House Bill là gì? Tìm hiểu chi tiết loại vận đơn này trong vận chuyển

House Bill viết tắt là HBL hay HB/L, chính là vận đơn thứ cấp do Công ty Forwarder phát hành cho Shipper (người gửi hàng thực tế) và Consignee (người nhận hàng thực tế) trong trường hợp Shipper không yêu cầu Bill gốc từ phía hãng tàu. Nói thế không có nghĩa là ai cũng hiểu hết định nghĩa House bill là gì, có vai trò như thế nào, có đặc điểm gì, mang lại lợi ích ra sao, khi sử dụng vận đơn này có cần phải lưu ý điều gì hay không,…Mọi thắc mắc của bạn đọc sẽ được Ratraco Solutions làm rõ thông qua bài chia sẻ bên dưới đây, đồng thời chủ hàng cũng có thêm kinh nghiệm sử dụng vận đơn đường biển này một cách hiệu quả nhất.

Khái niệm về House Bill

House bill là gì? House Bill còn được gọi là House Bill of Lading. Đây là loại vận đơn đường biển do Công ty giao nhận vận tải (Công ty Forwarder hay Freight Forwarder) phát hành. House Bill trong nghĩa Tiếng Việt được gọi là vận đơn nhà và được viết tắt là HBL hoặc HB/L.

Ở nước ngoài, HBL có thể được một công ty vận chuyển NVOCC (Non Vessel Ocean Common Carrier) – Chủ tàu không tàu phát hành. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì hình thức này hiện tại không có. Vậy nên, HBL được hiểu là vận đơn do Forwarder cấp cho người gửi hàng thực tế (Real Shipper).

Theo đó, sau khi người gửi (chủ hàng) đóng hàng, giao đến Công ty giao nhận, hoàn tất thủ tục hải quan và nộp phí theo quy định thì Công ty Forwarder sẽ phát hành HBL cho khách hàng. Trên HBL vẫn có đầy đủ nội dung quan trọng tương tự như vận đơn đường biển nói chung. Tuy nhiên, ở mục người gửi và người nhận có thể thay đổi theo 2 trường hợp:

  • Người gửi hàng thường là người xuất khẩu và người nhận hàng là người nhập khẩu.
  • Trong trường hợp cần thiết, hai mục này có thể thay thế bằng người được ủy quyền theo quy định.
House Bill là gì? Tìm hiểu chi tiết loại vận đơn này trong vận chuyển
House bill là vận đơn do Công ty giao nhận vận tải phát hành và cấp cho người gửi hàng thực tế, vẫn có đầy đủ nội dung như vận đơn đường biển nói chung.

Tại sao lại có House bill of lading? Khi bạn sử dụng dịch vụ trực tiếp từ hãng tàu, hãng tàu sẽ phát hành vận đơn vận chuyển cho bạn, đó là Master Bill nhưng nếu hàng của bạn là hàng LCL, bạn sử dụng dịch vụ của forwarder hay đơn giản là bạn muốn sử dụng dịch vụ của Forwarder hơn là các hãng tàu thì như thế nào? Bạn muốn rằng các Công ty Forwarder này cũng phải cung cấp một loại chứng từ đảm bảo được những chức năng như một hợp đồng vận chuyển, một biên lai hàng hóa, hay thể hiện được quyền sở hữu hàng hóa của bạn…Lúc này, HBL sẽ ra đời để đáp ứng hiệu quả nhu cầu trên.

Tìm hiểu chi tiết về vận đơn House bill trong vận tải hàng hóa

Các đặc điểm chính của vận đơn HBL

  • Vận đơn nội bộ thường được phát hành trên định dạng vận đơn của người giao nhận hàng hóa;
  • Vận đơn nội bộ do người giao nhận phát hành và ký mà không chỉ rõ cơ quan ký tên là người vận chuyển hoặc với tư cách là đại lý của người chuyên chở. Trong một số trường hợp, các Công ty giao nhận ký HBL “với tư cách là người chuyên chở”, đặc biệt khi khách hàng của họ yêu cầu vận đơn tuân thủ các điều kiện thư tín dụng;
  • Vận đơn nội bộ (HBL) có thể có hoặc không phải tuân theo Quy tắc La Hay, Quy tắc Hague-Visby và COGSA của Hoa Kỳ (Đạo luật Vận chuyển Hàng hóa bằng Đường biển của Hoa Kỳ năm 1936.),…;
  • Vận đơn nội bộ do người giao nhận ký, và nó nêu các điều khoản và điều kiện vận chuyển đối với quan điểm của công ty giao nhận. Vận đơn nội bộ không có hợp đồng vận chuyển thực tế của người vận chuyển, do đó người gửi hàng ghi trên vận đơn chuyển nhà không được xác định trong hợp đồng vận chuyển thực tế của người vận chuyển.

Ưu điểm và nhược điểm của HBL như thế nào?

Master Bill hay House Bill đều là những loại vận đơn có một số ưu điểm và nhược điểm nhất định khi sử dụng. Cụ thể, đối với HBL, có thể nhắc đến những ưu điểm và nhược điểm như:

Ưu điểm:

  • Dễ dàng chỉnh sửa, thêm thông tin theo yêu cầu của Shipper. Bởi vì HBL do Công ty Forwarder phát hành theo mẫu của họ, có logo của họ. Do đó, việc chỉnh sửa hoàn toàn có thể thực hiện khi người gửi yêu cầu với bên Forwarder.
  • Vẫn sử dụng Bill tương tự như vận đơn đường biển cho việc gửi và nhận hàng theo hợp đồng.

Nhược điểm:

  • Khó đảm bảo quyền lợi và tính pháp lý cho người gửi trong trường hợp lô hàng gặp sự cố. Bởi, đây là Bill do công ty Forwarder phát hành. Vì vậy, nếu người gửi mang Bill đến hãng tàu để kiện hoặc đòi quyền lợi thì hãng tàu sẽ không đồng ý xử lý. Với trường hợp này, việc chịu trách nhiệm thuộc về Forwarder.
  • Sử dụng HBL sẽ phát sinh thêm phí làm hàng (phí Handling) tại cảng đến.
House Bill là gì? Tìm hiểu chi tiết loại vận đơn này trong vận chuyển
House Bill of Lading với các ưu và nhược điểm riêng mà bất cứ người gửi hàng nào cũng cần phải biết để có thể dự trù trước mọi tình huống có thể xảy ra.

Lợi ích khi sử dụng House Bill

Thường sử dụng House bill là yêu cầu của shipper vì một số lý do sau:

  • Shipper tin tưởng người làm Dịch vụ vận chuyển và họ muốn giấu tên của mình cũng như khách hàng trên vận đơn và một số thủ tục khác;
  • Khi vận chuyển mà consignee yêu cầu shipper ghi một số thông tin trên bill để đúng bộ chứng từ mà hãng tàu không thể chấp nhận nó;
  • Trong trường hợp tàu bị delay nhưng L/C bắt buộc ghi đúng ngày vận chuyển. Hãng tàu không chấp nhận ký lùi bill hoặc ký lùi tối đa chỉ được 1 ngày trong khi phải lùi đến 3 ngày hãng tàu bắt buộc ký LOL. Khi làm house bill bạn hoàn toàn được lùi ngày.

Tại sao HBL được sử dụng trong vận tải đường biển?

Thông thường, việc sử dụng HBL trong hoạt động vận tải đường biển dựa trên yêu cầu của Shipper (người gửi). Theo đó, Shipper yêu cầu sử dụng loại vận đơn này vì:

  • Shipper tin tưởng Công ty Forwarder khi vận chuyển hàng hóa hoặc họ muốn giấu tên của mình và người nhận hàng trên vận đơn.
  • Trong trường hợp người nhận yêu cầu người gửi ghi một số thông tin trên Bill giống với bộ chứng từ, nhưng việc này khó có thể chỉnh sửa đối với Master Bill do hãng tàu phát hành. Do đó, muốn chỉnh sửa thì phải sử dụng House Bill do công ty Forwarder phát hành.
  • Trường hợp tàu vận chuyển bị delay và thư tín dụng (L/C) bắt phải ghi đúng ngày. Tuy nhiên, hãng tàu không chấp nhận ký lùi bill hoặc chỉ ký lùi tối đa là 1 ngày thì sử dụng HBL sẽ tiện lợi hơn. Vì loại vận đơn này có thể lùi ngày dễ dàng. Thậm chí, bạn có thể thêm một số thông tin khác như Clean On Board vào vận đơn.

Xem thêm: Master Bill là gì?

Lưu ý về vận đơn Master Bill và House Bill mà bạn cần biết

Việc sử dụng MBL hay HBL phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của người gửi hàng. Do đó, để biết được nên dùng loại vận đơn nào khi vận chuyển hàng hóa, bạn cần nắm được một số lưu ý:

  • Hàng hóa khi vận chuyển, không phải đơn nào cũng có cả 2 loại vận đơn MBL và HBL. Tức là, tùy vào yêu cầu của người gửi hàng mà lô hàng chuyển đi sẽ có một hoặc cả hai loại vận đơn. Theo đó, nếu chủ hàng book tàu trực tiếp với hãng tàu không qua Forwarder hoặc nhờ Forwarder book giúp nhưng vẫn yêu cầu được đứng tên trên Bill sẽ chỉ có MBL. Nhưng, nếu họ book tàu qua Forwarder và yêu cầu Forwarder đứng tên trên MBL, còn họ muốn nhận HBL thì sẽ có đồng thời hai loại vận đơn.
  • Có những lô hàng, chỉ có duy nhất 1 MBL nhưng lại có nhiều HBL.
House Bill là gì? Tìm hiểu chi tiết loại vận đơn này trong vận chuyển
Toàn bộ quy trình vận hành, hoạt động khi sử dụng vận đơn đường biển House Bill of Lading (HBL) mà người gửi hàng và các đơn vị liên quan cần nắm rõ.

* Ví dụ hàng ghép container: Khi có hãng tàu vận chuyển nguyên container, 1 forwarder sẽ tiến hành gom hàng lẻ (consolidator) và cấp HBL cho mỗi lô hàng. Trong khi đó, lại có 1 forwarder khác nhận một lô hàng trong tổng số lô hàng lẻ và cấp 1 HBL kèm lô hàng mà họ vận chuyển. Như vậy, nếu lô hàng nguyên container này gồm nhiều lô hàng lẻ thì sẽ có nhiều B/L (thường là Bill nối) và nhiều D/O (hay còn gọi là lệnh nối).

* Trường hợp khác: Forwarder có nhiều lô hàng lẻ của nhiều chủ hàng, nhưng vận chuyển chung một chuyến tàu. Họ có thể cấp nhiều HBL, nhưng chỉ làm duy nhất 1 MBL với hãng tàu nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí.

Trên đây là tổng hợp những chia sẻ chi tiết nhất để các chủ hàng, người gửi hàng có thể hình dung được vận đơn đường biển house bill là gì, ưu nhược điểm của vận đơn House Bill of Lading, tại sao House Bill được sử dụng trong vận tải đường biển,…Lưu ý, khi làm việc tại Công ty Forwarder bạn sẽ thường xuyên gặp cả vận đơn Master Bill và House Bill nhưng khi làm việc cho Công ty xuất nhập khẩu thì bạn thường chỉ phải làm việc với House Bill là chính. Do đó, việc cập nhật những kiến thức liên quan đến House Bill of Lading (HBL) khi lựa chọn giải pháp vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là thực sự cần thiết. Liên hệ Hotline Ratraco Solutions khi bạn có nhu cầu thuê Dịch vụ vận chuyển container Bắc Nam, Quốc tế bằng đường biển, đường bộ, đường sắt,…trọn gói giá tốt nhất.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ