Thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam cụ thể nhất 2024

Lĩnh vực xuất nhập khẩu hiện đang là hoạt động ngoại thương khá rộng nhưng loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu theo nhu cầu kinh doanh là phổ biến nhất. Nếu bạn cần mua một mặt hàng nào từ nước ngoài về thì cần phải tìm hiểu và nắm vững các quy định chung do Nhà nước ban hành về thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam. Song không phải cá nhân hay Doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ hết mọi quy trình, chứng từ cần phải chuẩn bị sẵn để hoàn thành mọi thủ tục nhập khẩu.

Ratraco Solutions chia sẻ nhanh đến bạn đọc về tình hình nhập khẩu hàng hóa vào nước ta hiện nay, chỉ ra khó khăn khi nhập hàng từ nước ngoài vào, chi tiết về các thủ tục nhập hàng. Đồng thời, chúng tôi còn chỉ ra thế mạnh của mình về vận chuyển, hỗ trợ tư vấn làm thủ tục theo quy định đối với hàng nhập số lượng lớn để quý khách có thể cân nhắc lựa chọn giữa hàng trăm, hàng ngàn Công ty Vận tải, Logistics, xuất nhập khẩu hàng hóa trên thị trường hiện nay. Chúng tôi kết hợp với các đơn vị liên quan chuyên cung cấp các Dịch vụ xuất nhập khẩu Logistics trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Mỗi dịch vụ đều thể hiện được thế mạnh và nghiệp vụ chuyên nghiệp của mình.

Tổng quan tình hình nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam hiện nay

Trong bối cảnh làn sóng thứ tư của dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở Việt Nam, đã có tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất và kinh doanh thương mại của nước ta. Nhiều tỉnh thành có quy mô công nghiệp lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang có số ca bệnh tăng cao, nhiều khu công nghiệp phải đóng cửa, nhiều nhà máy phải tạm dừng sản xuất. Hoạt động sản xuất, xuất khẩu của một số doanh nghiệp trong các khu công nghiệp bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, tính chung trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn đạt được một số kết quả đáng khích lệ: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 316,73 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm tiếp tục duy trì ở mức tăng trưởng khá cao 36,1%, đạt 159,1 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường chủ yếu đều tăng cao so với cùng kỳ năm 2020: Trung Quốc tăng 53%; Hàn Quốc tăng 21,1%; ASEAN tăng 47,7%; EU tăng 16,3%.

Giá trị nhập khẩu nhiều mặt hàng tăng cao với cùng kỳ năm 2020, trong đó ô tô tăng 78,4%; kim loại thường tăng 61,2%; chất dẻo tăng 54,9%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 22,1%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 48,7%; sắt thép tăng 40,8%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 37,3%; sản phẩm hóa chất tăng 34,5%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép tăng 34,2%; vải tăng 32,2%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 22,9%; sản phẩm chất dẻo tăng 22%.

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam cụ thể nhất 2022
Số liệu thống kê tỉ trọng kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 6 và 6 tháng năm 2015 – 2021 (Đơn vị tính: Tỷ USD).

Một trong những nguyên nhân khiến giá trị nhập khẩu của các mặt hàng tăng mạnh là do chỉ số giá nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2021 tăng 2,24% so với cùng kỳ năm trước (quý II/2021 tăng 3,28%). Trong đó giá nhập khẩu của một số mặt hàng quan trọng phục vụ gia công sản xuất tăng: kim loại thường khác tăng 12,8%; sắt thép tăng 7,65%; vải tăng 1,65%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 1,62%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 0,56%.

Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng tăng trưởng cao hơn kim ngạch xuất khẩu (nhập khẩu tăng 36,1%; xuất khẩu tăng 28,4%) đã đưa cán cân thương mại 6 tháng đầu năm nhập siêu 1,47 tỷ USD (trong khi, cùng kỳ năm 2020 đạt xuất siêu 5,86 tỷ USD). Tuy nhiên, xét theo cơ cấu hàng nhập khẩu thì tỷ trọng tư liệu sản xuất chiếm đến 93,9% tổng kim ngạch, tăng 0,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu tư liệu sản xuất đạt 149,32 tỷ USD, tăng 36,7%; trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 71,97 tỷ USD, tăng 33% và chiếm 45,2% (giảm 1 điểm phần trăm); nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu đạt 77,35 tỷ USD, tăng 40,2% và chiếm 48,6% (tăng 1,4 điểm phần trăm). Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 9,78 tỷ USD, tăng 28% và chiếm 6,1% (giảm 0,4 điểm phần trăm). Nhập khẩu nhóm hàng tư liệu sản xuất có tốc độ tăng cao, đặc biệt nhóm hàng phục vụ cho sản xuất là nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu tăng tới 40,2% (tỷ trọng tăng 1,4 điểm phần trăm) cho thấy dấu hiệu phục hồi sản xuất có tiến triển tốt và khả quan.

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu hóa chất

Khó khăn gặp phải khi nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài

Đối với những Doanh nghiệp mới thành lập, những cá thể kinh doanh lần đầu thực hiện nhập khẩu hàng hóa sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình làm thủ tục. Một trong những nguyên nhân chính của vấn đề này là hồ sơ thiếu giấy tờ hoặc không hợp lệ. Bên cạnh đó, các Doanh nghiệp cũng không khỏi bỡ ngỡ về thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài sẽ cần chuẩn bị hồ sơ chứng từ gì, thống nhất và ký hợp đồng với đối tác nước ngoài như thế nào hay phương thức thanh toán ra sao, quá trình khai báo hải quan nhập khẩu như thế nào? Trước khi tìm hiểu cần chuẩn bị gì cho thủ tục nhập hàng, chúng tôi có một số lưu ý đến các Doanh nghiệp:

  • Thành lập Doanh nghiệp nhập khẩu: Để nhập một lô hàng theo dạng chính ngạch trước hết Nhà nhập khẩu phải là một pháp nhân, phải đăng ký kinh doanh có chức năng nhập khẩu chính thống.
  • Tìm đối tác kinh doanh nước ngoài uy tín: Việc nhập mặt hàng rõ nguồn gốc, chất lượng không chỉ giúp công việc kinh doanh của bạn trở nên tốt hơn mà còn đảm bảo quá trình nhập hàng của bạn không xảy ra những rắc rối đáng tiếc.

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam mới nhất 2023

Các loại hình của thủ tục nhập khẩu hàng tại Việt Nam bao gồm:

  • Nhập khẩu kinh doanh tiêu dùng (hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục hải quan cửa khẩu);
  • Nhập khẩu kinh doanh sản xuất (hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục Hải quan cửa khẩu);
  • Chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập;
  • Nhập khẩu hàng xuất khẩu bị trả lại;
  • Nhập khẩu kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài;
  • Chuyển tiêu thụ nội địa khác;
  • Nhập nguyên liệu của doanh nghiệp chế xuất từ nước ngoài;
  • Nhập tạo tài sản cố định của doanh nghiệp chế xuất;
  • Nhập nguyên liệu của doanh nghiệp chế xuất từ nội địa;
  • Nhập nguyên liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài;
  • Nhập nguyên liệu gia công từ hợp đồng khác chuyển sang;
  • Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu;
  • Nhập nguyên liệu vào kho báo thuế;
  • Nhập sản phẩm gia công ở nước ngoài;
  • Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất;
  • Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn;
  • Tạm nhập miễn thuế;
  • Tạm nhập khác;
  • Tái nhập hàng đã tạm xuất;
  • Hàng gửi kho ngoại quan;
  • Hàng đưa vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu;
  • Hàng nhập khẩu khác.
Xem thêm  Tổng hợp 5 phần mềm khai hải quan phổ biến hiện nay

Quy trình, thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam gồm các bước cụ thể sau:

Bước 1: Chuẩn bị nhập khẩu

Xác định diện nhập khẩu của hàng hóa:

Trước khi nhập khẩu hàng hoá, người nhập khẩu phải xác định được hàng hoá của mình thuộc loại nào để tiến hành đúng và đầy đủ các thủ tục cho việc nhập khẩu hàng hoá đó bởi lẽ không phải mọi loại hàng hóa đều có thể được nhập khẩu vào Việt Nam, và không phải tất cả hàng hóa đều áp dụng một cơ chế nhập khẩu như nhau. Vì vậy, nhà nhập khẩu cần xem xét kỹ lưỡng hàng hóa có thuộc một trong các diện dưới đây hay không:

(i) Hàng hóa bị cấm nhập khẩu

Một số hàng hóa không được phép nhập khẩu vào Việt Nam, ví dụ như vũ khí, ma túy, hóa chất nguy hại, một số hàng hóa đã qua sử dụng… Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam được chi tiết trong Phụ lục I – Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

(ii) Hàng hóa phải xin cấp phép kiểm tra chuyên ngành

Trước khi nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam, thương nhân cần xác định xem hàng hóa của mình có phải là hàng hóa thuộc diện phải xin cấp phép kiểm tra chuyên ngành hay không.

Ví dụ 1 – Hàng hoá phải kiểm tra vệ sinh dịch tễ/kiểm dịch động thực vật: Một số hàng hoá như rau củ quả, thịt động vật, thuỷ sản… cần phải được kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc kiểm dịch động thực vật trước khi được lưu hành tại thị trường Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương và một số Bộ chức năng khác là cơ quan quản lý nhà nước về những yêu cầu này (ban hành các tiêu chuẩn, quy định cũng như danh sách các sản phẩm thuộc diện kiểm tra).

Ví dụ 2 – Hàng hoá phải kiểm tra về tiêu chuẩn kỹ thuật: Một số hàng hoá như đồ điện tử, máy móc thiết bị, ô tô xe máy… phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam như tiêu chuẩn về nhãn mác, công năng, vận hành, an toàn, bảo vệ môi trường… Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương và một số Bộ chức năng khác là cơ quan quản lý nhà nước về những yêu cầu này (ban hành các tiêu chuẩn, quy định cũng như danh sách các sản phẩm thuộc diện kiểm tra).

Các hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành như trên sẽ phải đăng ký trước với các cơ quan chức năng liên quan để được kiểm tra khi cập cảng và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn trước khi được phép lưu hành tại thị trường Việt Nam.

(iii) Hàng hóa phải có Giấy phép nhập khẩu, theo điều kiện

Đối với một số loại sản phẩm, nhà nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu từ hoặc đáp ứng các điều kiện do Bộ, Ngành chức năng quy định. Đối với giấy phép nhập khẩu, tùy loại hàng hóa có thể thuộc diện được cấp giấy phép nhập khẩu tự động hoặc không tự động. Đối với các sản phẩm nhập khẩu theo điều kiện thì sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đối với sản phẩm đó nhưng doanh nghiệp nhập khẩu không cần phải xin giấy phép nhập khẩu. Danh mục các sản phẩm nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thuộc phạm vi quản lý của các Bộ được chi tiết trong Phụ lục III – Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

Đăng ký/Xin cấp phép:

  • Cá nhân không thể trực tiếp nhập khẩu hàng hoá mà phải là một pháp nhân có đăng ký thành lập doanh nghiệp mới có thể thực hiện việc nhập khẩu. Đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp (dangkykinhdoanh.gov.vn).
  • Đăng ký sử dụng chữ ký số tại trang web của Tổng cục Hải quan tại: https://www.customs.gov.vn/SitePages/DangKyDoanhNghiepSuDungChuKySo.aspx. Chú ý, Chữ ký số phải được đăng ký trước tại một nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép. Sau khi có Chữ ký số thì doanh nghiệp đăng ký sử dụng Chữ ký số đó cho việc khai hải quan điện tử tại trang web của Tổng cục Hải quan.
  • Đăng ký sử dụng Hệ thống Thông quan Tự động (VNACCS): Việc khai hải quan được thực hiện qua Hệ thống VNACCS. Để có thể sử dụng hệ thống này, người khai hải quan phải đăng ký sử dụng tại trang web của Tổng cục Hải quan theo đường dẫn: https://dknsd.customs.gov.vn/Pages/dn.aspx. Sau khi có tài khoản, người khai hải quan tải và cài đặt phần mềm đầu cuối để thực hiện khai hải quan điện tử.

Hiện tại, có hai loại phần mềm đầu cuối cho doanh nghiệp lựa chọn: phần mềm miễn phí do Tổng cục Hải quan cung cấp, và phần mềm của các công ty IT được Tổng cục Hải quan chấp nhận cung cấp.

  • Đăng ký kiểm tra chuyên ngành đối với các hàng hoá thuộc diện kiểm tra chuyên ngành tại các cơ quan chức năng thuộc Bộ liên quan, ví dụ:

a.    Bộ Y tế: kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng đối với một số sản phẩm thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm…;

b.    Bộ Giao thông vận tải: kiểm tra, đăng kiểm phương tiện giao thông, xe máy chuyên dụng;

c.    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: kiểm dịch động thực vật, thủy sản.

  • Xin cấp giấy phép nhập khẩu tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền cấp giấy phép đối với trường hợp sản phẩm thuộc diện nhập khẩu theo giấy phép.

Bước 2: Xác định phân loại hàng hóa

Xác định phân loại (HS) cho hàng hóa là một bước rất quan trọng để xác định thuế quan áp dụng đối với hàng hóa đó. Cần lưu ý là theo Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), các nước sẽ áp đặt thống nhất đến 6 số đầu của một mã HS. Tuy nhiên, việc áp đặt các số sau đó trong dãy số mã HS thuộc quyền quyết định riêng của mỗi nước, vì thế các số này có thể khác biệt giữa các nước. Trên thực tế, các nước thường có xu hướng quy định thêm 2 hoặc 4 số vào mã HS ngoài 6 số đầu chung (tạo thành mã HS 8 số, 10 số) phục vụ nhu cầu quản lý của riêng mình.

Xem thêm  Tìm hiểu tổng quan về ngành Logistics hiện nay

Việt Nam hiện áp dụng hệ thống HS chi tiết đến 8 số.

EU cũng áp dụng thống nhất một hệ thống HS 8 số trên toàn EU. Hệ thống này sẽ được sử dụng cho việc áp thuế quan cho tất cả hàng hoá nhập khẩu vào khu vực này. Tuy nhiên, một số nước thành viên trong đó có Đức quy định chi tiết hơn đến HS 11 số, nhằm sử dụng cho việc áp thuế VAT và một số mục đích khác.

Khi hàng hóa Đức nhập khẩu vào Việt Nam cần được xác định mã HS phù hợp theo hệ thống HS của Việt Nam để tính thuế cho chính xác vì Hải quan Việt Nam sẽ phân loại hàng hoá dựa theo Hệ thống HS của Việt Nam chứ không phải của nước xuất khẩu. Tham khảo hệ thống HS của Việt Nam tại trang web của Tổng cục Hải quan theo đường dẫn: https://www.customs.gov.vn/SitePages/Tariff.aspx

Theo quy định của EVFTA và pháp luật Việt Nam, nhà nhập khẩu Việt Nam hoặc nhà xuất khẩu/nhà sản xuất Đức có quyền gửi yêu cầu Hải quan Việt Nam xác định trước mã HS của hàng hóa của mình (thủ tục Advance Rulings) trước khi nhập khẩu hàng vào Việt Nam. Như vậy, để bảo đảm chắc chắn về tính chính xác của mã HS của hàng hóa, tránh tranh cãi giữa doanh nghiệp và hải quan Việt Nam khi hàng hóa đến cảng, doanh nghiệp có thể gửi yêu cầu xác định trước mã hàng hóa tới Tổng cục Hải quan Việt Nam.

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam cụ thể nhất 2022
Quy trình, thủ tục để nhập khẩu hàng hóa số lượng lớn từ nước ngoài vào Việt Nam, Doanh nghiệp nên áp dụng đúng để thông hàng mau chóng.

Bước 3: Xác định các loại thuế phí phải nộp

Thuế nhập khẩu:

Sau khi xác định được phân loại hàng hóa theo hệ thống HS của Việt Nam, nhà nhập khẩu có thể biết được mức thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa đó.

Đối với hàng Đức nhập khẩu vào Việt Nam, có 2 lựa chọn về thuế quan, mỗi lựa chọn tương ứng với một mức thuế và các điều kiện hưởng mức thuế nhất định. Nhà nhập khẩu sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể của hàng hóa để chọn thuế quan phù hợp và có lợi nhất cho mình. Cụ thể:

(i)    Thuế MFN: Đây là mức thuế Việt Nam áp dụng đối với hàng hóa đến từ các nước thành viên WTO và phải tuân thủ cam kết WTO của Việt Nam. Hàng hóa Đức nhập khẩu vào Việt Nam được áp dụng thuế MFN mà không cần có điều kiện nào kèm theo.

(ii)   Thuế EVFTA: Đây là mức thuế ưu đãi Việt Nam dành cho hàng hóa từ các nước EU (trong đó có Đức), mức thuế ưu đãi sẽ do Việt Nam quyết định nhưng không được thấp hơn mức đã cam kết trong EVFTA. Theo quy định của EVFTA, hàng hóa của Đức xuất khẩu sang Việt Nam muốn được hưởng ưu đãi thuế quan thì phải đáp ứng quy tắc xuất xứ theo Hiệp định.

Để xác định mức thuế EVFTA Việt Nam áp dụng đối với các sản phẩm của Đức, hàng năm, nhà nhập khẩu cần cập nhật các quy định hiện hành của Việt Nam về việc thực thi Hiệp định này. Hiện tại, Việt Nam đã ban hành Nghị định 111/2020/NĐ-CP ngày 18/09/2020 của Chính phủ về Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định EVFTA giai đoạn 2020 – 2022.

Thuế giá trị gia tăng:

Đa số các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu đều phải chịu thuế giá trị gia tăng (trừ một số loại hàng hóa đặc biệt). Mức thuế giá trị gia tăng thường là 10%, một số ít hàng hóa chỉ phải chịu mức thuế 5%. Tuy nhiên, nếu sản phẩm nhập khẩu được sử dụng làm đầu vào cho sản xuất ra một loại hàng hóa khác thì số tiền thuế giá trị gia tăng đó sau này sẽ được khấu trừ hoàn thuế.

Thuế tiêu thụ đặc biệt:

Một số hàng hóa nhập khẩu là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như rượu bia, thuốc lá, ô tô…Mức thuế tiêu thụ đặc biệt khác nhau tùy thuộc vào loại hàng hóa áp dụng.

Thuế bảo vệ môi trường:

Đây là loại thuế áp dụng đối với các sản phẩm hàng hóa mà khi sử dụng sẽ gây tác động xấu đến môi trường như xăng dầu, than đá, thuốc bảo vệ thực vật….

Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ:

Một số hàng hóa nhập khẩu bị Việt Nam điều tra và áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp hoặc tự vệ nên sẽ phải chịu thêm các mức thuế này khi nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại chưa có sản phẩm nào của Đức bị áp các loại thuế này bởi Việt Nam.

Bước 4: Khai và truyền tờ khai hải quan, nộp thuế, và thông quan

Khai hải quan:

Việc khai hải quan có thể chuẩn bị trước bằng cách điền sẵn các thông tin trên phần mềm khai hải quan điện tử. Tờ khai hải quan có thể nộp trước ngày hàng hóa tới cửa khẩu hoặc trong vòng 30 ngày từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu lên Hệ thống VNACCS. Sau khi tờ khai hải quan được truyền đi, Hệ thống sẽ tự động phân luồng:

–    Luồng xanh: Nếu Hệ thống VNACCS phản hồi luồng Xanh, nhà nhập khẩu được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và hàng hóa.

–    Luồng vàng: Nếu hệ thống gửi phản hồi luồng Vàng, người nhập khẩu phải nộp thêm các hồ sơ giấy sau để Hải quan kiểm tra:

  • Vận đơn;
  • Phiếu đóng gói hàng;
  • Tờ khai trị giá;
  • Hóa đơn;
  • Giấy phép nhập khẩu (đối với trường hợp hàng hóa thuộc diện phải có Giấy phép nhập khẩu);
  • Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành (đối với các trường hợp hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành);
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa EVFTA (đối với trường hợp hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi thuế quan EVFTA).

–    Luồng đỏ: Nếu hệ thống phản hồi luồng Đỏ, người nhập khẩu sẽ phải nộp các hồ sơ như trong trường hợp Luồng vàng và cơ quan Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp này.

Nộp thuế:

Nhà nhập khẩu phải nộp đầy đủ các loại thuế phí liên quan để được thông quan và giải phóng hàng hóa.

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế

Ratraco Solutions nhận vận tải hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam số lượng lớn bằng đường sắt GIÁ CẠNH TRANH, CHUYÊN NGHIỆP, NHANH AN TOÀN NHẤT

RatracoSolutions Logistics được biết đến là đơn vị chuyên xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đáng tin cậy Trong nước và Quốc tế, đã được cấp phép cho các hoạt động về lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Đặc biệt, chúng tôi luôn thấu hiểu được nguyện vọng của khách hàng nên sẽ không ngừng phấn đấu, nỗ lực hết mình để nâng cao hiệu quả công việc, mang lại sự uy tín trong thương hiệu với mỗi khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Với thế mạnh về đội ngũ nhân viên có nghiệp vụ chuyên môn sâu về xuất nhập khẩu và làm việc nhiệt huyết, tự tin hoàn toàn có thể đáp ứng được mọi nhu cầu về xuất nhập khẩu của khách hàng hiện tại và tương lai. Thế mạnh của chúng tôi là vận chuyển container bằng đường sắt hàng nhập khẩu từ các nước về Việt Nam như Mỹ, Nga, Đức, Trung Quốc, Mông Cổ, Taiwan, Kazakhstan,…theo lịch trình rõ ràng, chuyên nghiệp trong mọi khâu (từ vận hành đến kinh doanh vận tải).

Xem thêm  Cược cont là gì? Bên nào sẽ thanh toán khoản tiền này?

Bên cạnh đó, với các thủ tục nhập khẩu hàng hóa, quý khách cũng không phải lo lắng quá nhiều bởi Công ty sẽ hỗ trợ bạn từ A-Z, đội ngũ nhân sự đã nắm rõ mọi quy trình, điều kiện nhập hàng hợp lệ theo quy định để tư vấn kĩ càng cho quý vị. Chúng tôi có trang bị đầy đủ các loại xe tải nhỏ và xe tải chạy đường dài, xe container, khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn phương tiện phù hợp với lượng hàng hóa hiện có của mình. Giá cước vận chuyển số lượng lớn hàng nhập khẩu sẽ phụ thuộc vào số lượng, địa điểm giao nhận hàng hóa tại 2 đầu. Nếu hàng hóa của bạn càng nhiều thì giá cước phí càng rẻ và để biết mức giá cước chính xác nhất theo đơn hàng của mình, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam cụ thể nhất 2022
Ratraco Solutions là một trong những Đơn vị vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên nghiệp, an toàn bằng nhiều phương thức khác nhau (thế mạnh là đường sắt).

Chúng tôi nhận vận chuyển các mặt hàng nhập khẩu sau vào Việt Nam

  • Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện;
  • Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác;
  • Điện thoại các loại và linh kiện;
  • Chất dẻo nguyên liệu;
  • Vải các loại;
  • Sắt thép các loại;
  • Kim loại thường khác;
  • Hạt điều;
  • Sản phẩm từ chất dẻo;
  • Hóa chất;
  • Sản phẩm hóa chất;
  • Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày;
  • Thức ăn gia súc và nguyên liệu;
  • Linh kiện, phụ tùng ô tô;
  • Sản phẩm từ sắt thép;
  • Ô tô nguyên chiếc các loại;
  • Xăng dầu các loại;
  • Quặng và khoáng sản khác;
  • Than các loại;
  • Bông các loại;
  • Ngô;
  • Dầu thô;
  • Dược phẩm;
  • Hàng hóa khác,…

Nhận giao hàng tận nơi tại các tỉnh, thành, KCN tại Việt Nam

  • Tại Miền Nam: TPHCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ,…;
  • Tại Miền Trung: Đà Nẵng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận,…;
  • Tại Miền Bắc: Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh,…;
  • Tại các khu vực Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Buôn Mê Thuột,…;
  • Hoặc từ các KCN lớn ở Việt Nam: Phước Đông, Đức Hòa III, Nhơn Hội Bình Định, Mỹ Phước 3, Tân Khai, Minh Hưng, Đồng Xoài, Tân Phú Trung, Hàm Kiệm, Bình Thuận, Bàu Xéo, Lộc An – Bình Sơn, Giang Điền, An Tây, Bỉm Sơn, Long Đức, Du Long, An Hòa; Long Hương, Tam Điệp II, Trâm Vàng, Cát Trinh, Mỹ Yên – Tân Bửu – Long Hiệp; Khánh Phú, Bá Thiện 2, Nhơn Hòa, Yên Phong II, Cộng Hoà, Đông Anh, Sóc Sơn, Long Khánh, Dầu Giây, Tân Thành, Tàu thủy Soài Rạp, Khai Quang Vĩnh Phúc, Gián Khẩu, KCN Thạnh Đức, KCN Sông Công 2, KCN Bắc Đồng Phú, KCN Thuận Yên,…và các Khu chế xuất, Cụm Công nghiệp tiềm năng trải dài từ Bắc chí Nam.

Ưu thế nổi bật của Dịch vụ vận chuyển hàng nhập nguyên Container Ratraco Solutions

  • Tư vấn các chứng từ cần thiết cho lô hàng nhập và nhận làm đầy đủ bộ chứng từ cho lô hàng khi có yêu cầu;
  • Tư vấn và chọn phương án vận chuyển phù hợp, tối ưu, hiệu quả nhất cho khách;
  • Khai báo hải quan cho hàng nhập nhanh chuyên nghiệp, chính xác, thông quan trong ngày;
  • Làm việc với phía hải quan cổng, kho bãi giúp khách hàng lấy hàng nhanh chóng;
  • Mua bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu đầy đủ cho lô hàng của khách;
  • Báo giá hàng nhập nhanh chóng và chính xác, giá đưa ra là trọn gói cạnh tranh tốt nhất;
  • Cam kết vận chuyển hàng hóa đến tận kho của khách hàng đúng hẹn;
  • Am hiểu nhiều chính sách quản lý chuyên ngành đa dạng nhiều mặt hàng;
  • Dịch vụ Door to Door, hàng nhập khẩu được chuyển đến cho người nhận tận nơi theo yêu cầu;
  • Đội ngũ nhân sự chuyên trách làm việc Uy tín – Trung thực – Nhiệt tình – Cầu tiến;
  • Có hệ thống kho bãi chứa hàng rộng rãi tại Bắc Nam, thuận tiện lưu kho chờ vận chuyển;
  • Đội ngũ nhân viên khai báo hải quan năng động, có kinh nghiệm xử lý hàng khó như: xe nâng, xe xúc, hóa chất, mỹ phẩm, thực phẩm,…;
  • Chính sách bồi thường 100% giá trị hàng nếu thất thoát, hư hại do lỗi Nhà vận chuyển.

Với những chia sẻ chi tiết về quy trình, thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam cũng như một vài khó khăn có thể gặp phải, mong rằng sẽ giúp ích cho các cá nhân, Doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh hàng xuất – hàng nhập hiểu rõ hơn một số vấn đề mình cần thực hiện để quá trình thông quan diễn ra mau chóng hơn, hạn chế tối đa mọi vướng mắc không đáng có trong kế hoạch nhập hàng về kinh doanh, buôn bán, tiêu dùng,…Hiện nay trên thị trường có rất nhiều Nhà vận chuyển, đơn vị chuyên về tư vấn thủ tục nhập hàng nước ngoài nhưng không phải Công ty nào cũng đáng tin cậy, thậm chí nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, chuẩn bị chứng từ không đầy đủ thì nhiều khả năng hàng không được phép nhập vào lãnh thổ Việt Nam. Do đó, các Doanh nghiệp phải thực sự thận trọng và RatracoSolutions Logistics chúng tôi luôn tự hào là Đơn vị vận chuyển, hỗ trợ các thủ tục cần thiết với lô hàng nhập Uy tín, Chuyên nghiệp, An toàn, Hiệu quả cao. Liên hệ Hotline bên dưới để được tư vấn trực tiếp và báo giá trọn gói tốt nhất.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ