Một Doanh nghiệp muốn hoạt động trơn chu từ khâu sản xuất đến khi hàng hóa giao tận tay người tiêu dùng thì bắt buộc phải xây dựng hệ thống SCM. Ratraco Solutions chúng tôi sẽ giải đáp nhanh thuật ngữ supply chain management là gì, supply chain management có ý nghĩa gì, SCM có gì khác so với Logistics cũng như mức lương cho vị trí quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam hiện nay bao nhiêu ngay sau đây.
Supply Chain Management (SCM): Khái niệm và cấu trúc chung
SCM là gì?
Supply Chain Management (SCM) đang dần trở thành một thuật ngữ thịnh hành trong thời gian gần đây. Vậy, cụ thể Supply chain management là gì? SCM là thuật ngữ viết tắt từ Supply Chain Management. Dịch theo nghĩa đen, chúng ta có thể hiểu SCM là quản trị chuỗi cung ứng.
Quản lí chuỗi cung ứng là tổng hợp những hoạt động của nhiều tổ chức trong chuỗi cung ứng và phản hồi trở lại những thông tin cần thiết, kịp thời bằng cách sử dụng mạng lưới công nghệ thông tin và truyền thông kĩ thuật số.
Quản lý chuỗi cung ứng thường gồm các yếu tố chính, đó là:
- Lập kế hoạch;
- Thu mua nguyên liệu;
- Tiến hành sản xuất;
- Giao hàng;
- Nhận trả hàng.
Cấu trúc của SCM
Cấu trúc của hệ thống quản trị chuỗi cung ứng gồm các thành phần chính:
- Nhà cung cấp (supplier): Là những doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Khách hàng (customer): Là những cá nhân, tổ chức mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp;
- Đơn vị sản xuất (producer): Là những doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất, chế biến, lắp ráp để tạo ra sản phẩm/dịch vụ.
Ví dụ về SCM và ý nghĩa của Supply Chain Management
Ví dụ minh họa Supply Chain Management
Để dễ hình dung về mô hình Supply chain management là gì, Đơn vị vận chuyển hàng bằng container RatracoSolutions Logistics sẽ đưa ra một ví dụ thực tế như sau:
Hiểu được tầm quan trọng của SCM đối với hoạt động kinh doanh của mình, Walgreens Boots Alliance Inc. đã tập trung vào việc chuyển đổi chuỗi cung ứng của mình vào năm 2016. Công ty vận hành một trong những chuỗi hiệu thuốc lớn nhất ở Hoa Kỳ và cần quản lý và sửa đổi hiệu quả chuỗi cung ứng của mình để đón đầu các xu hướng thay đổi cũng như tiếp tục gia tăng giá trị cho lợi nhuận của mình.
Kể từ ngày 5 tháng 7 năm 2016, Walgreens đã đầu tư vào phần công nghệ trong chuỗi cung ứng của mình. Công ty đã triển khai một SCM hướng tới tương lai, tổng hợp dữ liệu có liên quan và sử dụng phân tích để dự báo hành vi mua hàng của khách hàng. Sau đó nó hoạt động theo cách của mình để sao lưu chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhu cầu mong đợi của khách hàng.
* Ví dụ: Công ty có thể dự đoán các triệu chứng bệnh cúm để có thể tiên đoán chính xác lượng hàng tồn kho cần thiết cho các loại thuốc cảm cúm không kê đơn. Từ đó tạo ra một chuỗi cung ứng hiệu quả với ít hàng tồn kho. Sử dụng SCM này, công ty có thể giảm lượng hàng tồn kho dư thừa và tất cả các chi phí liên quan đến hàng tồn kho, chẳng hạn như chi phí lưu kho và vận chuyển.
Hoạt động quản lí chuỗi cung ứng có ý nghĩa gì?
Ý nghĩa của hoạt động quản lý chuỗi cung ứng supply chain management là gì? Về cơ bản, SCM sẽ cung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu vào của doanh nghiệp, từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp cho đến các giải pháp tồn kho an toàn của Công ty.
Trong hoạt động quản trị nguồn cung ứng, SCM cung cấp những giải pháp mà theo đó, các nhà cung cấp và công ty sản xuất sẽ làm việc trong môi trường cộng tác, giúp cho các bên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng.
SCM tích hợp hệ thống cung ứng mở rộng và phát triển một môi trường sản xuất kinh doanh thực sự, cho phép công ty của bạn giao dịch trực tiếp với khách hàng và nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua bán và chia sẻ thông tin.
>>Xem thêm: Transhipment là gì?
Phân biệt giữa Supply Chain Management (SCM) và Logistic
Sự khác nhau giữa Logistics với supply chain management là gì? Trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp và nhà quản trị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Mọi người đều cho rằng SCM và Logistic có thể sử dụng thay thế, bổ sung cho nhau. Song thuật ngữ Logistics chỉ là 1 phần nhỏ nằm trong Supply Chain Management.
- SCM chịu trách nhiệm đảm bảo hiệu quả, hiệu suất và doanh thu;
- Logistics đóng vai trò trung tâm trong việc đảm bảo nguyên liệu, hàng hoá lưu thông trơn tru trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
- SCM giúp Logistics liên kết được với các bộ phận khác nhau như Transportation (Vận chuyển); Storage (Kho bãi)…
* Tóm lại: Đối với doanh nghiệp, hoạt động của SCM và Logistics đều rất quan trọng, chúng liên quan mật thiết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động.
Mức lương cho vị trí quản lý chuỗi cung ứng bao nhiêu?
Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 4.000 Công ty Logistics chuyên nghiệp và nhu cầu nhân lực Logistics đến năm 2030 được dự đoán là hơn 200.000 người. Mức lương của Quản lý chuỗi cung ứng là một trong những điều thu hút đông đảo người chọn học ngành này. Theo dữ liệu từ Salaryexplorer, mức lương trung bình cho vị trí này là khoảng 30 triệu đồng/tháng. Một mức lương khá ấn tượng so với thu nhập bình quân hiện nay tại Việt Nam.
Với nhân viên có dưới 2 năm kinh nghiệm, mức lương sẽ dao động khoảng 17.4 triệu đồng/tháng. Người có kinh nghiệm từ 2-5 năm có mức lương khoảng 22.4 triệu đồng/tháng. Trong tương lai, với kinh nghiệm từ 5-10 năm, mức lương dự kiến là 30.9 triệu đồng/tháng, tăng 38% so với người có kinh nghiệm từ 2-5 năm.
Ngoài ra, Salaryexplorer cũng cho biết rằng những người có kinh nghiệm chuyên môn từ 10-15 năm sẽ nhận được mức lương tương đương 38.3 triệu đồng/tháng. Với kinh nghiệm từ 15 – 20 năm, mức lương dự kiến là 41 triệu đồng/tháng.
Khái niệm Supply chain management là gì, hoạt động quản lý chuỗi cung ứng có ý nghĩa ra sao, SCM có gì khác biệt so với Logistics,…đều đã được Ratraco Solutions giải đáp ở trên. Hy vọng rằng qua đây, Doanh nghiệp, Tư nhân nào cũng sẽ có thêm kiến thức và định hướng mới mẻ để phát triển mô hình kinh doanh của đơn vị mình mạnh hơn nữa trong tương lai.