Quản lý thị trường là gì? Làm gì khi bị kiểm tra hàng trên đường?

Hiện nay, với công tác phòng chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng trôi nổi,…phải cần có sự tham gia quản lý của đội Quản lý thị trường nhằm thực hiện mọi biện pháp chống hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng để đưa đến tay người tiêu dùng sẽ là những mặt hàng đảm bảo chất lượng, hàng Chính hãng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Song nhiều người kinh doanh, buôn bán hàng hóa các loại tuy thường nghe đến cụm từ “Quản lý thị trường” nhưng vẫn chưa hiểu hết khái niệm Quản lý thị trường là gì, nhiệm vụ chính, cách thức hoạt động, quyền hạn kiểm tra của đơn vị này ra sao, nhất là chưa biết phải làm gì khi bị quản lý trị trường kiểm tra trên đường,…Dưới đây là những thông tin cho các cá nhân, tổ chức, Doanh nghiệp kinh doanh, Đơn vị vận tải liên quan kịp thời nắm rõ.

Quản lý thị trường là gì?

Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Quản lý thị trường là gì? Làm gì khi bị kiểm tra hàng trên đường?
Quản lý thị trường là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Quản lý thị trường được tổ chức theo một hệ thống từ Trung ương tới địa phương:

  • Ở cấp Trung ương: Có Cục quản lý thị trường trực thuộc bộ Thương mại, do Cục trưởng phụ trách. Cục quản lý thị trường có Cơ quan đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng;
  • Ở cấp tỉnh: Có Chi cục quản lý thị trường trực thuộc Sở Thương mại, do Chi cục trưởng (cũng đồng thời là Phó giám đốc Sở Công thương) phụ trách;
  • Ở cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Có Đội quản lý thị trường trực thuộc Chi cục hoạt động trên địa bàn huyện hoặc liên tỉnh do Đội trưởng phụ trách.

Có thể nói, những thành tích đã đạt được của lực lượng Quản lý thị trường thời gian qua đã đóng góp một phần quan trọng vào thành tích chung của cả nước, nhất là trên mặt trận chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại giúp thị trường ổn định và phát triển lành mạnh, hàng hóa được lưu thông thuận lợi hơn.

Xem thêm  Mức phạt khi vận chuyển hàng hóa không mang hóa đơn, chứng từ

Chức năng của Tổng Cục Quản lý thị trường

Tổng Cục QLTT thực hiện việc kiểm tra, xử lý đối với những hành vi vi phạm sau:

  • Hoạt động thương mại khi đã bị đình chỉ hoặc bị tước quyền;
  • Kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại mà pháp luật cấm kinh doanh;
  • Không có trụ sở hoặc cửa hàng, cửa hiệu thương mại; không có biển hiệu hoặc biển hiệu trái với nội dung được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc không đúng với nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh không có giấy phép hoặc Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoạt động trái với nội dung được ghi trong giấy phép;
  • Không thông tin đầy đủ về tính năng và công dụng của hàng hóa, gây thiệt hại đến lợi ích của người tiêu dùng;
  • Vi phạm các quy định của Nhà nước về thực hiện khung giá, mức giá; niêm yết giá hàng hoá, giá dịch vụ thương mại;
  • Vi phạm về điều kiện kinh doanh đối với những hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật;
  • Vi phạm các quy định về ghi nhãn hàng hóa;
  • Vi phạm các quy định của Nhà nước về khuyến mại, quảng cáo, trưng bày giới thiệu hàng hóa, hội chợ, triển lãm thương mại;
  • Vi phạm các quy định về thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ trong mua – bán và lưu thông hàng hóa;
  • Các hành vi gian lận, lừa dối khách hàng trong mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại;
  • Vi phạm các quy định của Nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
  • Các hành vi khác vi phạm pháp luật về thương mại;
  • Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp;
  • Kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
  • Các hành vi chống Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ;
  • Thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực: Thương mại, Công nghiệp, An toàn thực phẩm.
  • Thu thập tài liệu, chứng cứ, lấy mẫu sản phẩm hàng hóa, tang vật, phương tiện có dấu hiệu vi phạm, trưng cầu giám định, kiểm nghiệm mẫu vật là hàng hóa, tài liệu, giấy tờ, vật chứng liên quan đến vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân;
  • Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính;
  • Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với các hành vi vi phạm pháp luật;
  • Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công thương thực hiện các nội dung quản lý nhà nước quy định của pháp luật;
  • Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính;
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý địa bàn, kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính và cơ sở dữ liệu khác phục vụ hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường; tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường với cấp có thẩm quyền; đề xuất, kiến nghị ban hành, sửa đổi các quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.
Xem thêm  Số Container là gì? Cách đọc như thế nào là chuẩn?

Hoạt động của Quản lý thị trường trong mùa dịch Covid-19

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Công thương, Tổng cục QLTT và UBND tỉnh về kiểm soát thị trường và công tác phòng chống dịch COVID-19, thời gian qua, Cục QLTT các tỉnh đã ban hành các công văn hướng dẫn, chỉ đạo các đội QLTT trực thuộc phối hợp với lực lượng chức năng, chính quyền các địa phương trong tỉnh tập trung theo dõi diễn biến thị trường hàng hóa. Trong đó tập trung kiểm soát những mặt hàng thiết yếu, sản phẩm phục vụ công tác phòng chống dịch, như: dung dịch sát khuẩn tay, khẩu trang y tế, thực phẩm chức năng,…

Quản lý thị trường là gì? Làm gì khi bị kiểm tra hàng trên đường?
Tình hình dịch Covid-19 căng thẳng khiến Cục Quản lý thị trường phải đẩy mạnh công tác kiểm tra các mặt hàng thiết yếu,…

Phối hợp với các ngành, lực lượng chức năng có liên quan tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh tại chợ đầu mối, các khâu lưu thông, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm,…để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Đồng thời cũng ra quân đồng loạt kiểm tra các siêu thị, cơ sở kinh doanh, phân phối các mặt hàng thiết yếu, các sản phẩm phục vụ phòng chống dịch bệnh COVID-19, kinh doanh dược, trang thiết bị, vật tư y tế về việc thực hiện niêm yết giá và bán hàng theo đúng giá niêm yết trên sản phẩm, không được đầu cơ, găm hàng gây khan hiếm hàng hóa.

Song song đó, Cục QLTT các tỉnh cũng tích cực chỉ đạo các phòng chuyên môn, các đội Quản lý thị trường kiểm tra hàng trên đường thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm trong công tác này. Đồng thời duy trì công tác trực, bố trí lực lượng trực kể cả những ngày nghỉ, kiểm tra bình ổn giá cả lương thực, thực phẩm, vật tư y tế… đảm bảo cung cấp đầy đủ cho người dân.

Khi bị Quản lý trị trường kiểm tra trên đường, phải làm gì?

Nếu bạn thắc mắc “Làm gì khi bị Quản lý trị trường kiểm tra trên đường?”, dưới đây là cách xử lý gợi ý cho các chủ hàng, Doanh nghiệp vận tải khi bị quản lý thị trường kiểm tra hàng trên đường:

Cách thứ nhất

Ngay tại thời điểm bị quản lý thị trường ra lệnh dừng xe tải để kiểm tra chứng từ hàng hóa, theo sự linh động của tài xế sẽ “đi cửa sau” để giải quyết nhanh gọn ngay lúc đó (nếu chi phí hợp lý). Nếu QLTT không chấp nhận, bạn có thể thông báo với chủ hàng về tình hình hiện tại để xem xét và xử lý đối với số hàng vi phạm.

Xem thêm  Ưu - nhược điểm của xe nâng chạy bằng gas hiện nay

Cách thứ hai

Nếu tình hình không ổn, bị Đơn vị quản lý thị trường kiểm tra hàng trên đường, dẫn xe về đồn để làm việc kỹ hơn cũng như hạ hàng để kiểm tra từng đơn hàng cụ thể. Đối với số hàng không đầy đủ chứng từ cần phải lập tức bổ sung các giấy tờ: Hóa đơn giá trị gia tăng (đối với hàng mua bán), phiếu xuất nhập kho kiêm vận chuyển nội bộ (nếu là hàng hóa luân chuyển nội bộ), chứng từ xuất nhập khẩu (đối với hàng nhập khẩu) thông qua điện thoại, fax hoặc chỉ dẫn của tài xế.

Quản lý thị trường là gì? Làm gì khi bị kiểm tra hàng trên đường?
Các Đơn vị vận chuyển cần linh động xử lý khi bị Quản lý thị trường kiểm tra hàng trên đường.

Trường hợp xấu nhất

Nếu như 2 cách trên không giải quyết được thì có thể bạn sẽ phải cung cấp đầy đủ chừng từ liên quan và trực tiếp làm việc với Đơn vị Quản lý thị trường trong khoản thời gian quy định.

Qua những thông tin, kinh nghiệm chia sẻ trên, các cá nhân, Doanh nghiệp, Đơn vị vận tải hàng hóa có thể tham khảo để xử lý hiệu quả khi bị Quản lý thị trường kiểm tra hàng trên đường. Bạn có thể áp dụng hoặc linh động thay đổi các phương án tốt nhất để làm việc với cán bộ QLTT nhằm hạn chế thấp nhất mọi trường hợp có khả năng bị thu giữ một phần hoặc toàn bộ số hàng giá trị lớn.

Hi vọng bài viết trên thực sự hữu ích cho những đối tượng chưa hiểu rõ khái niệm Quản lý thị trường là gì cũng như nắm rõ các quy định liên quan, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19, hoạt động của đội QLTT sẽ trở nên gắt gao, nghiêm ngặt hơn…Và nếu có nhu cầu Vận tải hàng hóa thiết yếu mùa dịch bằng Container số lượng lớn, vui lòng liên hệ Ratraco Solutions với đội ngũ nhân viên chuyên trách nắm rõ luật lưu thông hàng hóa đường bộ, đường sắt,…cam kết chuyển hàng nhanh an toàn qua các chốt kiểm dịch.

Xem Bảng giá vận chuyển, vận tải Container bằng đường sắt:

Liên hệ Vận tải container Nam <–> Bắc

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Miền Nam

TP.HCM Bình Dương Đồng Nai
Mr Lưu Toàn: 0909 876 247 Ms Quyên: 0901 411 247 Ms Hoa: 0938 790 247
Ms Quyên: 0901 411 247 Mr Lưu Toàn: 0909 876 247 Mr Lưu Toàn: 0909 876 247
Ms Tâm: 0902 486 247   Ms Tâm: 0902 486 247

Miền Trung

Bình Định Đà Nẵng Nghệ An
Ms Quyên: 0901 411 247 Mr Miền: 0909 199 247 Ms Mỹ Linh: 0901 100 247
Ms Hoa: 0938 790 247 Mr Ý: 0906 354 247 Ms Tâm: 0902 486 247
Ms Tâm: 0902 486 247 Ms Tâm: 0902 486 247  

Miền Bắc

#Hà Nội

Ms Tâm: 0902 486 247

Ms Mỹ Linh: 0901 100 247

Quốc Tế

#Trung Quốc

Ms Hưởng: 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ