Mã loại hình A11, A12 là gì? Có gì giống khác nhau?

Tại Việt Nam, có hai mã loại hình được đại đa số các Doanh nghiệp thường hay sử dụng để nhập hàng hóa từ nước ngoài về đó là mã loại hình A11 và A12. Song không phải ai cũng biết mã loại hình này được sử dụng thế nào. Vì vậy, Ratraco Solutions chúng tôi sẽ giải đáp nhanh các thắc mắc liên quan tới mã loại hình A11 là gì, mã loại hình A12 là gì, có điểm gì giống và khác nhau,…

Mã loại hình A11, A12 là gì? Có bao nhiêu mã loại hình nhập khẩu?

Khái niệm mã loại hình A11, A12

Mã loại hình A11 là gì?

Căn cứ theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021, Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu cập nhật để hướng dẫn khai báo sử dụng trên phần mềm VNACCS: “Mã loại hình A11 là ký hiệu của hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài là các mặt hàng phục vụ kinh doanh tiêu dùng theo quy định của Bộ Công thương. Đây là mã loại hình phổ biến trong khai báo hàng hóa nhập khẩu”.

Hàng hóa nhập khẩu theo loại hình A11 cần đóng các loại thuế sau:

  • Thuế nhập khẩu;
  • Thuế giá trị giá tăng (thuế VAT);
  • Thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá (nếu có);
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có);
  • Thuế bảo vệ môi trường (nếu có).

Mã loại hình A12 là gì?

Mã loại hình A12 là mã nhập kinh doanh sản xuất và được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhập nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong nước (bao gồm hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư).

Xem thêm  Tìm hiểu vai trò của bảo hiểm hàng hóa trong vận tải Bắc Nam
Mã loại hình A11, A12 là gì? Có gì giống khác nhau?
Mã loại hình A11 là ký hiệu hàng nhập khẩu kinh doanh tiêu dùng còn A12 là ký hiệu hàng nhập khẩp kinh doanh sản xuất.

Các mã loại hình nhập khẩu phổ biến hiện nay

Hiện nay, có các mã loại hình nhập khẩu phổ biến bao gồm:

  • Mã LH A11: Nhập kinh doanh tiêu dùng.
  • Mã LH A12: Nhập kinh doanh sản xuất.
  • Mã LH A21: Chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập
  • Mã LH A31: Nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu.
  • Mã LH A41: Nhập kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu.
  • Mã LH A42: Thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa từ các loại hình khác, trừ tạm nhập.
  • Mã LH A43: Nhập khẩu hàng hóa thuộc Chương trình ưu đãi thuế.
  • Mã LH A44: Tạm nhập hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế.
  • Mã LH E11: Nhập nguyên liệu của DNCX từ nước ngoài.
  • Mã LH E13: Nhập hàng hóa khác vào DNCX.
  • Mã LH E15: Nhập nguyên liệu, vật tư của DNCX từ nội địa.
  • Mã LH E21: Nhập nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài.
  • Mã LH E23: Nhập nguyên liệu, vật tư gia công từ hợp đồng khác chuyển sang.
  • Mã LH E31: Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu.
  • Mã LH E33: Nhập nguyên liệu, vật tư vào kho bảo thuế.
  • Mã LH E41: Nhập sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài.
  • Mã LH G11: Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất.
  • Mã LH G12: Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn.
  • Mã LH G13: Tạm nhập miễn thuế.
  • Mã LH G14: Tạm nhập khác.
  • Mã LH G51: Tái nhập hàng hóa đã tạm xuất.
  • Mã LH C11: Hàng nước ngoài gửi kho ngoại quan.
  • Mã LH C21: Hàng đưa vào khu phi thuế quan.
  • Mã LH H11: Hàng nhập khẩu khác.

Hướng dẫn cách sử dụng mã loại hình nhập khẩu A11

Khái niệm mã loại hình a11 là gì đã được Đơn vị vận chuyển container đường sắt Ratraco Solutions giải đáp. Kế đến, theo quy định tại Mục 2 Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng được ban hành kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021, việc sử dụng mã loại hình A11 hướng dẫn như sau:

Xem thêm  Thủ tục nhập khẩu mực in có phức tạp không? Cùng tìm hiểu

Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh, tiêu dùng, bao gồm:

  • Nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài;
  • Nhập khẩu hàng hóa từ khu phi thuế quan, DNCX;
  • Nhập khẩu tại chỗ.

Riêng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhập khẩu theo giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu sử dụng mã loại hình A41 (Nhập kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu) để làm thủ tục nhập khẩu.

>>Xem thêm: Tờ khai mậu dịch, tờ khai nhánh là gì?

Thủ tục hải quan áp dụng với mã loại hình A11

Dưới đây là thủ tục hải quan áp dụng cho mã loại hình A11 mà các Doanh nghiệp CẦN BIẾT:

Bộ hồ sơ hải quan

  • Hóa đơn thương mại (commercial invocie). Hoặc chứng từ có giá trị tương đương, chứng minh giá trị hàng hóa mà người mua hàng thanh toán tiền cho người bán;
  • Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu, đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định của Bộ công thương;
  • Giấy phép nhập khẩu (nếu hàng hóa thuộc diện nhập khẩu có giấy phép);
  • Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành (nếu có);
  • Vận tải đơn: Vận đơn đường biển (Bill of lading) hoặc không vận đơn (Airway bill).
Mã loại hình A11, A12 là gì? Có gì giống khác nhau?
Đối với mã loại hình A11, Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị hồ sơ hải quan gồm Hóa đơn thương mại, tờ khai hải quan, giấy phép nhập khẩu, vận đơn,…

Trị giá khai hải quan

Trị giá hải quan đối với hàng nhập khẩu được tính theo nguyên tắc Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên. Theo đó, có 6 phương pháp xác định trị giá hải quan sau:

  • Phương pháp trị giá giao dịch;
  • Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự;
  • Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt;
  • Phương pháp trị giá tính toán;
  • Phương pháp trị giá khấu trừ;
  • Phương pháp suy luận.
Xem thêm  Tiêu chí CTC là gì? Được quy định như thế nào trên C/O?

Địa điểm mở tờ khai hải quan

Địa điểm mở tờ khai hải quan đối với loại hình A11 là tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải. Nói cách khác, hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục hải quan cửa khẩu.

So sánh mã loại hình A11 và A12 trong khai báo Hải quan

Để không bị nhầm lẫn giữa hai mã loại hình A11 và A12 sử dụng trong khai báo hải quan, Doanh nghiệp cần phân biệt được các tiêu thức sau:

Tiêu thức A11 A12
Mục đích sử dụng Nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh tiêu dùng. Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất trong nước.
Đối tượng áp dụng Doanh nghiệp Việt Nam (thành lập và có trụ sở tại Việt Nam, chủ sở hữu là người Việt Nam), trường hợp doanh nghiệp FDI theo công văn số 1478/TCHQ-GSQL. Doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Nguồn nhập hàng
  • Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài về;
  • Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ;
  • Hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan và khu doanh nghiệp chế xuất.
  • Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài;
  • Nhập khẩu trực tiếp từ các khu phi thuế quan và doanh nghiệp chế xuất;
  • Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ (trừ các mặt hàng gia công, sản xuất xuất khẩu và doanh nghiệp chế xuất trong khu phi thuế quan;
  • Nhập khẩu hàng hóa theo hình thức thu mua tài chính.
Mã loại hình A11, A12 là gì? Có gì giống khác nhau?
Giữa mã loại hình nhập khẩu A11 với A12 sẽ có sự khác nhau về mục đích sử dụng, về đối tượng áp dụng cũng như nguồn nhập hàng.

Trong quá trình khai báo hàng nhập khẩu, các doanh nghiệp cần lưu ý các trường hợp của Công ty mình thuộc đơn vị áp dụng mã loại hình nào cũng như hàng hóa thuộc diện nhập khẩu nào để làm chuẩn bước khai báo, tránh sai sót phải sửa lại hay hủy tờ khai.

RatracoSolutions Logistics đã làm rõ khái niệm mã loại hình A11 là gì, A12 là gì cũng như so sánh điểm giống nhau, khác nhau giữa mã loại hình A11 với A12 như thế nào,…Qua đây, các Doanh nghiệp hoặc Cá nhân nào đang chuẩn bị làm nghiệp vụ XNK có thể tham khảo áp dụng để hạn chế mọi vướng mắc không đáng có trong quá trình thực hiện khai báo hải quan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ