Phiếu cân hàng AIR là gì? Được quy định ra sao?

Trong vận tải hàng hóa bằng máy bay, phiếu cân hàng đường hàng không là căn cứ để tính toán cước phí vận chuyển nên cần có sự khai báo chuẩn xác từng thông tin. Ratraco Solutions sẽ góp nhặt kiến thức từ nhiều nguồn để làm rõ phiếu cân hàng air là gì, quy định của phiếu cân hàng,…cùng với đó là hướng dẫn cách khai trên phiếu cân hàng air cho cá nhân, doanh nghiệp áp dụng.

Khái niệm phiếu cân hàng Air là gì?

Phiếu cân hàng air là gì? Phiếu cân hàng Air/Tờ khai gửi hàng (Shipper’s Letter of Instruction) là giấy dùng để khai chi tiết lô hàng với kho TCS/SCSC. Trên phiếu cân có các thông tin: Tên người gửi, tên người nhận, số vận đơn, nơi đi, nơi đến, số kiện, số kg, trọng lượng tính cước, kích thước kiện,…

Phiếu cân hàng AIR là gì? Được quy định ra sao?
Mẫu phiếu cân hàng air được sử dụng phổ biến trong các hoạt động xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không, máy bay.

Kho TCS và kho SCSC hiện có 2 mẫu phiếu cân hàng khác nhau nhưng thông tin cơ bản sẽ tương tự nhau. Nếu làm lần đầu và không có người hỗ trợ, bạn nên ra sân bay và đến phòng thượng vụ của 2 kho xin phiếu điền vào.

Hướng dẫn cách ghi phiếu cân hàng Air của SCSC

Phiếu cân hàng air là gì đã được phía Đơn vị vận chuyển container đường sắt RATRACO SOLUTIONS giải đáp. Tiếp theo đây là các nội dung trên phiếu cân hàng air sẽ bao gồm các trường, chỉ mục cần khai báo sau:

  • Người gửi (Shipper):

Ghi tên người gửi hàng, địa chỉ cụ thể (số, đường, thành phố, quốc gia) và số điện thoại hoặc telex (nếu có).

  • Người nhận (Consignee):

Ghi tên người nhận hàng, địa chỉ cụ thể (số, đường, thành phố, quốc gia) và SĐT hoặc telex (nếu có).

  • Số không vận đơn (Air Waybill number):

Ghi đầy đủ số vận đơn được thể hiện trên AWB.

  • Nơi đi (Airport of Departure):

Ghi tên đầy đủ của sân bay tại nơi đi.

  • Nơi đến (Airport of Destination):

Ghi tên của sân bay (thành phố, nếu không biết tên sân bay). Trường hợp nhiều quốc gia có chung một tên thành phố, điền thêm tên quốc gia, ví dụ London U.K.

  • Chuyến bay/Ngày (Flight/Date):

Ghi đầy đủ tên chuyến bay và ngày khởi hành.

  • Số kiện (Total pieces):

Ghi tổng số kiện của lô hàng, chỉ rõ hình thức đóng gói như bao gói, thùng, hộp, túi, cuộn,…

Phiếu cân hàng AIR là gì? Được quy định ra sao?
Phiếu cân hàng Air đường hàng không bao gồm thông tin người gửi, người nhận, nơi đi, nơi đến, loại hàng, trọng lượng hàng, kích thước hàng, chữ ký,…
  • Loại hàng (Description of goods):

Mỗi mặt hàng có trong lô hàng phải được miêu tả riêng biệt, chi tiết. Chẳng hạn: 9 cuộn fim ảnh nhựa 35mm, phim thời sự (xuất xứ từ Mỹ). Mô tả hàng hóa phải phù hợp với thông tin có trong các tài liệu kèm theo như tờ khai xuất khẩu của người gửi hàng, hóa đơn tài chính và giấy phép nhập khẩu. Hàng nguy hiểm phải chỉ rõ tên vận chuyển chính thống và loại nhãn áp dụng trong đóng gói nếu có yêu cầu.

  • Trọng lượng (Gross Weight):

Ghi chính xác tổng trọng lượng cả bì theo Kgs.

  • Trọng lượng tính cước (Chargeable Weight):

So sánh giữa Trọng lượng (Gross Weight) và Trọng lượng thể tích (Volume Weight). Giá trị nào cao hơn dùng để tính cước.

  • Kích thước (Dài x Rộng x Cao):

Điền kích thước của chiều dài nhất, chiều rộng nhất và chiều cao nhất, chỉ rõ đơn vị đo lường.

  • Ngày/chữ ký:

Người gửi hàng phải điền ngày mà họ ký bản hướng dẫn này.

>>Xem thêm: Flat Rack Container là gì?

Chênh lệch trọng lượng giữa tờ khai hải quan với phiếu cân hàng Air, xử lý ra sao?

Với hàng xuất khẩu đường hàng không có thay đổi thông tin về trọng lượng thực tế xuất khẩu hoặc sai lệch về trọng lượng thực tế so với TKHQ hàng air

Thông tin trên tờ khai về phiếu cân hàng khác với thông tin phiếu cân thực tế của lô hàng sẽ xảy ra:

  • NẾU thay đổi thông tin cân nặng không ảnh hưởng tới thay đổi về tiền thuế phải nộp, doanh nghiệp thực hiện tương tự cách trên đã nếu về thay đổi ngày giờ, chuyến bay, lịch bay.
  • NẾU thay đổi cân nặng ảnh hưởng trực tiếp tới tiền thuế phải nộp, doanh nghiệp cần phải khai báo sửa đổi, bổ sung trên tờ khai theo quy định.
Phiếu cân hàng AIR là gì? Được quy định ra sao?
Phiếu cân hàng air là căn cứ tính cước vận tải hàng đường hàng không nên nếu có sự chênh lệch về trọng lượng sẽ có phương án xử lý phù hợp với từng trường hợp.

Với TKHQ xuất khẩu “hàng air” khai sai hoặc thay đổi thông tin về chuyến bay, hãng hàng không, ngày giờ bay so với khai báo của doanh nghiệp, nhưng vẫn đúng nơi nhận hàng cuối cùng

Nếu lô hàng của doanh nghiệp được xử lý trong giờ hành chính có tính chất cấp gấp doanh nghiệp có thể làm văn bản gửi lên chi cục hải quan xuất khẩu đề nghị sửa thông tin chuyến bay, hãng bay và ngà giờ bay tại văn bản ghi rõ lý do thay đổi. Văn bản được trình tại khu vực HQ giám sát cửa khẩu xuất, công chức HQ sẽ dựa vào văn bản và tình hình thức tế để xác nhận hàng qua khu vực giám sát, cán bộ hải quan cập nhật thông tin trển hệ thống VNACCS/VCIS.

Nếu lô hàng ngoài giờ hành chính hoặc trong thời gian ngắn không sửa kịp thì doanh nghiệp sẽ nhờ hải quan giám sát kiểm tra thực tế tình trạng. Những thông tin của lô hàng mà phù hợp với việc khai báo thì xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên hệ thống, ghi ngày, tháng, năm, ký tên trên tờ khai nhưng chưa đóng dấu hàng qua khu vực giám sát.

Lúc này, doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn người khai hải quan thực hiện theo quy định tại điểm 1 Công văn 9441/TCHQ-GSQL ngày 28-7-2014 của Tổng cục Hải quan, sau đó công chức giám sát đóng dấu xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát lên tờ khai.

Tóm tắt quy trình làm hàng xuất AIR tại kho TCS

Bên cạnh việc tìm hiểu phiếu cân hàng air là gì, Ratraco cũng bổ sung thêm về quy trình các bước làm hàng xuất AIR tại kho TCS như sau:

  • Bước 1: Liên hệ Nhà xe vận chuyển linh hoạt set lịch hẹn giao hàng để bạn nhận hàng tại kho TCS;
  • Bước 2: Sau khi nhận hàng xong, bạn kéo thẳng vào bàn cân và cân hàng xem trọng lượng hàng (Gross Weight) bao nhiêu,…
  • Bước 3: Sau khi cân hàng xong kiểm tra xem hàng hóa đi hãng bay nào thì kéo hàng về khu hãng bay đó;
  • Bước 4: Dán Talon (gồm nơi đi – nơi đến, số kiện, số kg, số MAWB, số HAWB,…;
  • Bước 5: Ghi tờ cân. Tờ này gồm liên gốc màu trắng, liên hồng, liên xanh;
  • Bước 6: Ký tờ cân. Cần nắm thông tin số chuyến bay, số hiệu chuyến bay để hỏi nhân viên kho TCS;
  • Bước 7: Đóng tiền ở thương vụ;
  • Bước 8: Sau khi đóng thương vụ xong sẽ đi thanh lý tờ khai;
  • Bước 9: Soi hàng, bạn cầm tờ cân liên xanh, gặp nhân viên tổ kho ban đầu để ký tên và nói yêu cầu tổ kho xúc hàng vào cân;
  • Bước 10: Cầm tờ cân gốc đưa cho Đại lý hãng bay đánh bill là hoàn tất.

Phiếu cân hàng air là gì, hướng dẫn cách khai hoàn tất nội dung trên phiếu cân hàng air cùng một số quy định liên quan tới phiếu cân hàng đã được Ratraco Solutions trình bày cặn kẽ và chi tiết. Các cá nhân, doanh nghiệp xuất khẩu hàng đường hàng không nhưng chưa có kinh nghiệm hoặc đang gặp vướng mắc trong vấn đề khai phiếu cân nên tham khảo và áp dụng ngay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ
Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ