Vận tải đa phương thức (VTĐPT) đã và đang là xu hướng vận tải tiên tiến, hiện đại mang lại nhiều lợi ích thiết thực và đóng góp quan trọng vào hoạt động thương mại và sản xuất cũng như nền kinh tế quốc dân…Ratraco Solutions chúng tôi sẽ giải đáp rõ hơn mô hình vận tải đa phương thức là gì, đặc điểm, các dạng chứng từ, quy định VTĐPT tại Việt Nam,…cùng các kiến thức liên quan sau đây.
>>Xem thêm:
Vận tải đa phương thức là gì? Mô hình VTĐPT gồm những gì?
Khái niệm vận tải đa phương thức
Vận tải đa phương thức là gì? Vận tải đa phương thức (VTĐPT), tiếng anh là Multimodal transport, là vận chuyển hàng hóa bằng nhiều phương thức vận tải khác nhau, hay còn gọi là Vận tải liên hợp (Combined transport).
Ngoài ra, chỉ có một nhà cung cấp chịu trách nhiệm về hàng hóa và điểm đến. Một phần của vận tải quốc tế là đa phương thức và gồm đường sắt, đường bộ, đường biển, đường hàng không,…
VTĐPT thường sử dụng trong các hệ thống vận tải hàng hóa quy mô lớn hoặc đường dài. Khi việc sử dụng một phương tiện vận chuyển duy nhất không đáp ứng được yêu cầu về tốc độ, khả năng chịu tải hoặc khả năng tiếp cận đến các khu vực cụ thể.
Mô hình VTĐPT phổ biến
Các mô hình VTĐPT gồm:
- Vận tải đường sắt – đường biển;
- Vận tải đường bộ – đường hàng không;
- Vận tải đường bộ – đường biển;
- Vận tải đường bộ – đường sắt;
- Giao thông đường bộ – đường sắt – đường thủy;
- Vận tải đường bộ – đường sắt – hàng không;
- Vận tải đường bộ – đường sắt – đường biển.
Đặc điểm của vận tải đa phương thức là gì?
Đặc điểm của loại hình vận tải đa phương thức là gì? Ratraco liệt kê như sau:
- Việc vận tải phải có ÍT NHẤT 2 phương thức vận chuyển kết hợp;
- Bao bì hàng hóa không được mở khi thay đổi phương tiện vận tải dù sử dụng môt số phương thức vận tải khác nhau trong quá trình vận chuyển;
- Sự vận chuyển của các đơn vị xếp dỡ tiêu chuẩn trong một chuỗi vận chuyển door-to-door liên tục;
- Người kinh doanh VTĐPT là người phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong một quá trình vận chuyển từ khi nhận hàng để chuyên chở cho tới khi giao xong hàng cho người nhận kể cả việc chậm giao hàng ở nơi đến;
- Một người tổ chức vận tải, một giá, một chứng từ vận tải (đơn giản hóa);
- Đảm bảo vận chuyển hàng hóa liên tục ở các tuyến tốt nhất, với chi phí hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, trên cơ sở đơn giản hóa chứng từ, tăng cường sử dụng EDI (electronic data interchange);
- Vận tải hàng hóa từ điểm xuất phát ở một nước đến điểm giao hàng ở nước khác gọi là VTĐPT quốc tế, hàng hóa thường được vận chuyển bằng những dụng cụ vận tải như container, trailer,…
Các phương thức và các dạng chứng từ vận tải đa phương thức
Các loại hình VTĐPT thông dụng
Đơn vị vận chuyển container đường sắt Ratraco Solutions sẽ liệt kê các phương thức VTĐPT thông dụng hiện nay, gồm:
- Vận tải đường biển – vận tải hàng không:
Việc vận tải hàng đường biển kết hợp với vận tải hàng không sẽ phát huy tối đa về tốc độ, giúp hàng hóa được gửi đi nhanh chóng. Khi hàng được vận chuyển bằng đường biển đến cảng, sau đó sẽ được chuyển vào đất liền nhằm đảm bảo tính thời vụ gồm chất lượng hàng hoá. Lúc này, máy bay là phương tiện ưu tiên để vận chuyển hàng.
- Vận tải đường sắt – vận tải đường bộ:
Sự kết hợp của hai phương thức vận chuyển này trong vận tải hàng hóa này phát huy được tính an toàn và tốc độ cùng với sự linh hoạt, cơ động. Hàng hóa được đóng gói trong trailer và được và kéo lên các toa xe chở đến ga đích.
- Vận tải đường bộ – vận tải đường hàng không:
Mô hình vận tải này kết hợp được sự linh hoạt của động cơ, tốc độ. Việc vận tải đường bộ như sử dụng taxi tải, container,…đáp ứng được nhu cầu gom hàng hay phân phối hàng từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối của quá trình vận chuyển.
Các dạng chứng từ vận tải đa phương thức
Chứng từ vận tải đa phương thức là gì? Khi người kinh doanh VTĐPT nội địa tiếp nhận hàng hóa phải phát hành một chứng từ gồm các nội dung về đặc tính tự nhiên chung của hàng hóa, ký hiệu, mã hiệu, tình trạng bên ngoài hàng hóa, bên gửi hàng, bên nhận hàng,…gọi là Chứng từ vận tải đa phương thức.
Theo Điều 12 Nghị định 87/2009/NĐ-CP các dạng chứng từ VTĐPT quy định:
- Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng có thể chuyển nhượng được:
- Chứng từ dạng xuất trình;
- Chứng từ theo lệnh;
- Chứng từ theo lệnh của người có tên tại chứng từ gốc;
- Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng không chuyển nhượng được được phát hành đích danh người nhận hàng.
* Lưu ý: Các dạng chứng từ VTĐPT trong VTĐPT nội địa do các bên thỏa thuận.
Quy định về VTĐPT tại Việt Nam và quy trình xin cấp phép kinh doanh
Quy định về VTĐPT tại Việt Nam
Tại Việt Nam, kinh doanh VTĐPT là một ngành có điều kiện. Theo đó:
1. Doanh nghiệp, Hợp tác xã Việt Nam chỉ được kinh doanh VTĐPT quốc tế khi có đủ các điều kiện:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh VTĐPT quốc tế;
b) Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương;
c) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;
d) Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
2. Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chỉ được kinh doanh VTĐPT quốc tế khi có đủ các điều kiện:
a) Là doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đầu tư trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh VTĐPT quốc tế;
b) Có tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương;
c) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp VTĐPT hoặc có bảo lãnh tương đương;
d) Có Giấy phép kinh doanh VTĐPT quốc tế.
3. Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về VTĐPT hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về VTĐPT chỉ được kinh doanh VTĐPT quốc tế khi có đủ điều kiện:
a) Được cấp phép hoặc được đăng ký kinh doanh VTĐPT quốc tế tại cơ quan có thẩm quyền.
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh VTĐPT
Thủ tục, quy trình xin cấp giấy phép kinh doanh Dịch vụ VTĐPT:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh VTĐPT;
- Bước 2: Nộp hồ sơ cho Vụ vận tải – Bộ GTVT, có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện;
- Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ. Nếu cần sửa đổi hay bổ sung, Bộ GTVT sẽ thông báo cho doanh nghiệp về nội dung cần thay đổi trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ;
- Bước 4: Cấp giấy phép kinh doanh VTĐPT. Bộ GTVT sẽ cấp giấy phép trong vòng 5 ngày làm việc kể từ này nhận đủ hồ sơ.
RatracoSolutions Logistics đã giúp bạn hiểu rõ mô hình Vận tải đa phương thức là gì, đặc điểm VTĐPT là gì, điều kiện để được kinh doanh Dịch vụ VTĐPT tại Việt Nam là gì, thủ tục cấp phép kinh doanh ra sao,…Theo đó, nếu các tư nhân, doanh nghiệp, tổ chức nào quan tâm tới giải pháp vận chuyển vừa tiết kiệm chi phí, công sức lẫn thời gian nên tìm hiểu và lưu lại ngay bài chia sẻ hữu ích này của chúng tôi.