Kho ngoại quan là gì? Tìm hiểu những quy định khi xây dựng kho ngoại quan

Nhiều Doanh nghiệp trong nước hiện nay muốn xây dựng kho ngoại quan để lưu trữ, bảo quản đa dạng các loại hàng hóa thuộc mọi ngành nghề, lĩnh vực để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây đó là làm thế nào có thể thiết kế kiểu kho này? Cần tuân thủ các quy định xây dựng kho ngoại quan như thế nào?

Đơn vị vận tải hàng hóa RatracoSolutions Logistics sẽ chỉ ra những kiến thức liên quan đến khái niệm kho ngoại quan là gì, có vai trò như thế nào đối với các Doanh nghiệp, quy định công nhận kho ngoại quan cũng như một số trường hợp cần chấm dứt hoạt động của mô hình kho lưu hàng đặc thù này. Doanh nghiệp của bạn nếu quan tâm có thể nghiên cứu, tìm đọc để có kế hoạch xây dựng kho hàng ngoại quan theo đúng quy định.

Kho ngoại quan là gì, tiếng Anh gọi là gì? Vai trò của kho ngoại quan?

Kho ngoại quan là gì?

Kho ngoại quan tiếng Anh gọi là “Bonded Warehouse” hoặc “Bonded Store”  đây là một khu vực kho bãi có thiết kế ngăn cách với khu vực xung quanh và được xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Mục đích của dạng kho này là dùng để tạm lưu trữ, bảo quản hoặc thực hiện các dịch vụ đơn giản như đóng gói, chia tách hàng hóa nhập từ nước ngoài hoặc hàng nội địa chuẩn bị xuất khẩu. Quy định cụ thể của hoạt động này sẽ căn cứ vào hợp đồng được ký kết giữa chủ hàng với chủ kho ngoại quan.

Ngoài ra, theo điều 4 luật Hải Quan 2014, tại khoản 10 nêu rõ khái niệm về kho ngoại quan, cụ thể như sau: “Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam”.

Trên phương diện quốc tế, khi thường xuyên phải giao dịch với khách hàng nước ngoài, bạn cũng cần tìm hiểu kho ngoại quan trong Tiếng Anh là gì. Khi đề cập tới khái niệm này trong các văn bản cũng như khi giao tiếp, “Bonded Warehouse” hoặc “Bonded Store” là 2 từ Tiếng Anh kho ngoại quan thông dụng được nhiều người sử dụng nhất hiện nay.

Xem thêm  Tìm hiểu quy trình xếp dỡ hàng hóa tại cảng biến hiện nay
Kho ngoại quan là gì? Tìm hiểu những quy định khi xây dựng kho ngoại quan
Kho ngoại quan được thiết kế ngăn cách với khu vực xung quanh & đặc biệt xây dựng trên lãnh thổ nước ta.

Vai trò của kho ngoại quan với Doanh nghiệp

  • Giúp giải quyết các vấn đề về diện tích kho trong các mùa cao điểm một cách dễ dàng
  • Hàng hóa trong kho này có thể được vận chuyển đến những khu vực miễn thuế để bán (không phải đóng thuế)
  • Hàng hóa ở kho ngoại quan vừa là hàng mẫu để giới thiệu đến khách hàng tiềm năng vừa là hàng hóa sẵn sàng được bán ra bất cứ lúc nào
  • Cung cấp các dịch vụ khác như lưu trữ gói hàng hóa, chia thùng, dán nhãn, giá, mã vạch, vận tải hàng hóa đến khách hàng
  • Các đơn vị chủ hàng có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa hoặc chuyển hàng đến kho ngoại quan khác mà không phải đóng thuế.

Kho ngoại quan lưu hàng hóa gì?

Trong kho ngoại quan, các chủng loại hàng hóa lưu trữ rất đa dạng, thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Đó có thể là loại hàng thực phẩm, đồ gia dụng, hàng may mặc, thiết bị máy móc, linh kiện điện tử,…miễn không thuộc hàng cấm & được pháp luật Việt Nam cho phép. Chức năng của loại kho ngoại quan này dùng để lưu trữ các mặt hàng như:

  • Hàng hóa quá cảnh lưu tại kho ngoại quan của Việt Nam để chuẩn bị xuất khẩu sang thị trường các nước
  • Hàng hóa nhập kho chờ hoàn tất thủ tục để chuẩn bị đưa vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam
  • Hàng đã hết thời gian tạm nhập và buộc phải tái xuất
  • Hàng hóa đã hoàn tất thủ tục hải quan và chuẩn bị xuất khẩu sang nước ngoài
  • Hàng hóa có quyết định từ Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc tái xuất.

Lưu ý, các mặt hàng không được lưu trong kho ngoại quan: Loại hàng độc hại không được cấp phép; Hàng hóa nằm trong danh mục cấm xuất nhập khẩu, trừ khi được Thủ tướng chính phủ cho phép; Hàng lậu, hàng giả, hàng nhái các nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ từ Việt Nam; Hàng có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, ô nhiễm môi trường,…

Tìm hiểu những quy định khi xây dựng kho ngoại quan

Theo Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định xây dựng kho ngoại quan, có 5 điều kiện công nhận kho ngoại quan bao gồm:

1. Kho, bãi ngoại quan được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng tường rào, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát của Cơ quan hải quan, trừ kho nằm trong khu vực cửa khẩu, cảng đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh.

Xem thêm  Điểm danh 6 hãng hàng không ở Việt Nam hiện nay

2. Khu vực đề nghị công nhận kho, bãi ngoại quan phải nằm trong khu vực quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Hải quan hoặc khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu vực được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nằm trong quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm Logistics.

3. Về diện tích

  • Kho ngoại quan nằm trong khu vực cảng thủy nội địa, cảng biển, cảng cạn, cảng hàng không quốc tế hoặc khu vực ga đường sắt liên vận quốc tế phải có diện tích kho chứa hàng tối thiểu 1000 m2
  • Kho ngoại quan không thuộc trường hợp quy định nêu trên phải có diện tích khu đất tối thiểu 5.000 m(bao gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2)
  • Kho ngoại quan chuyên dùng có diện tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 mhoặc thể tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m3
  • Kho ngoại quan nằm trong khu Công nghiệp phải có diện tích khu đất tối thiểu 4.000 m(bao gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2)
  • Bãi ngoại quan phải có diện tích tối thiểu 10.000 m2, không yêu cầu diện tích kho.
Kho ngoại quan là gì? Tìm hiểu những quy định khi xây dựng kho ngoại quan
Quy định xây dựng kho ngoại quan hiện nay là cần phải đáp ứng hiệu quả về diện tích cho phép.

4. Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với Cơ quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của kho ngoại quan, bãi ngoại quan (bao gồm cổng, cửa và trong kho bãi, riêng kho ngoại quan chứa hàng đông lạnh không phải lắp đặt trong kho) vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh lưu giữ tối thiểu 6 tháng.

5. Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu trữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, chủng loại, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm vận chuyển hàng hóa vào kho, thời gian đưa ra, lưu trữ trong kho ngoại quan chi tiết theo tờ khai hải quan để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động.

Những trường hợp nào chấm dứt hoạt động của kho ngoại quan?

5 trường hợp chấm dứt hoạt động của kho ngoại quan theo quy định từ Nghị định, cụ thể là:

1. Doanh nghiệp không duy trì các điều kiện đã chỉ ra hoặc chấm dứt hoạt động của chủ kho cũ trong trường hợp chuyển quyền sở hữu kho ngoại quan

Xem thêm  Hàng tạm nhập tái xuất là gì? Được quy định ra sao?

2. Doanh nghiệp có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động kho ngoại quan gửi Tổng cục Hải quan

3. Quá thời hạn 6 tháng, kể từ khi có quyết định công nhận nhưng Doanh nghiệp không đưa kho ngoại quan vào hoạt động

4. Quá thời hạn tạm dừng hoạt động nhưng Doanh nghiệp không có văn bản thông báo hoạt động trở lại

5. Doanh nghiệp 3 lần vi phạm hành chính trong 12 tháng về hải quan liên quan đến hoạt động của kho ngoại quan và bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan.

Ratraco Solutions vừa chia sẻ đến quý Doanh nghiệp những quy định xây dựng kho ngoại quan, khái niệm kho hải quan là gì? Những quy định khi xây dựng kho ngoại quan hiện nay. Từ đó khi bạn có nhu cầu muốn lựa chọn loại kho này để phục vụ cho nhiều mục đích lưu trữ, bảo quản khác nhau thì nên nắm rõ từng quy định liên quan nhằm hạn chế một số trường hợp có thể bị từ chối hoạt động.

Hiện nay, tại Việt Nam, kho ngoại quan là một trong những loại kho khá thông dụng, phổ biến bởi tính ứng dụng của nó khá cao. Chính vì vậy, việc hiểu rõ về tính chất, quy mô, vai trò, lợi ích, kèm theo đó là những lưu ý về quá trình xin giấy phép xây kho là thực sự cần thiết đối với cá nhân từng Công ty, đơn vị kinh doanh hàng hóa các loại,…Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu muốn tìm thuê Dịch vụ kho bãi chuyên nghiệp, an toàn, giá tốt, liên hệ ngay với RatracoSolutions Logistics theo hotline bên dưới để được tư vấn, hỗ trợ, báo giá tận tình nhất.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ