Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Giải quyết ra sao?

Trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các đối tượng, các bên liên quan với nhau, một điều chắc chắn là không thể không xảy ra những trường hợp tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa không mong muốn, điều này vừa gây mất thời gian, công sức, làm ảnh hưởng tới uy tín, sự tin tưởng lẫn nhau giữa chủ thể này với chủ thể khác lại vừa xảy ra các vụ kiện tụng, kiện cáo bồi thường không đáng có. Bởi thế cho nên, các cá nhân, các đơn vị kinh doanh nên tìm hiểu trước về khái niệm tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là gì, xuất phát từ nguyên nhân nào, hướng giải quyết ra sao, nên hay không nên tìm kiếm một giải pháp phòng tránh hiệu quả?

RatracoSolutions Logistics sẽ chia sẻ tất tần tật những vấn đề mà bạn đang quan tâm, qua đó chủ động xử lý nhanh tốt nhất trong mọi trường hợp có thể xảy ra.

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Mua bán hàng hóa được hiểu là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán. Còn bên mua sẽ có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo đúng thỏa thuận.

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa chính là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền lợi & nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia trong hợp đồng, chủ yếu liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền & nghĩa vụ tự nguyện thỏa thuận. Cũng có thể xảy ra tranh chấp phát sinh từ nội dung của hợp đồng, giải thích từ ngữ trong hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, thực hiện hợp đồng, sửa đổi, bổ sung chấm dứt hợp đồng.

Các đặc điểm của tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

  • Có sự vi phạm hợp đồng trong mua bán hàng hóa
  • Có thiệt hại về tài sản của bên vi phạm
  • Có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất xảy ra
  • Có lỗi của bên vi phạm.
Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Giải quyết ra sao?
Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên, chủ thể liên quan.

Ở Việt Nam, việc hòa giải tranh chấp hợp đồng hiện rất được coi trọng. Theo đó, các bên phải tự thương lượng, hòa giải với nhau khi phát sinh tranh chấp. Nếu việc thương lượng, hòa giải bất thành mới đưa ra tòa án hoặc trọng tài giải quyết. Ngay tại tòa án, các bên vẫn có thể tiếp tục hòa giải với nhau. Bình quân mỗi năm, số lượng tranh chấp kinh tế được giải quyết bằng phương thức hòa giải chiếm đến trên dưới 50% tổng số vụ việc mà tòa án đã phải giải quyết.

Xem thêm: vận chuyển hàng hóa đường sắtvận chuyển đường biển

Nguyên nhân xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Những nguyên nhân xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan:

Nguyên nhân khách quan được chỉ ra như

  • Những sự kiện bất khả kháng xảy ra ngẫu nhiên khi hai bên đã ký kết hợp đồng mà không nằm trong trường hợp đồng miễn trách nhiệm
  • Do sự biến động của các yếu tố như giá cả, tỷ giá, cung cầu mỗi nước ở mỗi giai đoạn khác nhau đều ảnh hưởng lớn đến quyền lợi đôi bên và có nguy cơ xảy ra tranh chấp
  • Đối với tranh chấp trong hoạt động mua bán quốc tế còn có thể kể đến như hợp đồng mua bán liên quan đến ít nhất hai hệ thống pháp luật của hai nước khác nhau; bên cạnh đó còn có thể liên quan đến tập quán quốc tế điều chỉnh các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên hông tìm hiểu chi tiết mà đã ký kết hợp đồng dẫn đến việc ký hợp đồng không đúng, không đầy đủ, từ đó cách hiểu giữa hai bên không thống nhất với nhau làm xảy ra tranh chấp; sự thay đổi về những chính sách và pháp luật điều chỉnh quan hệ Thương mại quốc tế.

Nguyên nhân chủ quan được chỉ ra như

  • Do sự chủ quan của các chủ thể trong hợp đồng (cố tình không thực hiện đúng như hợp đồng dẫn tới bên bị vi phạm buộc phải khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình)
  • Do sự chủ quan giữa các bên khi thiết lập hợp đồng mua bán hàng hóa
  • Đối với tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn có thể là do năng lực của Doanh nghiệp còn hạn chế trong quan hệ thương mại quốc tế, thiếu hiểu biết về luật pháp, tập quán thương mại quốc tế.

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giải quyết như thế nào?

Bên vi phạm hợp đồng có trách nhiệm đối với bên bị vi phạm khi có đủ các điều kiện sau

  • Có sự vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện qua việc thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng như bên bán không giao hàng, giao hàng chậm, kém chất lượng,…
  • Có thiệt hại về tài sản của bên vi phạm – Là căn cứ để bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ chứng minh thiệt hại thuộc về bên bị vi phạm
  • Có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất xảy ra. Vi phạm hợp đồng phải là nguyên nhân, còn thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm là hậu quả của nó thì mới có căn cứ để yêu cầu bồi thường thiệt hại
  • Có lỗi của bên vi phạm, là điều kiện để quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của bên vi phạm.

Theo quy định tại Điều 317 Luật Thương mại 2005, có 4 giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa sau

  • Các bên xảy ra tranh chấp sẽ tự thương lượng với nhau
  • Hòa giải có sự tham gia của bên thứ 3 là một Cơ quan, tổ chức hay cá nhân được các bên thỏa thuận chọn lựa trước đó
  • Nếu hòa giải không thành công sẽ giải quyết bằng Tòa án. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận trọng tài hoặc đã có nhưng thỏa thuận này vô hiệu. Nếu thỏa thuận trọng tài nằm trong các trường hợp không thể thực hiện được (tại Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ – HĐTP hướng dẫn thi hành một số điều luật của trọng tài thương mại), Tòa án sẽ có thẩm quyền xét xử
  • Trọng tài thương mại: Hình thức này được lựa chọn khi các bên có thỏa thuận trọng tài, tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại được quy định tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 và thỏa thuận trọng tài không nằm trong các trường hợp vô hiệu theo Điều 18 của Luật này.
Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Giải quyết ra sao?
Việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa được thực hiện theo đúng trình tự đề ra.

Làm thế nào để phòng tránh tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa?

Do quá trình giao nhận hàng hóa tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể dẫn tới tranh chấp hợp đồng nên để khắc phục được rủi ro này cần xử lý các vấn đề sau

  • Quy định về giao nhận càng rõ ràng, chi tiết càng tốt và hạn chế các thuật ngữ nhập nhằng, khó hiểu
  • Nên lường trước tất cả các tình huống có thể xảy ra và cách thức xử lý nếu có trong hợp đồng
  • Việc giao nhận hàng hoá cần giao cho những người có kinh nghiệm và hiểu biết pháp luật để xử lý các tình hướng nhanh-gọn-lẹ
  • Các bên cần tuân thủ hợp đồng và quy định pháp luật trong giao nhận hàng hóa
  • Lập biên bản sự việc xảy ra cần tuân thủ quy định hợp đồng và pháp luật để có cơ sở giải quyết tranh chấp (nếu có).
Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Giải quyết ra sao?
Để hạn chế tranh chấp hợp đồng trong mua bán hàng hóa cần có giải pháp phòng ngừa hiệu quả, hợp lý.

Hi vọng những giải đáp thắc mắc trên đây vì khái niệm tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là gì, nguyên nhân do đâu, cách giải quyết ra sao sẽ hỗ trợ hiệu quả cho các cá nhân, các đơn vị, tổ chức kinh doanh trong quá trình giao thương với đối tác, bạn hàng. Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là những trường hợp có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên việc nắm bắt, hiểu rõ các yếu tố, điều khoản về quyền lợi, trách nhiệm & nghĩa vụ giữa các bên liên quan là thực sự cần thiết, nhằm tránh hạn chế mọi kiện tụng, tranh chấp rắc rối về sau.

Để biết thêm nội dung thông tin về tranh chấp hợp đồng mua bán, trao đổi hàng hóa, bạn nên nghiên cứu tìm đọc bài viết này. Và nếu có nhu cầu muốn tư vấn sử dụng Dịch vụ vận tải hàng hóa với hợp đồng rõ ràng, chi tiết, giá cả hợp lý, vui lòng liên hệ với Đơn vị RatracoSolutions Logistics qua hotline bên dưới.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ