Nên làm gì khi bị hải quan giữ hàng? Hàng bị giữ bao lâu?

Hiện nay, không chỉ riêng cá nhân mà ngay cả Doanh nghiệp cũng thường xuyên bị hải quan giữ hàng gây ách tắc trong kế hoạch kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa. Cho nên vấn đề đặt ra ở đây đó là phải làm sao khi chẳng may lô hàng của mình bị giữ lại? Sau đây, RatracoSolutions Logistics chia sẻ nhanh kinh nghiệm về việc nên làm gì khi bị hải quan giữ hàng tại cửa khẩu và qua đây cũng biết chính xác thời gian Cơ quan hải quan giữ hàng bao lâu để có sự tính toán kỹ càng nhằm hạn chế tối đa sự chậm trễ giao thương với đối tác/bạn hàng quan trọng.

XEM THÊM
+ Dịch vụ vận tải Container bằng đường bộ giá rẻ
+ Giá cước vận chuyển Container đường sắt Bắc Nam

Nên làm gì khi bị hải quan giữ lại hàng?

Làm gì khi bị hải quan giữ hàng? Để giải quyết được vướng mắc khi giữ hàng, bạn phải biết được nguyên nhân vì sao bị giữ lại. Đồng thời, hợp tác với đơn vị hải quan để tìm ra phương án xử lý nhanh chóng nhất. Bên cạnh đó, để hạn chế tối đa những rủi ro khi order và vận chuyển hàng hóa, bạn nên tìm đến Đơn vị vận chuyển hàng hóa chuyên nghiệp. Các đơn vị này có nhiều năm kinh nghiệm vận chuyển sẽ giúp bạn đứng ra xử lý giấy tờ, thủ tục hải quan và đảm bảo hàng hóa của bạn luôn an toàn. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến hàng hóa bị hải quan giữ lại như:

Danh mục sản phẩm cấm được nhập khẩu do Chính phủ quy định

Trong thông tư số 09/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành vào 1/4/2019 có tất cả danh mục hàng cấm và hàng được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Danh sách các mặt hàng bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam rất nhiều như: vũ khí, vật liệu nổ, đạn dược, pháo, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng (quần áo, giày dép, hàng điện tử, điện lạnh, thiết bị y tế…), sản phẩm công nghệ đã qua sử dụng…Nếu chẳng may nhập phải những mặt hàng bị cấm nhập khẩu, thì khả năng bị giữ hàng tại hải quan là rất lớn.

Hàng hóa không có đầy đủ giấy tờ, hóa đơn

Có một thực tế là không phải tất cả các mặt hàng đều phải đưa ra chứng từ mới được thông quan. Mà đối với một số mặt hàng đặc biệt như đồ điện tử, trang sức, đồng hồ, quần áo hàng hiệu…đây là những mặt hàng có giá trị cao nên sẽ yêu cầu chặt chẽ về chứng từ, hóa đơn mới được thông quan. Nếu bạn không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ của đơn hàng sẽ rất dễ bị hải quan thu giữ lại.

Nên làm gì khi bị hải quan giữ hàng? Hàng bị giữ bao lâu?
Cơ quan hải quan giữ lại hàng có thể là do lô hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu, hàng không đủ giấy tờ, hóa đơn, phía hải quan xử lý đơn hàng chậm, hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ,…

Các sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thường là các loại hàng giả, hàng kém chất lượng được nhái lại từ những thương hiệu lớn trên thế giới. Với những trường hợp này, khi kiểm tra hàng hóa của bạn chắc chắn sẽ bị thu giữ, nếu không cẩn thận bạn còn vướng phải những rắc rối liên quan đến pháp luật. Để tránh gặp phải những trường hợp này, khi nhập hàng có giá trị cao về kinh doanh, bạn nên kiểm tra, chuẩn bị thật kỹ về giấy tờ, hóa đơn của những kiện hàng này.

Phía hải quan xử lý đơn hàng chậm

Hàng hóa bị hải quan giữ lại do đơn vị này xử lý chậm trễ là điều không hề hiếm. Song với trường hợp này thì bạn cũng không nên quá lo lắng, bởi hàng chậm thông quan một phần là do khối lượng hàng hóa về cùng một lúc quá nhiều nên nhân viên hải quan chưa thể xử lý kịp.

Cung cấp sai thông tin, giá trị đơn hàng

Với những đơn hàng có số lượng lớn, người mua sẽ phải chịu thêm một khoản phí cao. Và để trốn thu, nhiều người thường khai giảm giá trị, thông tin của đơn hàng. Khi kiểm tra hải quan, chắc chắn đơn hàng của bạn bị giữ lại, mặt khác với những món đồ có giá trị cao thì người mua hàng phải chứng thực thêm các loại giấy tờ, hóa đơn để chứng minh hàng của bạn là hợp pháp.Trong trường hợp hải quan xử lý đơn hàng chậm, bạn nên đợi vài ngày. Còn nếu vi phạm do lỗi khác, bên phía hải quan sẽ gừi văn bản thông báo cụ thể về cho bạn.

ĐỌC THÊM: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt Bắc Nam giá rẻ

Hàng hóa thường bị hải quan giữ lại bao lâu?

Theo Mục 5 Công văn 19046/BTC-TCHQ hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật hải quan 2014 do Bộ Tài chính ban hành thì:

  • Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ hải quan: Không quá 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan.
  • Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa: Không quá 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng cho Cơ quan hải quan.

Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.

  • Đối với lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.
Nên làm gì khi bị hải quan giữ hàng? Hàng bị giữ bao lâu?
Hải quan được phép giữ hàng bao lâu không nằm trong quy định của pháp luật hiện hành mà chỉ quy định thời gian hoàn thành việc kiểm hàng trên thực tế tại cửa khẩu.

Theo quy định trên thì chỉ quy định về thời hạn hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ hải quan là không quá 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan. Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa Không quá 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho Cơ quan hải quan.

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi Hải quan giữ hàng bao lâu là pháp luật hiện nay không quy định về việc được giữ hàng của hải quan mà chỉ quy định về thời hạn hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa, thời hạn hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa. Do đó hải quan chỉ giữ hàng trong trường hợp vận chuyển hàng hóa trái phép theo quy định của pháp luật.

Và ngoài ra, cũng để nâng cao hơn hiệu quả hoạt động thu thập, xử lý thông tin phục vụ công tác kiểm soát hải quan, tăng cường công tác phối hợp, hỗ trợ trong trao đổi thông tin phục vụ công tác kiểm soát giữa các lực lượng trong toàn ngành, Tổng cục Hải quan đã yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố triển khai kế hoạch công tác trọng tâm về thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ kiểm soát hải quan năm 2022.

>>Xem thêm: Những bước làm thủ tục hải quan

Như vậy, các chủ hàng, chủ Doanh nghiệp đã biết nên làm gì khi bị hải quan giữ hàng và nắm rõ khoảng thời gian hải quan giữ hàng bao lâu và việc giữ hàng có thuộc trong phạm vi pháp luật quy định hay không mà có sự chủ động trong mọi trường hợp. Hàng hóa xuất khẩu sang các nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam kinh doanh, tiêu dùng cần phải nắm rõ thủ tục khai báo hải quan để chuẩn bị đầy đủ chứng từ, giấy tờ cần thiết và không mắc phải các lỗi nguyên nhân giữ hàng như đã đề cập ở trên. Có như vậy thì quá trình thông quan hàng hóa mới diễn ra nhanh thuận lợi và suôn sẻ. Liên hệ ngay với Công ty vận tải đường sắt Ratraco Solutions khi bạn cần sử dụng Dịch vụ chuyển gửi hàng xuất khẩu giá tốt nhất tại đây.

Liên hệ Vận chuyển Container Liên Vận Quốc Tế : VN <-> Trung Quốc, EU, Nga

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

#HCM:

Mr Lưu Toàn: 0909 876 247

Ms Quyên: 0901 411 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Bình Dương:

Ms Quyên: 0901 411 247

Mr Lưu Toàn: 0909 876 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Đồng Nai:

Ms Hoa: 0938 790 247

Mr Lưu Toàn: 0909 876 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Bình Định:

Ms Quyên: 0901 411 247

Ms Hoa: 0938 790 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Đà Nẵng:

Mr Miền: 0909 199 247

Mr Ý: 0906 354 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Nghệ An

Ms Mỹ Linh: 0901 100 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Hà Nội

Ms Tâm: 0902 486 247

Ms Mỹ Linh:0901 100 247

#Trung Quốc

Ms Hưởng: 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ