Những khó khăn, hạn chế mà vận tải đường sắt đang gặp phải

Trong bài viết này, hãy cùng RatracoSoluiotns Logistics nhìn nhận những khó khăn và hạn chế mà vận tải đường sắt gặp phải hiện nay, từ đó có cái nhìn tổng quan hơn về phương thức vận chuyển này, những hướng phát triển trong tương lai, cũng như khách hàng có thêm kiến thức lựa chọn thời gian và hành trình vận chuyển đường sắt sao cho hợp lý mà vẫn thu được hiệu quả cao.

Một số điểm nổi bật của vận tải đường sắt hiện nay

Mạng lưới đường sắt quốc gia Việt Nam có 7 tuyến chính với tổng chiều dài gần 3.160 km, mật độ đạt 7,9 km/1000 km2, trong đó 2.646 km đường chính tuyến và 514 km đường ga/ nhánh.

Vận tải nội địa

Các chuyến tàu Container chuyên chở hàng trái cây tươi bảo quản lạnh đi từ Sóng Thần đến Lào Cai giúp giảm chi phí vận tải hàng hoá đáng kể so với đi đường bộ. Ngoài ra, ngành đường sắt còn nâng cấp mở rộng, ưu tiên tại các ga hàng hóa hiện hữu của đường sắt Việt Nam (ĐSVN) tại các khu ga: Sóng Thần, Yên Viên và Đông Anh.

Tuyến đường sắt “xương sống” Bắc Nam nối hai miền đất nước cũng đang ngày được đầu tư nâng cấp về trang thiết bị, cơ sở vật chất và hạ tầng để ngày một phát triển, vươn xa.

Liên vận quốc tế

Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt giữ một vai trò rất lớn trong liên vận Á – Âu, đặc biệt khi đòi hỏi vận chuyển nhanh chóng các mặt hàng có giá trị. Triển vọng hợp tác với đường sắt Kazakstan, đường sắt Nga và đường sắt Trung Quốc trong việc phát triển Logistics trên tuyến đường sắt liên vận quốc tế giữa Việt Nam – Trung Quốc – Kazakhstan – Nga – EU là rất lớn.

Khó khăn mà vận tải đường sắt đang gặp phải
Vận tải đường sắt giúp chuyên chở được khối lượng hàng hóa lớn cùng thời gian vận chuyển nhanh chóng

Chẳng hạn, so với đường biển kéo dài từ 45-50 ngày đêm thì thời gian chạy các đoàn tàu container chuyên tuyến nói trên trung bình từ 14-16 ngày đêm. Hay nếu đi bằng đường biển sẽ mất từ 40-45 ngày đêm thì hành trình chạy tàu container chuyên tuyến từ Việt Nam đi đến Moskva chỉ dự kiến từ 18-20 ngày đêm.

Ngoài ra, để phục vụ khách hàng chuyên chở hàng hóa liên vận quốc tế từ kho đến kho, Việt Nam đã hợp tác với các công ty liên vận quốc tế để tăng cường giao thương và phục vụ các nhu cầu vận chuyển ngày càng đa dạng trong hoạt động dịch vụ Logistics.

Vận tải đường sắt đang đứng trước những khó khăn, hạn chế và thử thách

Áp lực cạnh tranh với các loại hình vận tải khác

Vận tải đường sắt được biết đến là loại hình vận chuyển giá rẻ cho hàng hóa có khối lượng lớn và thân thiện với môi trường, tuy nhiên tại sao vẫn có những áp lực cạnh tranh nhất định? Có thể nói khi các hãng hàng không giá rẻ ra đời cung cấp nhiều đường bay cự li ngắn và trung bình, cùng với đó là đẩy nhanh tốc độ vận chuyển đã đưa đường sắt vào thế cạnh tranh với đường hàng hàng không.

Xem thêm  Tìm hiểu ưu nhược điểm của dịch vụ vận tải hàng hóa đường thủy

Ngoài ra, sự phát triển của tuyến đường sắt Bắc Nam theo suốt chiều dọc của đất nước lại không thể cạnh tranh lại loại hình vận tải bằng đường bộ bởi tính linh hoạt và cơ sở hạ tầng có thêm nhiều tuyến đường cao tốc mới đã tạo áp lực cạnh tranh rất lớn và làm giảm thị phần vận tải đường sắt.

Tính đồng bộ chưa cao

Vận tải đường sắt gặp nhiều khó khăn do tiêu chuẩn kỹ thuật tuyến đường thiếu đồng cấp, tính đồng bộ chưa cao giữa các tuyến đường và phương tiện, giữa hệ thống kho bãi và thiết bị xếp dỡ tại các ga dẫn tới vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Có thể nói hệ thống kho bãi của các ga chưa được quy hoạch, sắp xếp hợp lý dẫn đến có quá nhiều bất cập. Đặc biệt gây kho khăn cho vận tải Container theo tuyến đường dài.

Bên cạnh đó, việc thiếu sự liên kết, đồng bộ với các phương thức vận tải khác cũng gây nên rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn như hệ thống đường ray tại một số khu vực không có kết nối được đến cảng biển lớn như Cái Mép – Thị Vải hay cảng Hải Phòng khiến cho hàng hóa phải qua một bước vận chuyển trung gian bằng phương tiện khác, gây nên chi phí vận chuyển lớn và khó khăn cho các doanh nghiệp và chủ hàng phải chi thêm khoản vận chuyển lớn.

Khó khăn mà vận tải đường sắt đang gặp phải
Tính đồng bộ trong ngành đường sắt chưa cao dẫn đến chi phí đắt và hàng hóa khó kiểm soát.

Do thiếu tính đồng bộ, nên hàng hóa trong quá trình vận chuyển nhiều khi không đảm bảo được chất lượng, hàng hóa phải chờ đợi để được bốc dỡ lên xuống các phương tiện trung gian dễ gây thất thoát và hư hỏng và khó kiểm soát được khối lượng hàng hóa.

Cơ sở hạ tầng – máy móc kỹ thuật hạn chế

Ngành đường sắt chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức, nhiều tuyến đường xếp dở, đường nhánh dùng riêng ở nhiều ga bị bóc dỡ, đường sắt không được quan tâm tương xứng với sự phát triển của xã hội. Đắt đai và hạ tầng đường sắt bị xâm lấn nghiêm trọng diễn ra ở một số khu vực có tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, gây nên ắc tắc giao thông đô thị, từ đó mà giờ tàu chạy cũng bị ảnh hưởng theo, hạn chế tốc độ và giờ chạy của tàu vận tải đường sắt.

Hạ tầng đường sắt tập trung ở tuyến đường Bắc Nam là chính mà chưa có sự nhìn nhận hoặc mở rộng thêm những tuyến mới để kết nối các vùng, miền khác… Những nổ lực quy hoạch và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt còn gặp nhiều bất cập, một số hạ tầng còn dang dở, các tuyến đường sắt chưa được quan tâm và quy hoạch để kết nối tổng thể với nhau, dẫn đến hành trình rời rạc, gây khó khăn trong quá trình vận chuyển, từ đó dẫn tới giá thành cho dịch vụ vận tải này vẫn còn cao so với mặt bằng chung.

Xem thêm  Tìm hiểu tất cả tài liệu về Container lạnh từ A-Z
Khó khăn mà vận tải đường sắt đang gặp phải
Cơ sở kỹ thuật và hạ tầng gặp nhiều hạn chế trong việc đầu tư, nâng cấp do kinh phí vốn hạn hẹp.

Một số máy móc, thiết bị đã xuống cấp, cũ kỹ sau nhiều năm hoạt động mà không được bảo dưỡng đúng và đầu tư nâng cấp gây tiêu hao nhiều nhiên liệu, trở ngại trong vận dụng, bảo trì, sửa chữa… Chẳng hạn như những đầu máy kéo đã cũ, công suất thấp, lạc hậu chiếm tới 60%, hoặc việc nâng cấp và làm mới các toa xe chuyên dùng vận tải container vẫn chưa được chú trọng và xem xét, dẫn đến không thể đáp ứng được nhu cầu vận tải đa dạng cùng với khối lượng hàng hóa lớn.

Nhìn chung, những thiếu thốn về cơ sở vật chất và đầu tư chưa thực sự hiệu quả về mặt hạ tầng ở vận tải đường sắt gây cho nó những cạnh tranh nhất định và khó là phương án chọn lựa khi ngành hàng không giá rẻ và vận chuyển linh hoạt bằng ô tô đang ngày một chiếm ưu thế lớn.

Thủ tục phức tạp – chi phí vận chuyển còn cao

Như đã phân tích trên, do thiếu tính đồng bộ, cơ sở vật chất và hạ tầng chưa được đầu tư chính đáng mà dẫn đến chi phí vận tải của ngành đường sắt đang ở mức khá cao, đặc biệt có những tuyến hành trình có mức giá cước gấp đôi đường biển.

Một lý do khác nữa là lượng hàng hóa vận chuyển hiện chưa nhiều mà thủ tục quá cảnh thì phức tạp tạo nên nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Vốn đầu tư khan hiếm

Thị phần vận tải đường sắt ngày càng sụt giảm, không cạnh tranh được với các loại hình vận tải khác. Trên thực tế, ngành đường sắt vẫn nhận được vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nhưng con số này quá eo hẹp, trong khi nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển là rắt lớn nhưng thực tế thì không đáp ứng được.

Hướng phát triển của nghành đường sắt trong tương lai

Trong những năm qua, đặc biệt là năm 2018, Đường sắt Việt Nam cũng đã có chủ trương và thực hiện đầu tư cho hệ thống thông tin tín hiệu hỗ trợ cho hoạt động Logistics. Điều quan trọng hiện giờ là tập trung khắc phục những khó khăn nội tại, bố trí ngân sách để cải tạo, nâng cấp hệ thống đường sắt hiện hữu; đồng thời, kêu gọi xã hội hóa đầu tư vào kết cấu hạ tầng đường sắt.

Tối ưu hóa hoạt động vận tải bằng cách nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống điều hành vận tải (OCC), từ đó giúp lập kế hoạch tập trung tự động, điều chỉnh biểu đồ chạy tàu “động” trong suốt quá trình điều hành vận tải. thông tin trực tiếp giữa lái tàu và các nhân viên trung tâm OCC. Điều này giúp hạn chế được những rủi ro trong quá trình vận tải cũng như đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về vận tải hàng hóa trong thời buổi kinh tế hiện nay.

Xem thêm  Thời gian vận chuyển đường sắt Bắc Nam trong bao lâu?

Cần thay đổi nhận thức của xã hội và doanh nghiệp về vai trò của ngành đường sắt, đặc biệt là vận tải đường sắt xuyên quốc gia có thể tăng khối lượng hàng hóa lớn, từ đó mới giúp nâng cao sức cạnh tranh của ngành trong thị trường vận tải hiện nay.

Một phương pháp được hướng đến trong tương lai là vận dụng mô hình vận chuyển đa phương thức, kết hợp đường biển và đường sắt để tối ưu được lượng hàng hóa, tiết kiệm chi phí vận chuyển và giảm bớt áp lực về các thủ tục pháp lý.

Ratraco Solutions cung cấp dịch vụ Logistics chuyên nghiệp hiện nay

Như vậy, những khó khăn mà ngành vận tải đường sắt đang gặp phải như hạn chế về hệ thống kho bãi, thiết bị xếp dỡ tại các ga và đặc biệt thiếu kết nối với các phương thức vận tải khác chưa được đồng bộ hiệu quả. Hay hạ tầng chưa được quy hoạch, sắp xếp hợp lý, cộng với bất cập về thời gian và giá cước dẫn đến việc cạnh tranh kém của Logistisc đường sắt ở Việt Nam.

Tuy nhiên, nhìn vào mặt hạn chế này để có cách khắc phục cũng như nâng cấp trong tương lai. Thế nhưng đường sắt vẫn cung cấp rất nhiều dịch vụ vận chuyển đa dạng và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp khi biết kết hợp mô hình vận tải đa phương thức hiện đại. Nếu khách hàng đang có nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt cũng như liên vận quốc tế bằng hình thức này thì có thể liên hệ với RatracoSoluitons Logistics để được tư vấn, giải đáp và đặt hàng nhanh nhất nhé!

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ