Quy tắc xuất xứ hàng hóa là gì? Được quy định ra sao?

Quy tắc xuất xứ hàng hóa là những quy định pháp luật để xác định sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ một nước, vùng lãnh thổ hay một khối nước nào đó. Ratraco Solutions sẽ giải đáp quy tắc xuất xứ là gì, quy định chung của nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, các quy tắc xuất xứ hiện nay,…Từ đây, các Doanh nghiệp, Đơn vị sản xuất – kinh doanh hàng xuất, nhập cũng dễ dàng áp dụng cho kế hoạch giao thương nhằm tránh tình trạng hàng bị giữ lại tại Cửa khẩu hải quan vì một lý do nào đó.

Qua đây, Ratraco cũng hân hạnh giới thiệu tới Quý khách hàng “Dịch vụ xuất khẩu Vải, Sầu riêng Chính Ngạch sang Trung Quốc trọn gói giá rẻ”, đơn vị nào quan tâm và có nhu cầu xuất khẩu số lượng lớn các mặt hàng trái cây này có thể tham khảo sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

XEM THÊM: Dịch vụ vận chuyển Container giá rẻ

Quy tắc xuất xứ hàng hóa là gì, có mấy loại? Dựa trên cơ sở pháp lý nào?

Trước xu thế nền kinh tế hội nhập hiện nay, ngày càng có nhiều nước tham gia vào các cam kết thương mại đa phương và song phương, theo đó đã có rất nhiều nước tháo dỡ một phần hay toàn bộ hàng rào bảo hộ, dành cho nhau nhiều ưu đãi hơn trong quan hệ xuất khẩu và nhập khẩu. Song để thực hiện được những quyền ưu đãi này cần xác định chính xác xuất xứ hàng hóa. Vậy xuất xứ hàng hóa là gì? Quy tắc xuất xứ là gì?

Hiểu đúng về quy tắc xuất xứ hàng hóa

Xuất xứ hàng hóa là một thuật ngữ kinh tế chỉ nguồn gốc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn gia công cuối cùng (trong trường hợp có nhiều quốc gia tham gia sản xuất). Quy tắc xuất xứ hàng hóa là những quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi phi thuế quan. Các hiệp định thương mại tự do khác nhau sẽ có những quy định về nguồn gốc xuất xứ khác nhau.

Các loại quy tắc xuất xứ hàng hóa

Quy tắc xuất xứ của hàng hóa được chia làm hai loại theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP, gồm:

  • Quy tắc xuất xứ ưu đãi: Là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có cam kết hoặc thoả thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan.
  • Quy tắc xuất xứ không ưu đãi: Là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa không có cam kết hoặc thoả thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan, và trong các trường hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại.
Quy tắc xuất xứ hàng hóa là gì? Được quy định ra sao?
Quy tắc xuất xứ hàng hóa được hiểu là quy định riêng về hàng hóa có thỏa thuận ưu đãi thuế quan, phi thuế quan, bao gồm quy tắc xuất xứ ưu đãi và không ưu đãi.

Cơ sở pháp lý về quy tắc xuất xứ hàng hóa

Quy tắc xuất xứ của hàng hóa dựa trên những cơ sở pháp lý sau:

  • Hiệp định về quy tắc xuất xứ hàng hoá của WTO;
  • Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về xuất xứ hàng hóa;
  • Thông tư số 08/2006/TT-BTM ngày 17/4/2006 và Thông tư số 10/2006/TTBTM ngày 01/6/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn cách xác định xuất xứ không thuần túy;
  • Thông tư số 06/2011/TT-BCT ngày 21/3/2011 của Bộ Công thương quy định thủ tục cấp C/O hàng hóa ưu đãi;
  • Quyết định 1313/QĐ-BCT ngày 17/4/2017 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2412/QĐ-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi qua Internet;
  • Thông tư 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 Quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;
  • Thông tư 05/2018/TT-BCT ngày 03/4/2018 Quy định về xuất xứ hàng hóa;
  • Thông tư 15/2018/TT-BCT ngày 29/6/2018 Quy định về việc phân luồng trong quy trình Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi;
  • Thông tư 39/2018/TT-BCT ngày 30/10/2018 Quy định kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

Một số quy định liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa cần biết

Sau khi các Doanh nghiệp, tư nhân sản xuất – kinh doanh đã biết chính xác quy tắc xuất xứ là gì và các loại quy tắc xuất xứ hiện nay thì cũng cần nắm rõ những quy định liên quan tới quy tắc xuất xứ hàng hóa. Cụ thể như sau:

Quy định về cấp giấy chứng nhận nguồn gốc hàng hóa

Điều 12 Chương 4 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ, Quy định về xuất xứ hàng hóa:

  • Giấy chứng nhận xuất xứ do các tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cấp theo mẫu quy định;
  • Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hoá xuất khẩu phải nộp cho tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực nội dung hồ sơ đó;
  • Tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ, để xác định nguồn gốc hàng hoá xuất khẩu và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, có thể kéo dài nhưng không quá 05 ngày làm việc;
  • Giấy chứng nhận xuất xứ sẽ không được cấp nếu hàng hoá xuất khẩu không đáp ứng được tiêu chí về xuất xứ quy định tại Nghị định này hoặc bộ hồ sơ đề nghị cấp không hợp lệ;
  • Trong trường hợp cơ quan Hải quan, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu kiểm tra tính xác thực xuất xứ của hàng hoá trong quá trình vận chuyển, Tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ có trách nhiệm xác minh xuất xứ của hàng hoá này và thông báo lại cho cơ quan đã yêu cầu.

Quy tắc hàng hóa không ưu đãi

Điều 6 Thông tư 05/2018/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành, nêu rõ quy tắc nguồn gốc hàng hóa không ưu đãi như sau:

  • Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng quy định tại Điều 7 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ của hàng hóa (gọi tắt là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP);
  • Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng tiêu chí xuất xứ không ưu đãi thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này để hướng dẫn Điều 8 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.
Quy tắc xuất xứ hàng hóa là gì? Được quy định ra sao?
Có một số quy định trong quy tắc xuất xứ hàng hóa mà mỗi Doanh nghiệp, Chủ hàng, Nhà vận chuyển,…cần phải nắm rõ và hiểu đúng.

Quy tắc nguồn gốc hàng hóa ưu đãi

Điều 5 Thông tư 05/2018/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành, nêu rõ quy tắc xuất xứ ưu đãi như sau:

  • Đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan và phi thuế quan, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó;
  • Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo quy định của nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi này và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn quy tắc xuất xứ đó.

Cách ghi nguồn gốc hàng hóa trên nhãn mác

Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định cách ghi nguồn gốc của hàng hóa trên nhãn hàng hóa như sau:

  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ của hàng hóa hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết;
  • Cách ghi xuất xứ hàng hóa: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó;
  • Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó không được viết tắt.

>>Xem thêm: Ủy thác xuất nhập khẩu là gì?

Ratraco Solutions hân hạnh giới thiệu Dịch vụ xuất khẩu Vải thiều, Sầu riêng sang Trung Quốc qua Ga Đồng Đăng bao trọn gói thủ tục, đóng thuế 2 đầu cho Doanh nghiệp

RATRACO SOLUTIONS chuyên cung cấp giải pháp lưu trữ cont lạnh tự hành, cấp cont lạnh chờ thu hoạch nông sản, vận chuyển container khô, vận chuyển container lạnh tự hành Trong nước và Quốc tế. Nay nhận thấy nhu cầu vận chuyển Sầu riêng, Vải thiều sang Trung Quốc qua Ga đường sắt Quốc tế Đồng Đăng đang tăng cao (do tính chất mặt hàng trái cây này đang vào mùa vụ, cộng thêm sức tiêu thụ ở thị trường Trung rất lớn), CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO triển khai Dịch vụ xuất khẩu Sầu Riêng, Vải thiều sang Trung Quốc Chính Ngạch bao trọn gói thủ tục đóng thuế 2 đầu giá rẻ, cạnh tranh nhất thị trường. Hỗ trợ DN, Chủ vườn từ A-Z về nghiệp vụ hải quan. Đặc biệt, về quy tắc xuất xứ hàng hóa, phía Ratraco nắm rất rõ và hiểu luật nên cam kết chuẩn bị đủ hồ sơ xuất khẩu cần thiết cho lô hàng Vải, Sầu riêng của khách.

Cách thức vận tải hàng hóa (Vải, Sầu riêng) bằng container lạnh tự hành đường sắt tuyến Việt – Trung: Ratraco tiến hành đưa container lạnh chuyên dùng đến kho hàng của DN. Sau khi hàng hóa được đóng gói và xếp lên container, chúng tôi sẽ vận chuyển về ga liên vận quốc tế Kép để vận chuyển đưa lên Cửa khẩu ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng hoàn tất các thủ tục để XK sang Trung Quốc. Tại đây đã có sẵn kho hàng tại Ga Bằng Tường thuận tiện cho việc lưu trữ, sắp xếp hàng trước khi giao cho thương buôn, thương lái, người nhập hàng phía Trung. Ratraco đang ứng dụng giải pháp vận chuyển giảm 25 – 30% chi phí Logistics trong chuỗi cung ứng lạnh của DN, vừa tiết kiệm vừa mang lại hiệu quả cao trong giao thương, XK trái cây Việt.

Quy tắc xuất xứ hàng hóa là gì? Được quy định ra sao?
Để đảm bảo hàng sầu riêng, vải thiều XK sang Trung được tươi ngon, nguyên vẹn, Ratraco sử dụng cont lạnh tự hành đường sắt để vận chuyển qua Ga Đồng Đăng – Ga Bằng Tường.

Hồ sơ hải quan và đăng ký mã vùng đối với sầu riêng, vải xuất khẩu

Bộ hồ sơ Ratraco dự kiến chuẩn bị cho lô hàng sầu riêng, vải XK Chính Ngạch sang TQ

  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract);
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice);
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list);
  • Vận đơn (Bill of Lading);
  • Tờ khai Hải quan (Customs Declaration);
  • Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate);
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa (C/O Form E) – Đáp ứng đúng quy tắc xuất xứ hàng hóa;
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch (Phytosanitary Certificate);
  • Các giấy tờ khác theo yêu cầu của hải quan và phục vụ cho việc xin giấy phép như: Catalogue, hình ảnh hàng,…

Hồ sơ đăng kí mã vùng trồng cho sầu riêng, vải XK sang TQ

  • Đơn xin cấp mã số vùng trồng;
  • Giấy đăng ký kinh doanh;
  • Các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;
  • Giấy chứng nhận VietGAP cho vùng trồng xin cấp mã số (nếu có);
  • Tờ khai kĩ thuật (TCCS 772: 2020/BVTV).

Lịch trình vận tải container lạnh tuyến Việt – Trung

Tuyến Việt Nam – Trung Quốc: Khởi hành hằng ngày

  • Tuyến Yên Viên – Đồng Đăng – Pingxiang – Nanning Nan sau đó tiếp chuyển đi các tỉnh, thành phố của Trung Quốc (và ngược lại);
  • Vận chuyển hàng hóa Liên vận Quốc tế trên tuyến Kép – Đồng Đăng – Bằng Tường – Nam Ninh và ngược lại: 2 chuyến/ngày;
  • Thời gian: 3 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới;
  • Dịch vụ vận chuyển hàng hóa khép kín Kho – Kho.

Các loại Vải, Sầu riêng nhận XK, vận tải bằng cont lạnh tự hành đường sắt

Nhận xuất khẩu nhiều loại Sầu riêng sang TQ qua Ga Đồng Đăng

Ratraco nhận XK Sầu riêng sang Trung Quốc đa dạng các loại:

  • Sầu riêng Ri 6;
  • Sầu riêng chuồng bò;
  • Sầu riêng khổ qua;
  • Sầu riêng Cái Mơn;
  • Sầu riêng ruột đỏ,…

Nhận xuất khẩu nhiều loại Vải sang TQ qua Ga Đồng Đăng

Ratraco nhận XK Vải sang Trung Quốc đa dạng các loại:

  • Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang);
  • Vải thiều Bát Trang (Hải Phòng);
  • Vải thiều Thanh Hà (Hải Dương),…

Dịch vụ liên quan cung cấp cho DN khi XK Sầu riêng, Vải sang TQ

Dịch vụ Hải quan của Ratraco

  • Đại lý làm thủ tục hải quan thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu;
  • Đại lý làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh có thay đổi phương thức vận tải.

Dịch vụ kho bãi, xếp dỡ của Ratraco

  • Cho thuê kho bãi;
  • Bảo quản, lưu trữ hàng hóa;
  • Giao nhận và xếp dỡ hàng hóa 24/24 bằng phương tiện chuyên dùng.

Đối tượng khách hàng hướng đến

Ratraco tập trung hướng đến các đối tượng khách hàng:

  • Đại lý giao nhận hàng Forwarding;
  • Đơn vị cung cấp hàng;
  • Đơn vị nhập hàng.

Qua những giải đáp về quy tắc xuất xứ, Ratraco hi vọng đã làm rõ định nghĩa quy tắc xuất xứ là gì, quy tắc xuất xứ hàng hóa kèm theo các quy định nào liên quan, dựa trên cơ sở pháp lý nào,…Để từ đó Doanh nghiệp cũng có sự chuẩn bị đầy đủ về hồ sơ, chứng từ, giấy tờ cần thiết cho việc thông quan lô hàng XNK. Trong trường hợp các Chủ hàng/DN chưa có nhiều kinh nghiệm về nghiệp vụ hải quan, đóng thuế tại Cửa khẩu,…cho mặt hàng trái cây như Sầu riêng, Vải thiều XK sang Trung, vui lòng liên hệ Hotline bên dưới để được tư vấn DV xuất khẩu và báo giá gửi hàng trực tiếp.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ