Hàng Freehand là gì? Phân biệt hàng Freehand và Nominated

Thuật ngữ freehand và nominated (hàng thường và hàng chỉ định) được dùng trong các Hãng tàu và các Công ty giao nhận để chỉ hàng hóa mà các Nhân viên Sales Logistics đang theo dõi. Tuy nhiên, với những người mới tham gia vào hoạt động XNK, Logistics vẫn còn mơ hồ về thuật ngữ hai loại hàng này. Do đó, Ratraco Solutions sẽ thu thập kiến thức để làm rõ hàng freehand là gì, hàng nominated là gì cũng như phân biệt chính xác sự khác nhau giữa hàng freehand và nominated.

Các Đơn vị kinh doanh, giao thương hàng xuất, nhập qua đường biển có thể dựa vào đây để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng làm hàng sao cho vừa tiết kiệm chi phí, thời gian vừa gia tăng hiệu quả kinh doanh…Và khi bạn cần tới sự hỗ trợ của Đơn vị khai hải quan chuyên trách tại Cảng Cát Lái, hãy tham khảo dịch vụ của Ratraco và FadoExpress để biết lợi ích mình nhận lại là gì.

XEM THÊM: Dịch vụ vận chuyển Container Lạnh Bắc Nam giá rẻ

Freehand là gì? Hàng Freehand, Nominated có ưu nhược điểm gì?

Freehand là gì? Nominated là gì?

Hàng freehand là gì?

Hàng freehand (hay hàng thường) là loại hàng do chính shipper tự book tàu và thanh toán cước theo điều kiện Incoterms. Mọi vấn đề từ việc lựa chọn hãng tàu vận chuyển sẽ do shipper quyết định. Đối với hàng freehand, nhân viên sales phải thực hiện tất cả các quy trình từ tìm kiếm khách hàng, chào giá, chốt hợp đồng và theo dõi lô hàng đó.

* Ví dụ: Shipper muốn xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc theo điều kiện Incoterms nhóm C và dưới hình thức hàng freehand, shipper có quyền lựa chọn hãng tàu biển vận tải theo ý muốn của mình. Thông thường, để được nhận tiền hoa hồng, hầu hết forwarder phải sale hàng freehand để có quyền lựa chọn hãng tàu với lịch trình và mức giá phù hợp nhất.

Hàng nominated là gì?

Hàng nominated (hay hàng chỉ định) là những loại hàng được xuất khẩu theo điều kiện FOB. Người mua sẽ thanh toán cước tàu và chỉ định hãng tàu cụ thể. Vì vậy người bán chỉ cần thanh toán local charges tại đầu xuất khẩu và tất nhiên họ không có quyền chọn lựa hãng tàu khác. Nhiệm vụ chính của nhân viên sales hãng tàu là chỉ cần chăm sóc khách hàng thật tốt. Hàng chỉ định – Nominated gần như trái ngược lại hoàn toàn với hàng thường – Freehand.

Hàng Freehand là gì? Phân biệt hàng Freehand và Nominated
Hàng Freehand là hàng do shipper tự book tàu và thanh toán cước theo điều kiện Incoterms còn hàng nominated là hàng được xuất khẩu theo điều kiện FOB.

Ưu nhược điểm hàng Freehand, hàng Nominated

Đối với hàng freehand

Các ưu nhược điểm của hàng freehand phải kể đến như:

  • Ưu điểm: Chủ động chọn hãng tàu từ đó lựa chọn hãng tàu nào có giá và chi phí mang lại nhiều lợi ích nhất, từ đó mang lại hoa hồng cao. Chủ động trong việc chọn thời gian xuất hàng và thời gian giao nhận hàng.
  • Nhược điểm: Phải tự tìm kiếm khách hàng, tự tìm kiếm cơ hội, đánh giá tính khả thi, chào giá và tự làm tất cả quy trình.

Đối với hàng nominated

Các ưu nhược điểm của hàng nominated phải kể đến như:

  • Ưu điểm: Chỉ cần giao hàng lên tàu là đã hoàn thành trách nhiệm.
  • Nhược điểm: Không chủ động được thời gian xuất hàng. Thời gian chuẩn bị hàng, và người làm xuất nhập khẩu cho các Công ty xuất hàng chỉ định cũng khá vất vả.

Phân biệt sự khác nhau giữa hàng Freehand và Nominated

Hàng freehand là gì, hàng nominated là gì cũng như ưu nhược điểm giữa hàng freehand và nominated là gì đã được giải đáp ở trên. Tiếp theo đây, Đơn vị vận chuyển hàng bằng container đường bộ, đường sắt, đường biển chuyên nghiệp Ratraco Solutions sẽ giúp DN, tư nhân phân biệt điểm giống, khác nhau giữa 2 loại hàng thường và hàng chỉ định. Cụ thể:

Điểm giống nhau của hàng Freehand và hàng Nominated

Hàng nominated và hàng Freehand đều là hai thuật ngữ được dùng trong các Hãng tàu và các Công ty giao nhận để chỉ hàng hóa mà các Nhân viên Sales sẽ trực tiếp theo dõi. Ngoài ra, Hàng chỉ định – Nominated gần như trái ngược lại hoàn toàn với Hàng thường – Freehand.

Điểm khác nhau giữa hàng Freehand và hàng Nominated

Lý do cần phân biệt 2 loại hàng này là do chúng có Decision Maker (Người có quyền quyết định) khác nhau. Nhận biết đúng loại hàng – khi có vấn đề xảy ra liên quan đến trách nhiệm, phát sinh chi phí mới có thể hỏi đúng người, thu tiền đúng bên và tránh được nhiều rủi ro trong Thương mại Quốc tế. Khi nhìn vào bộ chứng từ, dấu hiệu để phân biệt 2 loại hàng freehand và hàng nominated sẽ dựa vào cước vận chuyển Quốc tế và điều kiện Incoterms. Cụ thể như sau:

Dựa vào điều kiện Incoterms

Hàng freehand được chia làm 2 điều kiện giao hàng là C và D. Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được lựa chọn Công ty forwarder hỗ trợ quá trình vận chuyển xuất nhập khẩu và đứng ra chịu thanh toán các chi phí cước vận chuyển quốc tế.

* Ví dụ: Một Doanh nghiệp xuất hàng từ Cảng Hải Phòng đến Thái Lan theo điều kiện nhóm C. Trường hợp này, Doanh nghiệp này sẽ phải chịu cước phí vận chuyển từ Việt Nam đến Thái Lan và tự chọn Công ty forwarder đáp ứng điều kiện của mình.

Hàng Nominated sẽ được áp dụng theo hai điều kiện giao hàng là E và F. Như vậy, DN xuất khẩu sẽ không phải trả cước vận chuyển quốc tế sang đến nước nhập khẩu. Đơn vị nhập khẩu hàng hóa sẽ phải chịu trách nhiệm về việc thanh toán cước vận chuyển.

* Ví dụ: Một Doanh nghiệp xuất hàng từ cảng Hải Phòng đến New York theo điều kiện FOB (DN không phải trả tiền cước vận chuyển đến New York mà chỉ giao hàng tới cảng xuất là hết trách nhiệm). Doanh nghiệp xuất khẩu không được lựa chọn Công ty forwarder mà phải tuân theo chỉ định của bên nhập khẩu. Sau đó, Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phối hợp làm việc với Công ty forwarder được chỉ định để xuất khẩu hàng hóa tới cảng New York.

Hàng Freehand là gì? Phân biệt hàng Freehand và Nominated
Cần dựa vào điều kiện Incoterms cũng như cước phí vận chuyển hàng hóa Quốc tế để phân biệt giữa hàng freehand với hàng nominated.

Dựa vào cước vận chuyển Quốc tế

  • Đối với lô hàng có cước vận chuyển Quốc tế là trả trước (freight prepaid) sẽ là hàng freehand, vì bên xuất khẩu chịu trách nhiệm book tàu và cước vận chuyển đã được trả trước tại nước xuất khẩu.
  • Đối với lô hàng có cước vận chuyển Quốc tế là trả sau (freight collect) sẽ là hàng nominated, vì bên nhập khẩu chịu trách nhiệm book tàu và trả cước phí vận chuyển tại cảng đến.

>>Xem thêm: Quy tắc xuất xứ hàng hóa là gì?

Các chứng từ giao nhận hàng Freehand và hàng Nominated

Bộ chứng từ giao nhận của hàng freehand và nominated không có gì khác biệt, cơ bản gồm có:

  • Invoice (hóa đơn thương mại) và packing list (phiếu đóng gói hàng hóa);
  • Bill of Lading (vận đơn) và Delivery Order;
  • C/O Certificate of Origins (nếu có);
  • Tờ khai hải quan,…

Các điều kiện giao hàng khác nhau dẫn tới cách giao hàng sẽ khác nhau cũng như rủi ro, chi phí phát sinh và quyền sở hữu,…Chẳng hạn như, giao nhận theo FOB và CIF giống nhau đối với hàng xuất. Tuy nhiên, nếu giao nhận theo điều kiện FOB, Nhà xuất khẩu phải giao hàng tại bãi CY hàng xuất mới hết trách nhiệm. Nếu giao nhận theo điều kiện CIF, Nhà xuất khẩu chỉ hoàn thành trách nhiệm khi hàng được giao tại bãi CY hàng nhập.

Doanh nghiệp kinh doanh hàng Sea xuất, nhập tại Cảng Cát Lái nên chọn Đơn vị khai hải quan nào Uy tín, Chuyên nghiệp, Nhanh nhất?

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO với nhiều kinh nghiệm về hoạt động vận chuyển container đường sắt, nghiệp vụ hải quan XNK,…trong vai trò là Đơn vị khai thuê, nay Chính thức hợp tác với FadoExpress để hội đủ mọi tiềm lực, năng lực, nhân lực,…tự tin trở thành Đại lý khai báo hải quan Chuyên nghiệp, Uy tín tại Cảng Cát Lái (áp dụng cho hàng Sea xuất/nhập). Nếu trước đây, các Chủ hàng/DN sẽ phải dùng chữ ký số của mình để duyệt ký (từ xa), hay gửi giấy khống,…thì nay Đại lý KBHQ chúng tôi sẽ dùng chữ ký số hợp lệ của đơn vị mình để thực hiện việc khai và truyền tờ khai cho lô hàng. Với cách thức này, DN sẽ tiết kiệm công sức, thời gian, kế hoạch thông quan hàng xuất, nhập vì thế cũng nhanh hơn.

Ngoài Dịch vụ khai hải quan tại Cảng Cát Lái, FadoExpress và Ratraco Solutions còn là Đại lý khai hải quan hàng Air xuất/nhập tại Sân bay Tân Sơn Nhất với chi phí tiết kiệm, phải chăng, hỗ trợ giao hàng tận nơi cho khách theo yêu cầu. Tại các Cửa khẩu Lào Cai, Cửa khẩu Hữu Nghị, Cửa khẩu Đồng Đăng, Cửa khẩu Móng Cái,…chúng tôi đã và đang lên kế hoạch thực hiện khai hải quan cho hàng nông sản, trái cây. Đảm bảo nhanh chóng, hiệu quả và chuẩn xác giúp hàng được thông quan dễ dàng, hợp lệ.

Hàng Freehand là gì? Phân biệt hàng Freehand và Nominated
Tại khu vực Cảng Cát Lái, DN cứ an tâm giao hàng Sea xuất/nhập cho Đại lý KBHQ Ratraco, FadoExpress để chúng tôi thực hiện từ A-Z nghiệp vụ hải quan và giao hàng tận nơi yêu cầu.

Địa chỉ khai hải quan Cảng Cát Lái và VP Đại diện Ratraco, FadoExpress

Ratraco cập nhật mới nhất địa chỉ nhận khai hải quan tại Cảng Cát Lái và VP đại diện của Đại lý KBHQ:

Địa chỉ nhận KBHQ tại Cảng Cát Lái

Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn Khu vực 1, Cổng B, Khu Cảng Cát Lái, Lê Phụng Hiểu, Phường Cát Lái, Quận 2.

Địa chỉ VP đại diện của Ratraco tại TPHCM và Hà Nội

  • Địa chỉ: 21Bis Hậu Giang, P. 4, Q. Tân Bình, TP. HCM.
  • Địa chỉ: 95 – 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Lý do chọn Đại lý KBHQ tại Cảng Cát Lái của Ratraco, FadoExpress

Đại lý khai hải quan tại Cảng Cát Lái của Ratraco, FadoExpress chỉ ra những lý do chính đáng mà DN nên chọn:

  • Đại lý KBHQ Ratraco và FadoExpress thay mặt DN làm thủ tục XNK hàng hóa theo hợp đồng ký kết giữa 2 bên;
  • Đại lý hải quan Ratraco, FadoExpress chịu trách nhiệm nội dung khai trên Tờ khai HQ cùng với DN XNK;
  • Tên và mã số của Đại lý hải quan chúng tôi sẽ thể hiện trên Tờ khai và Hệ thống Hải quan;
  • Hoàn thành tiến trình KBHQ theo tiêu chí: “Nhanh chóng – Chính xác – Giá rẻ – Chuyên nghiệp”;
  • Không đặt mục tiêu cung cấp Dịch vụ giá RẺ NHẤT mà là chất lượng đảm bảo chi phí HỢP LÝ NHẤT;
  • Cam kết bảo mật thông tin hàng hóa + thông tin khách cung cấp khi KBHQ tại Cảng Cát Lái;
  • Có VP đại diện tại TPHCM/Hà Nội/Đà Nẵng, đáp ứng nhu cầu thuê Dịch vụ khai hải quan của khách;
  • DN được tư vấn tận tình về chứng từ, quy trình thủ tục, áp mã HS,…bởi đội ngũ nhân viên có nghiệp vụ hải quan;
  • Nắm rõ quy trình thông quan các loại hàng hóa tại Cảng Cát Lái;
  • Am hiểu, cập nhật các Thông tư, Nghị định hải quan,…mới nhất để tư vấn cho khách hàng;
  • Có đủ phương tiện phục vụ hiệu quả cho hoạt động Logistics;
  • Kỹ năng xử lý nhanh các lô hàng XNK khó khai báo hải quan tại Cảng Cát Lái;
  • Chính sách đền bù thiệt hại thỏa đáng cho khách nếu chậm trễ trong KBHQ tại cảng biển;
  • Cam kết giao hàng tận nơi cho khách theo yêu cầu (chuẩn xác về thời gian và địa điểm).

Loại hình khai hải quan Ratraco và FadoExpress thực hiện tại Cảng Cát Lái

Ratraco và FadoExpress đang trong kế hoạch triển khai các loại hình khai hải quan sau tại Cảng Cát Lái:

  • Dịch vụ khai báo hải quan loại hình nhập kinh doanh – A11, nhập phi mậu dịch – H11,…;
  • Dịch vụ khai báo hải quan loại hình sản xuất xuất khẩu, đầu tư – gia công;
  • Loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ (bán hàng vào khu chế xuất)…;
  • Loại hình xuất kinh doanh: B11;
  • Tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập,…

Những giải đáp về hàng freehand và nominated trên đây, hi vọng đã giúp Quý Doanh nghiệp hiểu rõ khái niệm hàng freehand là gì, freehand là gì cũng như sự khác nhau cơ bản giữa 2 loại hàng này trong vận chuyển đường biển…Nếu các Chủ hàng hoặc DN nào cần thuê Dịch vụ khai hải quan tại Cảng Cát Lái hoặc Sân bay Tân Sơn Nhất, vui lòng liên hệ với Ratraco Solutions/FadoExpress theo Hotline bên dưới để được tư vấn trực tiếp và nhận báo giá DV trọn gói tốt nhất.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ