Hiện Gỗ và các sản phẩm từ Gỗ là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu khá lớn tại Việt Nam. Ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 4 tháng đầu năm 2022 đạt 5,48 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2021. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc là 3 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam. Vậy với mặt hàng này, khi xuất khẩu bạn cần nắm rõ các quy định nào?
RatracoSolutions Logistics chia sẻ nhanh đến quý bạn đọc thông tin chi tiết về thủ tục xuất khẩu gỗ, tổng quan chung về tình hình xuất khẩu gỗ sang các nước, đồng thời chúng tôi cũng nêu bật lợi ích mà khách hàng sẽ nhận lại từ Dịch vụ vận chuyển Gỗ xuất khẩu bằng container đường sắt tại đây, kèm theo đó là những cam kết chắc chắn về tiến độ, thời gian, cước phí, tính an toàn, chuyên nghiệp trong mọi khâu mà không phải Nhà vận chuyển nào cũng thực hiện tốt được theo yêu cầu chủ hàng.
Tình hình xuất khẩu Gỗ, nhu cầu chuyển gửi Gỗ và các sản phẩm từ Gỗ đi các nước
Theo số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 4 năm 2022 đạt 1,5 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 4 tháng đầu năm 2022 đạt 5,48 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc là 3 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022 – chiếm 79,3% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Trong 3 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng tại hầu hết các thị trường, ngoại trừ Trung Quốc (-0,7%) và Đài Loan (-2,4%). Theo Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), mặt hàng gỗ được đánh giá là ngành hàng phục hồi sản xuất và xuất khẩu nhanh nhất. Ngành hàng xuất khẩu gỗ Việt Nam phấn đấu trong năm 2022 đạt chỉ tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD, trong đó Bình Dương chiếm khoảng 50% do hội tụ nhiều doanh nghiệp lớn.
Hiện nay, Hoa Kỳ và Châu Âu chiếm 80% thị phần xuất khẩu của Việt Nam và còn dư địa rất lớn để phát triển. Các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam vẫn tập trung vào các thị trường mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu sang thị trường châu Âu (EU). Mặc dù cuộc chiến Nga – Ukraina ngày càng gia tăng, cùng với đại dịch Covid-19 chưa thể chấm dứt, ngành gỗ Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn về sản lượng xuất khẩu.
Tuy nhiên hiện nay, nguồn cung gỗ từ Nga vào Việt Nam chỉ chiếm khoảng 2% tổng kim ngạch nhập khẩu, đồng thời Nga chưa phải là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Mặt khác giá vận tải biển, chi phí logistics đang tăng cao dẫn đến giá thành sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn. Chính phủ Việt Nam nỗ lực cùng các doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện để có các cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn, đất đai và ứng dụng các khoa học tiên tiến vào sản xuất. Bảo vệ tính pháp lý, thực thi Hiệp định VPA/FLEGT và Luật Lâm nghiệp, hoàn thiện các quy định về hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam phù hợp với các cam kết, thỏa thuận quốc tế.
Theo các chuyên gia, muốn để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào 3 thị trường chính là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc nói riêng và các thị trường nói chung, các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư công nghệ, hạn chế xuất dăm gỗ, gỗ tròn và nguyên liệu mà thay vào đó là hướng mạnh sang gia công các sản phẩm tinh, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời, các doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm để bảo đảm chất lượng, nhất là trong quá trình vận chuyển dài ngày bằng đường biển, tăng hàm lượng chế biến thay vì xuất khẩu hàng thô; phát triển các mô hình liên kết, sản xuất theo chuỗi…
“Triển vọng thị trường gỗ cho năm 2022 và 2023 là thuận lợi, nhưng không chắc chắn do các hạn chế từ nguồn cung và các vấn đề vận tải. Phần lớn nguồn cung đồ gỗ nội thất là từ Trung Quốc, Việt Nam, Ba Lan, Đức, Italia, Mỹ, Đức, Pháp, Anh và Hà Lan”, CSIL nhận định.
Có thể nói, hiện nhu cầu xuất khẩu gỗ cao su xẻ ngày càng nhiều, đi các thị trường như Trung Quốc và một số thị trường khác, một số Doanh nghiệp không hiểu được quy trình về xuất khẩu gỗ và nhưng giấy tờ cần thiết để xuất khẩu được mặt hàng này, RatracoSolutions Logistics xin được làm rõ trong bài viết dưới đây…
>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu gỗ ngoại
Tìm hiểu thủ tục xuất khẩu Gỗ đi nước ngoài chi tiết cập nhật mới nhất 2022
Quy định về chính sách xuất khẩu Gỗ
Theo quy định hiện hành, gỗ không phải là mặt hàng nằm trong danh mục cấm xuất khẩu nên doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, không phải loại gỗ nào cũng có thể xuất khẩu. Do đó, bạn cần nắm chắc thông tin này để đảm bảo loại gỗ xuất khẩu đi hợp lệ và không trái pháp luật.
Cụ thể, một số loại gỗ thuộc danh mục cấm xuất khẩu có thể kể đến như:
- Các loại gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước thuộc Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính Phủ là mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng cấm xuất khẩu. Bạn nên đọc kỹ nghị định để nắm được tên loại gỗ cấm xuất khẩu.
- Các loại gỗ thuộc loại thực vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam được liệt kê tại Nhóm IA – Các loài thực vật rừng tại khoản 1, Điều, 4 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính Phủ thì không được phép xuất khẩu.
Để chắc chắn loại gỗ xuất khẩu được phép xuất đi, bạn nên liên hệ với các đơn vị chuyên môn để được tư vấn và hỗ trợ. Cá nhân, doanh nghiệp tuyệt đối không xuất khẩu loại gỗ thuộc mặt hàng cấm theo quy định.
Các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động xuất khẩu Gỗ
Để giúp cá nhân, Doanh nghiệp thuận lợi hơn trong hoạt động xuất khẩu gỗ, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản nhằm hướng dẫn các hoạt động liên quan đến quá trình xuất khẩu gỗ cho mọi người. Theo đó, trước khi xuất khẩu, doanh nghiệp có thể tìm đọc để hiểu hơn về quy trình và các thủ tục xuất khẩu gỗ. Một số văn bản luật bạn có thể tìm đọc như:
- Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017 của Quốc Hội;
- Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính Phủ Về Quản lý Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Thực thi Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
- Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quy định về Quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản;
- Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/09/2020 của Chính phủ Quy định Hệ thống Bảo đảm Gỗ hợp pháp Việt Nam;
- Thông báo số 296/TB-CTVN-HTQT ngày 27/11/2019 của Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam Về việc Công bố Danh mục các loài Động vật, Thực vật Hoang dã thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài Động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES);
- Nghị định 57/2020/NĐ-CP ngày 25/05/2020 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ về Biểu thuế Xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP….và một số văn bản khác.
Mã HS của mặt hàng Gỗ
Khi làm thủ tục xuất khẩu gỗ, bạn cần chú ý xác định đúng mã HS cho mặt hàng xuất khẩu. Theo đó, bạn nên tra cứu mã HS cho hàng hóa theo Biểu thuế xuất khẩu hiện hành. Đối với mặt hàng gỗ, căn cứ vào Nghị định 57/2020/NĐ-CP ngày 25/05/2020 có thể xác định mặt hàng gỗ có mã HS thuộc Chương 44 – Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ.
Trong chương 44 bao gồm nhiều mã HS nhỏ mô tả chi tiết từng loại gỗ. Căn cứ vào mặt hàng xuất khẩu thực tế, bạn có thể đối chiếu vào Nghị định để xác định được chính xác mã HS cho hàng hóa của mình. Trong trường hợp không xác định được mã HS, bạn nên liên hệ với các đơn vị chuyên môn để được hỗ trợ.
Thủ tục xuất khẩu gỗ qua các bước (Quy trình xuất khẩu)
So với nhiều loại hàng khác, thủ tục xuất khẩu gỗ tương đối phức tạp và cần nhiều loại chứng từ khác nhau. Do đó, khi thực hiện hoạt động xuất khẩu, nếu không có kinh nghiệm thì bạn nên thông qua công ty trung gian để làm thủ tục xuất khẩu. Về cơ bản, quy trình xuất khẩu sẽ cần thực hiện 5 bước chính là:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và làm các thủ tục để có giấy tờ liên quan đến lâm sản
Để xuất khẩu được gỗ, doanh nghiệp cần có một trong những giấy tờ sau:
- Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép CITES (nếu hàng hóa thuộc phụ lục CITES);
- Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép FLEGT (nếu xuất sang EU);
- Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập, nếu chủ gỗ là doanh nghiệp Nhóm I;
- Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở (nếu chủ gỗ không là doanh nghiệp Nhóm I).
Bước 2: Tiến hành hoạt động kiểm dịch/hun trùng cho hàng hóa và chuyển ra cảng
Hoạt động kiểm dịch/hun trùng cho lô hàng sẽ được thực hiện tại xưởng hoặc tại cảng. Tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế mà doanh nghiệp nên tiến hành kiểm dịch/hun trùng cho hàng hóa.
Bước 3: Hoàn thiện các chứng từ xuất khẩu khác vào bộ hồ sơ hải quan
Bước 4: Tiến hành thông quan tờ khai
Bước 5: Chuẩn bị hồ sơ thư tín dụng nộp ra ngân hàng
Như vậy có thể thấy, thủ tục xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ khá phức tạp. Do đó, nếu không có kinh nghiệm thực hiện hoạt động xuất khẩu thì bạn nên sử dụng dịch vụ làm thủ tục hải quan do một số Đơn vị Logistics cung cấp.
Hồ sơ hải quan cho mặt hàng Gỗ và các sản phẩm từ Gỗ
Để xác định được hồ sơ hải quan cho mặt hàng gỗ nhập khẩu, bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết tại Điều 8 và Điều 10 của Nghị định 102/2020/NĐ-CP ngày 01/09/2020 của Chính phủ.
Quy định về quản lý gỗ xuất khẩu
Theo đó, để xuất khẩu được gỗ, doanh nghiệp cần nắm được một số quy định chung về quản lý gỗ xuất khẩu. Căn cứ vào Điều 8 của Nghị định 102/2020/NĐ-CP có thể tổng hợp quy định như sau:
- Gỗ xuất khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục xuất khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
- Gỗ xuất khẩu được quản lý theo loại gỗ, thị trường xuất khẩu và trên cơ sở kết quả phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ.
- Gỗ xuất khẩu phải có giấy phép CITES hoặc giấy phép FLEGT hoặc bảng kê gỗ theo quy định tại Nghị định này.
- Lô hàng gỗ xuất khẩu đã được cấp phép FLEGT được ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
Hồ sơ gỗ xuất khẩu
Đối với hồ sơ hải quan xuất khẩu gỗ đã được hướng dẫn và quy định chi tiết tại Điều 10 của Nghị định 102/2020/NĐ-CP. Theo đó, ngoài bộ hồ sơ Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan thì người xuất khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan thêm một số chứng từ khác. Về cơ bản, hồ sơ hải quan xuất khẩu gỗ gồm có:
- Đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận mã số thuế của doanh nghiệp xuất khẩu (nếu doanh nghiệp lần đầu xuất khẩu);
- Hóa đơn thương mại;
- Giấy giới thiệu;
- Biên bản bàn giao container (đối với lô hàng giao nguyên container);
- Bản sao hợp đồng ủy thác (nộp trong trường hợp chủ gỗ ủy thác cho doanh nghiệp khác xuất khẩu);
- Chứng từ đầu vào với hàng hóa thương mại (Một số Chi cục có thể yêu cầu thêm chứng từ này);
- Bản thỏa thuận phát triển quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp (Một số Chi cục có thể yêu cầu thêm).
Và một số chứng từ khác (Quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2020/NĐ-CP):
1. Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép CITES xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp.
2. Trường hợp gỗ không thuộc Phụ lục CITES:
- Lô hàng gỗ xuất khẩu sang thị trường EU: Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép FLEGT;
- Lô hàng gỗ xuất khẩu sang thị trường ngoài EU:
* Trường hợp chủ gỗ là doanh nghiệp Nhóm I: Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập.
* Trường hợp chủ gỗ không phải là doanh nghiệp Nhóm I: Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
3. Trường hợp chủ gỗ đã hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu lô hàng, nhưng ủy thác cho doanh nghiệp khác để xuất khẩu thì ngoài một trong các chứng từ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, doanh nghiệp nhận ủy thác để xuất khẩu phải gửi kèm theo bản sao hợp đồng ủy thác.
Ngoài ra, khi xuất khẩu gỗ, người mua có thể yêu cầu người xuất khẩu làm kiểm dịch hoặc hun trùng cho lô hàng. Đồng thời, bên mua sẽ yêu cầu bên bán cung cấp cho họ chứng thư kiểm dịch hoặc hun trùng để làm các thủ tục nhập khẩu tại quốc gia họ. Quy trình làm kiểm dịch hoặc hun trùng sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của người mua tại từng quốc gia.
>>> Xem thêm: Thủ tục xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
Ratraco Solutions nhận vận tải số lượng lớn Gỗ xuất khẩu nguyên chuyến bằng Container đường sắt CHUYÊN NGHIỆP, NHANH CHÓNG, AN TOÀN TỐT NHẤT 2022
Hiện nay, nhu cầu vận chuyển Gỗ nguyên liệu và các sản phẩm từ Gỗ sang Châu Âu rất cao nên Công ty vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt RATRACO SOLUTIONS chúng tôi sẽ tiếp nhận số lượng lớn mặt hàng này từ các tỉnh thành để luân chuyển từ ga đường sắt khởi hành tại Việt Nam và kết thúc tại ga đích đến các nước, sử dụng loại phương tiện chuyên dụng để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong suốt quá trình di chuyển.
Hệ thống kho bãi rộng rãi tại khu vực TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng giúp nâng cao khả năng lưu trữ hàng hóa và chủ động hơn về thời gian vận chuyển Gỗ, các sản phẩm từ Gỗ sang thị trường các nước tiềm năng. Quý vị có thể hoàn toàn an tâm bởi phía chúng tôi còn có hệ thống mạng lưới Dịch vụ giao hàng tận nơi tại nhiều nước và năng lực vận chuyển Container Gỗ không hạn chế (gửi hàng càng nhiều, cước phí càng rẻ kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn).
Chúng tôi hiện đầu tư các loại Container bách hóa, Container bồn, Container hàng rời, Container hở mái, Container mặt bằng, Container 20 feet, Container 40 feet, Container 45 feet, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng cần vận chuyển gỗ ván ép, pallet gỗ, gỗ vườn, gỗ các loại khác sang các nước như Trung Quốc, Mỹ, Nga, Đức, Kazakhstan, Bỉ, Hà Lan,…Với lịch trình tàu chạy xuyên suốt cùng đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hỗ trợ hiện đại giúp toàn bộ kiện hàng nguyên Container được chuyển đến địa điểm nhận hàng đúng tiến độ.
Đặc biệt, nếu Quý khách hàng chưa biết phải khai báo hàng cho hải quan làm thủ tục xuất khẩu gỗ như thế nào trước khi xuất, đơn vị sẽ hỗ trợ nhiệt tình cho Doanh nghiệp bạn khi sử dụng Dịch vụ chuyển Gỗ bằng đường sắt đi Liên vận Quốc tế trọn gói tại đây.
Lưu ý, có thể những nhân tố khách quan có thể ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển như đặc điểm hàng hóa, số lượng hàng hóa, địa điểm nhận và giao hàng, điều kiện thời tiết; tiến trình làm thủ tục ở Cơ quan hải quan,…Với những trường hợp như vậy, phía Ratraco sẽ kịp thời thông báo cho quý khách được biết để chủ động hơn về kế hoạch giao thương của đơn vị mình.
Gỗ và các sản phẩm từ Gỗ chúng tôi nhận xuất khẩu sang các nước
- Gỗ nguyên liệu: Vận chuyển Gỗ ép, vận chuyển Gỗ vườn, Gỗ Giáng Hương, Gỗ Lim, Gỗ Keo, Gỗ Tạp, Gỗ Thông, Gỗ Tần Bì, Gỗ Căm xe, Gỗ Mít, Gỗ Bạch Tùng, Gỗ Chò Chỉ, Gỗ Hồng Sắc, Gỗ Mun, Gỗ Trắc, Gỗ Gụ, Gỗ Pơ – Mu, Gỗ Xoan Đào, Gỗ Dổi, Gỗ Sồi trắng, Gỗ Sồi đỏ,…;
- Ván sàn gỗ với các loại kích cỡ, mẫu mã khác nhau;
- Các loại cửa gỗ với kích thước và chủng loại khác nhau;
- Sản phẩm đồ gỗ ngoài trời: Bàn ăn, bàn uống nước, ghế tựa, ghế nằm ngoài trời, bàn trà,…;
- Sản phẩm đồ gỗ trong nhà: Salon, bàn ghế, tủ, kệ sách, giá sách, kệ tivi,…
Nhận gom hàng (Gỗ) tại khắp các tỉnh thành, KCN tại Việt Nam
- Miền Bắc: Hà Nội; Lào Cai; Yên Bái; Điện Biên; Hòa Bình; Lai Châu; Sơn La; Hà Giang; Cao Bằng; Bắc Kạn; Lạng Sơn; Tuyên Quang; Thái Nguyên; Phú Thọ; Bắc Giang; Quảng Ninh; Bắc Ninh; Hà Nam; Hải Dương; Hải Phòng; Hưng Yên; Nam Định; Ninh Bình; Thái Bình; Vĩnh Phúc;
- Miền Trung: Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Bình; Quảng Trị; Thừa Thiên Huế; Đà Nẵng; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Bình Định; Phú Yên; Khánh Hòa; Ninh Thuận; Bình Thuận;
- Miền Nam: TPHCM; Đồng Nai; Bình Phước; Bình Dương; Tây Ninh; Long An; Bà Rịa – Vũng Tàu; Đồng Tháp; Tiền Giang; An Giang; Bến Tre; Vĩnh Long; Trà Vinh; Hậu Giang; Kiên Giang; Sóc Trăng; Bạc Liêu; Cà Mau; Cần Thơ;
- Tại khu vực Tây Nguyên: Kon Tum; Gia Lai; Đăk Lăk ; Đăk Nông; Lâm Đồng;
- Hoặc từ các KCN lớn tại Việt Nam: Phước Đông, Đức Hòa III, Nhơn Hội Bình Định, Mỹ Phước 3, Tân Khai, Minh Hưng, Đồng Xoài, Tân Phú Trung, Hàm Kiệm, Bình Thuận, Bàu Xéo, Lộc An – Bình Sơn, Giang Điền, An Tây, Bỉm Sơn, Long Đức, Du Long, An Hòa; Long Hương, Tam Điệp II, Trâm Vàng, Cát Trinh, Mỹ Yên – Tân Bửu – Long Hiệp; Khánh Phú, Bá Thiện 2, Nhơn Hòa, Yên Phong II, Cộng Hòa, Đông Anh, Sóc Sơn, Long Khánh, Dầu Giây, Tân Thành,…và các Khu Công nghiệp, Cụm Công nghiệp lớn nhỏ khác trải dài từ Bắc chí Nam.
Các dịch vụ cung cấp khi vận chuyển Gỗ xuất khẩu
- Dịch vụ vận chuyển Gỗ xuất khẩu nguyên chuyến, nguyên Container;
- Bảo hiểm hàng hóa;
- Làm thủ tục hải quan;
- Ủy thác xuất nhập khẩu;
- Hỗ trợ tư vấn đóng gói hàng,…và các dịch vụ khác liên quan.
Giá cước phí vận chuyển Gạo xuất khẩu
- Hàng cần vận chuyển: Loại Gỗ cần vận chuyển là gì, đặc điểm từng loại Gỗ?
- Số lượng hàng cần vận chuyển: Bao nhiêu kiện, bao nhiêu tấn và bao nhiêu khối?
- Kích thước hàng vận chuyển: Bao gồm Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao?
- Thời gian vận chuyển: Cung cấp thời gian dự kiến vận chuyển Gỗ đi nước ngoài?
- Nơi nhận và gửi hàng: Quý khách cung cấp địa chỉ nhận và giao Gỗ ở đâu, có yêu cầu giao tận nơi không?
- Một số thông tin khác: Phí bốc xếp hai đầu đi và đến, phí cẩu, gắp hàng, VAT,…
Đối tượng khách hàng Ratraco hướng đến
- Đại lý giao nhận hàng Forwarding;
- Đơn vị nhập hàng;
- Đơn vị cung cấp hàng.
Lợi ích nhận lại từ Dịch vụ vận chuyển Gỗ nguyên container Ratraco
- Đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp tư vấn tận tình về chứng từ, quy trình làm thủ tục xuất khẩu các loại gỗ, áp mã HS code, C/O,…cho khách;
- Giá cước Dịch vụ vận chuyển nguyên container Gỗ cạnh tranh, hợp lý so với thị trường;
- Chúng tôi có nhiều hình thức giao nhận tại ga đích các nước đến để khách hàng dễ dàng lựa chọn;
- Có Hợp đồng vận chuyển Gỗ xuất khẩu rõ ràng, hóa đơn VAT, giấy tờ biên nhận đầy đủ;
- Có chính sách bảo hiểm hàng hóa phù hợp với từng loại Gỗ khác nhau;
- Thông tin khách hàng cũng như thông tin hàng hóa được bảo mật tuyệt đối;
- Có đội bốc xếp, đóng gói, gia cố hàng hóa trước khi chuyển gửi Gỗ Việt Nam – Quốc tế;
- Cập nhật chính sách và các yêu cầu mới của Cơ quan hải quan, Cơ quan thuế,…cho khách được biết;
- Dịch vụ Door to Door, Gỗ Việt Nam được chuyển đến tận nơi cho người nhận tại nước ngoài;
- Cung cấp các tiện ích đi kèm như: bốc xếp hàng hóa, xe nâng hạ, xe cẩu tự hành, dịch vụ thu hộ,…;
- Hệ thống kho bãi rộng rãi, tiên tiến, có điều kiện tốt nhất để lưu trữ Gỗ các loại của khách;
- Phương tiện vận chuyển Gỗ đi xuất khẩu và cơ sở hạ tầng đường sắt mang tính chuyên dùng, riêng biệt;
- Chịu trách nhiệm về tính an toàn hàng hóa, đền 100% nếu hư hỏng hàng do Nhà vận chuyển.
Quy trình vận chuyển Gỗ xuất khẩu bằng container đường sắt
- Bước 1: Liên hệ trực tiếp qua Hotline hoặc Email cung cấp thông tin cần gửi, vận chuyển Gỗ đi xuất khẩu;
- Bước 2: Bộ phận kinh doanh, điều phối nhân viên thực hiện kế hoạch khảo sát số lượng, trọng lượng, loại Gỗ cần chuyển về tận nơi;
- Bước 3: Sau khi thống nhất giá, 2 bên sẽ ký kết hợp đồng và lên phương án chuyển gửi Gỗ bằng Container;
- Bước 4: Hàng hóa nhận tại kho Ratraco Solutions ở TPHCM/Hà Nội/Đà Nẵng hoặc nhận tận nơi theo yêu cầu, sau đó được bốc xếp lên Container chuyên dụng dành cho chuyển gửi Gỗ số lượng lớn để trung chuyển đến Ga Yên Viên/Ga Đông Anh/Ga Sóng Thần;
- Bước 5: Hàng hóa đi từ Ga đến Ga và Ratraco Solutions vận chuyển Gỗ từ ga dỡ tới kho nhận hàng;
- Bước 6: Giao hàng tại kho hoặc tận nơi theo yêu cầu và tiến hành thanh toán;
- Bước 7: Xác nhận việc vận chuyển Gỗ xuất khẩu thành công và kết thúc hợp đồng.
Với thông tin chia sẻ chi tiết hữu ích nhất về thủ tục xuất khẩu gỗ mới nhất 2022 trên đây, các đơn vị kinh doanh, Doanh nghiệp lớn nhỏ nào trong nước đang có nhu cầu muốn giao thương mặt hàng này sang các nước tiềm năng như Trung Quốc, Mông Cổ, Nga, Đức, Bỉ, Hà Lan, Ba Lan,…thì nên tham khảo qua về thủ tục hành chính mình cần chuẩn bị bao gồm những gì, có phức tạp hay không để đáp ứng đầy đủ nhất theo yêu cầu. Nhất là đơn vị kinh doanh, sản xuất Gỗ chưa có nhiều kinh nghiệm làm thủ tục xuất hàng giao cho đối tác/bạn hàng cũng nên tìm hiểu trước về quy trình trên. Liên hệ ngay với RatracoSolutions Logistics khi bạn có nhu cầu thuê trọn gói Dịch vụ vận chuyển Gỗ xuất khẩu đi Quốc tế bằng đường sắt liên vận Á-Âu, kiêm tư vấn hỗ trợ từ A-Z thủ tục hải quan thông quan Gỗ xuất khẩu giá tốt cạnh tranh nhất thị trường hiện nay.
Liên hệ Vận chuyển Container Liên Vận Quốc Tế : VN <-> Trung Quốc, EU, Nga
Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ: 21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM
Hotline: 0965 131 131
Email: toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131
#HCM:
Mr Lưu Toàn: 0909 876 247
Ms Quyên: 0901 411 247
Ms Tâm: 0902 486 247
#Bình Dương:
Ms Quyên: 0901 411 247
Mr Lưu Toàn: 0909 876 247
Ms Tâm: 0902 486 247
#Đồng Nai:
Ms Hoa: 0938 790 247
Mr Lưu Toàn: 0909 876 247
Ms Tâm: 0902 486 247
#Bình Định:
Ms Quyên: 0901 411 247
Ms Hoa: 0938 790 247
Ms Tâm: 0902 486 247
#Đà Nẵng:
Mr Miền: 0909 199 247
Mr Ý: 0906 354 247
Ms Tâm: 0902 486 247
#Nghệ An
Ms Mỹ Linh: 0901 100 247
Ms Tâm: 0902 486 247
#Hà Nội
Ms Tâm: 0902 486 247
Ms Mỹ Linh:0901 100 247
#Trung Quốc
Ms Hưởng: 0909 949 247
Thông tin liên hệ Ratraco Solutions
Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ: 21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM
Hotline: 0965 131 131
Email: toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131
Trụ sở TPHCM:
- Địa chỉ: 21bis Hậu Giang, P.4, Q.Tân Bình, TPHCM
- Điện thoại : 0909 876 247 - 0901 411 247
Bình Dương:
- Địa chỉ: Ga Sóng Thần
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0909 876 247
Đồng Nai:
- Địa chỉ: Ga Trảng Bom
- Điện thoại : 0938 790 247 - 0909 876 247
Bình Định:
- Địa chỉ: Ga Diêu Trì
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0938 790 247
Đà Nẵng:
- Địa chỉ: Ga Đà Nẵng
- Điện thoại : 0909 199 247 - 0906 354 247
Nghệ An:
- Địa chỉ: Ga Vinh, Nghệ An
- Điện thoại : 0901 100 247 - 0902 486 247
Hà Nội:
- Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247
Trung Quốc:
- Địa chỉ: Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
- Điện thoại : 0909 949 247