USD, tăng 2% so với năm trước đó. Gạo tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu số 1 của nước ta tại khu vực này, chiếm 30% tổng giá trị xuất khẩu của VN sang Châu Phi và chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của VN ra thế giới.

Những thị trường nhập khẩu gạo nhiều nhất của Việt Nam ở Châu Phi gồm có Bờ Biển Ngà (203,4 triệu USD), Ghana (149,6 triệu USD), Senegal (66 triệu USD), Angola (54,6 triệu USD), Cameroon (43,9 triệu USD), Algeria (35,6 triệu USD), Mozambique (32,5 triệu USD), Kenya (31,2 triệu USD), Tanzania (26 triệu USD), Guinea (22,8 triệu USD), Nam Phi (17,2 triệu USD), Nigeria (16,9 triệu USD), Liberia (11,4 triệu USD), Gabon (10,75 triệu USD),…

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường Châu Phi chính là khâu thanh toán. Một trở ngại nữa là Doanh nghiệp hai bên thường thiếu thông tin về thị trường, đối tác của nhau. Do đó, để tránh rủi ro, các DN Việt Nam thường xuất khẩu qua các Công ty trung gian Quốc tế. Điều này khiến giá gạo xuất khẩu Việt Nam bị đội lên, làm giảm tính cạnh tranh và đôi khi thương hiệu gạo Việt Nam không được người tiêu dùng địa phương biết đến.

Tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu, Châu Phi như thế nào?
Tuy tỷ trọng xuất khẩu Gạo Việt sang Châu Âu, Châu Phi chưa cao so với các thị trường khác nhưng được nhận định là những thị trường XK nông sản gạo tiềm năng trong tương lai.

Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam sang Châu Âu

Việt Nam hiện đứng thứ 7 trong số các nước xuất khẩu gạo lớn nhất cho thị trường Châu Âu. Lượng gạo xuất khẩu từ Việt Nam các nước Châu Âu đạt 66,26 nghìn tấn, trị giá 42,8 triệu USD trong năm 2020, ghi nhận mức tăng trưởng bình quân 24,1%/năm giai  đoạn 2015 – 2020. Mức tăng trưởng mạnh cho thấy, Gạo Việt Nam đang dần đáp ứng được điều kiện và và thị yếu tiêu dùng của thị trường EU.

Tuy nhiên, xuất khẩu gạo Việt Nam sang EU còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (1%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Khối lượng và kim ngạch nhập khẩu gạo của EU từ Việt Nam cũng còn thấp so với các nước ASEAN khác như Thái Lan, Myanmar và Campuchia. Lý do cho tình trạng này là bởi thuế suất mà EU áp dụng lên gạo nhập khẩu từ Việt Nam khá cao khiến giá bán bị đẩy lên, giảm khả năng cạnh tranh với sản phẩm gạo từ các Nhà cung ứng lớn.

Bên cạnh đó, việc phải đáp ứng những quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật đặc biệt nghiêm ngặt từ thị trường EU cũng khiến các DN Việt gặp nhiều khó khăn trong việc XK gạo sang thị trường này. Khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của nông sản Việt Nam chưa cao, ngoài ra các lô hàng cũng chưa được đồng nhất, mẫu mã chưa đẹp.

Thế nhưng, Gạo Việt lại được hưởng lợi từ EVFTA. EVFTA đã giúp Gạo Việt cạnh tranh được với các nước, tạo cơ hội cho các DN Việt Nam tăng thị phần xuất khẩu gạo tại thị trường EU. Khi EVFTA có hiệu lực, EU dành cho Việt Nam ưu đãi thuế suất 0% với hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đối với mặt hàng gạo, EU sẽ giảm thuế suất về 0% sau 3 đến 5 năm. Với nhu cầu tiêu thụ gạo đặc sản từ Châu Á ngày càng tăng, chắc chắn trong tương lai thị trường EU tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo tiềm năng của các Doanh nghiệp Việt Nam.

>>Xem thêm: Tiêu chuẩn xuất khẩu Sầu Riêng sang Trung Quốc

Có nên chọn Ratraco Solutions để XK Gạo, Sầu riêng,…từ CK Ga Đồng Đăng sang Trung Quốc, Châu Âu với cước phí rẻ và được hỗ trợ thủ tục hải quan không?

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO Chuyên nhận xuất khẩu Gạo, Sầu riêng,…sang Trung Quốc từ Cửa khẩu Ga đường sắt Quốc tế Đồng Đăng Lạng Sơn với cam kết bao trọn gói thủ tục tại 2 đầu, giúp Doanh nghiệp tiết kiệm hiệu quả về thời gian, chi phí lẫn công sức trong quá trình giao thương hàng nông sản, trái cây. RATRACO đang triển khai kế hoạch thuê kho tại Ga Bằng Tường (Trung Quốc) để đảm bảo việc lưu kho, dự trữ hàng hóa được thuận tiện và không bị gián đoạn.

Cụ thể cách thức vận chuyển container lạnh, container khô hàng nông sản, trái cây theo tuyến liên vận Quốc tế như sau: Ratraco sẽ đưa container lạnh chuyên dùng đến kho hàng của Doanh nghiệp. Sau khi hàng hóa được đóng gói và xếp hàng lên container, chúng tôi sẽ vận chuyển về Ga liên vận Quốc tế Kép Bắc Giang để vận chuyển lên Cửa khẩu ga đường sắt Quốc tế Đồng Đăng Lạng Sơn hoàn tất các thủ tục để xuất khẩu gạo, sầu riêng,…sang thị trường Trung Quốc, Châu Âu.

Tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu, Châu Phi như thế nào?
Với hàng nông sản, trái cây như Gạo, Sầu riêng,…XK sang Trung Quốc, Châu Âu, Ratraco sử dụng Cont lạnh chuyên dụng, Cont khô để vận chuyển theo tuyến đường sắt liên vận Quốc tế.

Lịch trình vận chuyển container khô/lạnh đường sắt liên vận Quốc tế

Thông tin lịch tàu chạy từ Trung tâm liên vận Quốc tế Ga Kép

  • Vận chuyển hàng hóa Liên vận Quốc tế trên tuyến Kép – Đồng Đăng – Bằng Tường – Nam Ninh và ngược lại: Mỗi ngày 2 chuyến hàng;
  • Vận chuyển hàng hóa nội địa trên tuyến Kép – Yên Viên – Đà Nẵng – Sóng Thần và ngược lại: Mỗi ngày 1 chuyến hàng;
  • Dịch vụ vận chuyển hàng hóa khép kín Kho – Kho.

Thông tin lịch tàu hàng đường sắt Liên vận Quốc tế năm 2023

* Việt Nam – Trung Quốc: Khởi hành hằng ngày

  • Tuyến Yên Viên – Đồng Đăng – Pingxiang – Nanning Nan sau đó tiếp chuyển đi các tỉnh, thành phố của Trung Quốc (và ngược lại);
  • Thời gian: 3 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới.

* Việt Nam – Trung Á: Khởi hành Chủ nhật hàng tuần

  • Tuyến Yên Viên – Đồng Đăng – Pingxiang – Alashankou – Dostyk – Almaty/Astana – sau đó tiếp chuyển đi Uzbekistan, Tajikistan, Kyzgyzstan;
  • Thời gian: 18 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới).

* Việt Nam – Nga: Khởi hành thứ 4 và Chủ nhật hàng tuần

  • Tuyến Yên Viên – Đồng Đăng – Pingxiang – Manzhouli – Zabaykalsk – Vorsino (Moscow);
  • Thời gian: 23 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới).

* Việt Nam – EU: Khởi hành thứ 4 và Chủ nhật hàng tuần

  • Tuyến Việt Nam – Trung Quốc – Kazakhstan – Russia – Belarus – Poland (Malaszewicze) – Germany (Duisburg/Hamburg);
  • Thời gian: 28 – 30 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới).

Ratraco Solutions nhận xuất khẩu Gạo, Sầu riêng sang TQ, Châu Âu

Các loại Gạo nhận xuất khẩu sang Trung Quốc và Châu Âu

Ratraco nhận xuất khẩu số lượng lớn các loại Gạo sau:

  • XK Gạo Jasmine 85;
  • XK Gạo ST25;
  • XK Gạo Japonica;
  • XK Gạo thơm Hương Lài;
  • XK Gạo nếp,…

Các loại Sầu riêng nhận xuất khẩu sang Trung Quốc, Châu Âu

  • Loại sầu riêng Ri 6;
  • Loại sầu riêng khổ qua;
  • Loại sầu riêng chuồng bò;
  • Loại sầu riêng Cái Mơn;
  • Loại sầu riêng ruột đỏ,…

RATRACO SOLUTIONS đã cập nhật nhanh tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu và tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Phi mới nhất 2023, các DN có nhu cầu xuất khẩu mặt hàng này nên tham khảo thông tin về tiêu chuẩn, điều kiện cần và đủ,…từ đó áp dụng một cách hiệu quả, giúp hàng nông sản giao thương sang nước bạn đảm bảo hợp lệ. Để được cung cấp Dịch vụ XK gạo, sầu riêng,…đi Trung Quốc, Châu Âu theo tuyến đường sắt liên vận, quý khách vui lòng liên hệ ngay Hotline bên dưới.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ
Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ