Việc bị truy thu thuế sau thông quan là điều không mong muốn nhưng có thể xảy ra với bất kỳ doanh nghiệp xuất nhập khẩu nào. Muốn biết làm sao để giảm thiệt hại khi bị truy thu thuế sau thông quan, hãy cùng Ratraco Solutions chúng tôi tìm hiểu xem đâu là các lỗi vi phạm mà doanh nghiệp dễ mắc phải nhất sau thông quan cũng như làm thế nào để giảm bớt thiệt hại truy thu thuế nhé.
Các lỗi vi phạm phổ biến doanh nghiệp hay gặp phải
Các lỗi vi phạm mà các doanh nghiệp hay gặp phải khiến dễ bị truy thu thuế sau thông quan:
Các vấn đề về quản lý nguyên liệu gia công, sản xuất xuất khẩu, DNCX
Các vấn đề liên quan đến quản lý nguyên liệu gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất:
- Sai báo cáo quyết toán;
- Không tách nguồn nguyên liệu;
- Khai báo sai định mức thực tế;
- Sử dụng sai mục đích nguyên liệu gia công, sản xuất xuất khẩu;
- Không khớp mã khai báo và mã nội bộ.
Các vấn đề về khai báo
Các vấn đề về khai báo như:
- Khai sai mã HS (mã phân loại hàng hóa);
- Kê khai sai tờ khai;
- Không khai báo hóa chất;
- Xác định sai trị giá hải quan.

Các vấn đề về hồ sơ, giấy tờ và chứng từ
Các vấn đề về hồ sơ, giấy tờ và chứng từ như:
- Thiếu hồ sơ C/O, bị bác bỏ C/O (Chứng nhận xuất xứ);
- Thiếu hồ sơ nhập khẩu hóa chất có điều kiện, hóa chất hạn chế kinh doanh, tiền chất công nghiệp;
- Thiếu giấy phép nhập khẩu;
- Thiếu các giấy phép PCCC, báo cáo tác động môi trường;
- Thiếu giấy kiểm tra chất lượng.
Các bước giảm thiểu thiệt hại khi bị truy thu thuế sau thông quan
Nếu chẳng may bị truy thu thuế sau thông quan, doanh nghiệp CẦN:
Phân tích kỹ lưỡng quyết định truy thu thuế
Trước tiên là đọc kỹ và hiểu rõ quyết định truy thu thuế của Cơ quan hải quan. Cần chú ý các thông tin:
- Lý do truy thu: Hải quan dựa trên căn cứ nào để truy thu (như sai mã HS, sai trị giá hải quan, sai xuất xứ, thiếu giấy phép, vi phạm quy định về thuế suất…);
- Số tiền truy thu: Tổng số tiền thuế và các khoản phạt (nếu có);
- Thời hạn nộp phạt: Thời gian bạn phải thực hiện nghĩa vụ nộp phạt;
- Cơ quan ban hành quyết định: Để biết bạn cần liên hệ với ai để giải quyết.
Nếu có bất kỳ điểm nào chưa rõ hoặc cảm thấy không hợp lý, hãy liên hệ ngay với Cán bộ hải quan phụ trách để được giải thích thêm.
Dự phòng tài chính và kế hoạch thanh toán
Cho dù bạn quyết định khiếu nại hay chấp nhận nộp phạt, việc dự phòng tài chính là cần thiết. Nếu không khiếu nại, hãy đảm bảo bạn có đủ khả năng tài chính để nộp đủ số tiền trong thời hạn. Nếu khiếu nại, hãy chuẩn bị tình huống khiếu nại không thành công và bạn vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
Đánh giá khả năng khiếu nại hoặc giải trình
Tùy kết quả phân tích chứng từ mà có hai hướng hành động chính:
- Chấp nhận và thực hiện nghĩa vụ: Nếu thấy mình đã thực sự sai sót và quyết định truy thu là đúng, hãy chấp nhận và nộp đủ số tiền thuế truy thu và tiền phạt (nếu có) trong thời hạn quy định. Việc này giúp tránh phát sinh thêm tiền chậm nộp hoặc các hình thức xử phạt nặng hơn.
- Khiếu nại/giải trình: Nếu bạn cho rằng, quyết định truy thu là không hợp lý, có sai sót hoặc bạn có đầy đủ bằng chứng để chứng minh sự đúng đắn của mình, bạn có quyền thực hiện khiếu nại hoặc giải trình với cơ quan hải quan.

Thu thập và rà soát chứng từ liên quan
Sau khi hiểu rõ lý do truy thu sau thông quan, cần thu thập và rà soát chứng từ liên quan đến lô hàng bị truy thu. Các chứng từ gồm:
- Hợp đồng mua bán (Sales contract, Purchase order);
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice);
- Phiếu đóng gói (Packing list);
- Vận đơn vận chuyển container hàng hóa (Bill of Lading/Air Waybill);
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O);
- Giấy phép nhập khẩu (nếu có);
- Các chứng từ thanh toán;
- Bảng kê khai trị giá (nếu có);
- Các văn bản pháp lý, công văn hướng dẫn có liên quan đến loại hình hàng hóa của bạn.
Lập kế hoạch khiếu nại/giải trình (nếu cần)
Nếu quyết định khiếu nại, cần chuẩn bị kỹ lưỡng:
- Soạn thảo văn bản khiếu nại/giải trình: Trình bày rõ ràng, mạch lạc các lý do bạn cho rằng quyết định truy thu là không đúng, kèm theo các bằng chứng, tài liệu hỗ trợ.
- Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ: Bao gồm văn bản khiếu nại/giải trình và tất cả các chứng từ, tài liệu liên quan đã được rà soát.
- Nộp hồ sơ theo đúng quy định: Đảm bảo nộp hồ sơ khiếu nại/giải trình đúng thời hạn và đúng địa chỉ cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trong quá trình này, tham vấn ý kiến của các chuyên gia tư vấn luật hoặc dịch vụ hải quan là rất quan trọng. Họ có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu để giúp bạn đánh giá tình huống, xây dựng chiến lược khiếu nại hiệu quả và đại diện cho bạn làm việc với cơ quan hải quan.
Rút kinh nghiệm và cải thiện quy trình
Là bước quan trọng nhất để tránh lặp lại sai sót trong tương lai:
- Phân tích nguyên nhân gốc rễ: Xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến việc bị truy thu thuế.
- Cải thiện quy trình nội bộ: Đào tạo lại nhân viên, cập nhật kiến thức về luật pháp hải quan, rà soát quy trình kiểm soát chứng từ và hồ sơ nhập khẩu.
- Đầu tư vào tư vấn chuyên nghiệp: Cân nhắc hợp tác lâu dài với các công ty tư vấn hải quan uy tín để được hỗ trợ và liên tục cập nhật quy định mới.
Quy trình kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp
Quy trình kiểm tra sau thông quan gồm các bước:
Thông báo kiểm tra
Cơ quan hải quan gửi thông báo bằng văn bản trước ít nhất 05 ngày làm việc về thời gian và nội dung kiểm tra.
Ban hành quyết định kiểm tra
Tại buổi làm việc đầu tiên, đoàn kiểm tra sẽ công bố Quyết định kiểm tra sau thông quan và phổ biến mục đích, phạm vi, thời gian kiểm tra.
Đại diện doanh nghiệp
Doanh nghiệp cử đại diện có thẩm quyền và các cá nhân phụ trách liên quan (kế toán, xuất nhập khẩu, kho, sản xuất) làm việc trực tiếp với đoàn kiểm tra.

Thực hiện kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp
- Rà soát, đối chiếu hồ sơ, chứng từ khai hải quan, kế toán;
- Kiểm tra thực tế kho bãi, quy trình sản xuất, phòng ban liên quan để xác minh thông tin và dữ liệu;
- Kiểm tra, thu thập dữ liệu từ các bộ phận: Kế toán, Xuất nhập khẩu, Kho vận, Sản xuất.
Lập biên bản kiểm tra
Sau khi hoàn tất các nội dung kiểm tra, đoàn kiểm tra sẽ lập biên bản ghi nhận kết quả và các phát hiện.
Ban hành kết luận và xử lý
Cơ quan hải quan ban hành Kết luận kiểm tra, và tiến hành xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định pháp luật.
Nếu bị truy thu thuế sau thông quan phải làm sao đã được Ratraco Solutions thông tin đến bạn một cách cặn kẽ. Tóm lại, các bước trên nếu được thực hiện một cách có hệ thống và chủ động sẽ giúp giảm thiểu đáng kể thiệt hại và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp khi bị truy thu thuế sau thông quan. Hãy giúp chúng tôi chia sẻ bài viết này để nhiều doanh nghiệp có thêm kinh nghiệm vượt qua kiểm tra sau thông quan một cách thuận lợi nhé!