Shipment là gì? Quy định và vai trò của Shipment như thế nào?

Shipment thường được hiểu là “lô hàng” trong lĩnh vực vận tải Quốc tế, hay xuất nhập khẩu hàng hóa. Nói một cách dễ hiểu hơn, Shipment là giao hàng hóa cho đơn vị cung cấp các Dịch vụ vận tải để vận chuyển. Dịch vụ vận tải ở đây có thể là đường bộ, đường biển, đường sắt hoặc đường hàng không. Song không phải ai cũng hiểu hết khái niệm shipment là gì? Quy định và vai trò của shipment ra sao? Sau đây, Ratraco Solutions sẽ làm rõ thuật ngữ này cũng như chỉ ra những điểm mạnh nổi bật của đơn vị mình khi thực hiện Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, vận chuyển hàng liên vận Quốc tế Á-Âu giá rẻ tốt nhất. Tin chắc Quý Doanh nghiệp sẽ hoàn toàn hài lòng với chất lượng dịch vụ nhận lại.

Shipment là gì?

Shipment là gì?

Shipment là giao hàng hóa cho đơn vị cung cấp Dịch vụ vận tải (đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt) để vận chuyển. Theo từ điển Cambridge trực tuyến, shipment có 2 nghĩa chính: (1) một lượng lớn hàng hóa được gửi cùng nhau đến một nơi (A large amount of goods sent together to a place), hoặc là hành động gửi lô hàng hóa đó (or the act of sending them).

Shipment là gì? Quy định và vai trò của Shipment như thế nào?
Shipment được hiểu là giao hàng hóa cho Đơn vị cung cấp Dịch vụ vận tải đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt để thực hiện vận chuyển.

Shipment khác gì Shipping?

Với hàm ý là “vận chuyển” thì 2 từ này có sự tương đồng lớn. Xuất phát điểm có lẽ cũng bắt đầu bằng 1 từ gốc là “ship” nghĩa là tàu biển (danh từ), hoặc chuyển hàng bằng tàu biển (động từ). Nhưng theo nghĩa “lô hàng”, Shipment khác hoàn toàn với Shipping.

Theo giải thích của 1 số nguồn tiếng Anh, có thể phân biệt khá rõ 2 từ này như sau: Shipping is the transportation of goods while shipment is a load of goods that is transported (Shipping là việc vận chuyển hàng hóa trong khi shipment là lô hàng được vận chuyển). Như vậy, để tránh sự hiểu nhầm thì nên sử dụng từ shipment khi muốn nhắc tới một lô hàng nào đó. Còn khi đề cập về quá trình vận tải hay vận chuyển hàng hóa, thì ta dùng những từ khác đồng nghĩa và phù hợp với ngữ cảnh như: transport, shipping, carriage,…

Vai trò và quy định của Shipment như thế nào?

Đơn vị vận chuyển hàng bằng container RATRACO SOLUTIONS đã giải đáp shipment là gì thì tiếp tục dưới đây là nội dung liên quan tới những quy định về điều khoản, vai trò của shipment trong Hợp đồng thương mại vận chuyển hàng hóa:

Xem thêm  Cách tra cứu vị trí Container tại cảng TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng

Điều khoản giao hàng

Một số nội dung quan trọng mà Nhà xuất khẩu, Nhà nhập khẩu cần tiến hành thương lượng trong điều khoản giao hàng gồm:

  • Thời gian giao hàng (Kết hợp với việc ràng buộc về thời gian, phương thức thanh toán);
  • Địa điểm giao hàng;
  • Phương thức giao hàng: Giao hàng từng phần hay một lần – Giao hàng chuyển tải hay đi thẳng – Giao hàng đầy cont hay lẻ cont.
  • Thông báo giữa hai bên trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Quy định về thời gian giao hàng

Thời gian giao hàng trong hợp đồng ngoại thương do 2 bên tự thỏa thuận.

Địa điểm giao hàng

Nếu giao hàng từ cảng đi tới cảng đích thì địa điểm giao hàng sẽ được ghi là:

  • Tên cảng đi = POL = Port of loading = Port of charging;
  • Tên cảng đến = POD = Port of Discharging = Port of Unloading.

Nếu giao hàng từ sân bay đi tới sân bay đích thì địa điểm giao hàng sẽ được ghi là:

  • Tên sân bay đi = Loading Airport;
  • Tên sân bay đến = Discharging Airport.

Nếu giao hàng theo điều kiện EXW hoặc DDP thì địa điểm giao hàng sẽ được ghi là:

  • Nơi nhận hàng để chở = Pick-up place;
  • Tên cảng đi = POL = Port of loading = Port of charging;
  • Tên cảng đến = POD = Port of Discharging = Port of Unloading;
  • Điểm đến cuối cùng = Final Destination.

Các phương thức giao hàng trong Thương mại Quốc tế phổ biến

  • CIP (Carriage & Insurance Paid to) – Cước phí và bảo hiểm trả tới: Người bán giao hàng cho người chuyên chở tại địa điểm được thỏa thuận trước đó;
  • CPT (Carriage Paid To) – Cước phí trả tới: Người bán là người gánh chịu mọi rủi ro, phí tổn và tiền cước để thuê tàu chở hàng tới tận địa điểm nhận hàng của người mua. Và bên cạnh đó, người bán cũng có trách nhiệm thuê phương tiện vận chuyển;
  • CFR (Cost and Freight ) – Tiền hàng và cước phí: Người bán có nghĩa vụ đặt hàng lên trên boong tàu cho người mua;
  • CIF (Cost, Insurance and Freight) – Tiền hàng, bảo hiểm, cước phí: Người bán chịu trách nhiệm về mọi khoản chi phí, rủi ro và tổn thất hàng hóa trước khi hàng hóa đã được giao xong lên tàu tại cảng bốc;
  • DAP (Delivered At Place) – Giao tại địa điểm: Người bán có nghĩa vụ giao hàng tới địa điểm cụ thể đã được người mua chỉ định trước đó;
Shipment là gì? Quy định và vai trò của Shipment như thế nào?
Trong Hợp đồng thương mại Quốc tế, Shipment quy định một số điều khoản quan trọng mà bất cứ Cá nhân, Đơn vị liên quan nào cũng phải biết.
  • DPU (Delivery at Place Unloaded) – Giao tại địa điểm đã dỡ xuống: Người bán giao hàng theo địa điểm cụ thể đã được người mua chỉ định trước đó;
  • DDP (Delivered Duty Paid) – Giao đã trả thuế: Người bán có nghĩa vụ giao hàng tới địa điểm cụ thể đã được người mua chỉ định trước đó.
  • ExW (Ex Work): Giao hàng tại xưởng: Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã giao cho người mua tại xưởng của mình, nhưng người bán không phải chịu chi phí và rủi ro trong việc bốc hàng lên phương tiện vận tải. Người bán không phải ký hợp đồng vận tải và bảo hiểm cho lô hàng XK. Ngoài ra người mua phải làm thủ tục XK cho lô hàng;
  • FAS (Free Alongside Ship) – Giao dọc mạn tàu: Hàng hóa được giao cho người mua khi hàng được đặt dọc mạn tàu do người mua chỉ định tại cảng giao hàng chỉ định;
  • FCA (Free carrier) – Giao cho người chuyên chở: Đối với điều khoản này, người bán sẽ chịu trách nhiệm giao hàng cho đơn vị vận chuyển hoặc một người khác do người mua chỉ định tại cơ sở của người bán hay tại một địa điểm đã được chỉ định;
  • FOB (Free on Board) – Giao hàng lên tàu: Việc mang hàng từ kho người bán ra cảng và xếp hàng lên tàu được người mua chỉ định do người bán chịu trách nhiệm. Thời điểm chuyển giao rủi ro sẽ là khi hàng hóa được giao qua lan can tàu tại cảng xếp hàng.
Xem thêm  Những loại hàng hóa xuất khẩu nhiều sang Trung Quốc bằng đường sắt

Thông báo giữa hai bên

Trước khi gửi hàng, người bán sẽ gửi tới người mua một số thông báo hướng dẫn người bán trong việc gửi hàng hoặc chi tiết thời gian/địa điểm tàu đến nhận hàng. Sau khi giao hàng tại địa điểm được quy định, người bán phải thông báo tình trạng hàng hóa đã được giao và kết quả của việc giao hàng tới người mua. Bên cạnh đó nhiều đơn vị nhập khẩu còn yêu cầu người bán cần thông báo trước khi tàu vào cảng dỡ hàng.

>>Xem thêm: Surrendered bill of lading là gì?

Khi có nhu cầu gửi hàng đi Quốc tế nên chọn Đơn vị Logistics, Forwarder nào uy tín, giá rẻ nhất?

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO chúng tôi hiện là một trong những Đơn vị Logistics, Forwarder chuyên nghiệp, an toàn, uy tín hàng đầu hiện nay với việc trang bị đầy đủ phương tiện chuyên dụng, cơ sở hạ tầng đường sắt + đường bộ, container đa tải trọng loại 10 feet, 20 feet, 40 feet, 45 feet (nóng/lạnh) sẵn sàng đáp ứng tối đa mọi nhu cầu chuyển gửi hàng đi giao thương sang các nước của khách hàng. Ratraco Solutions đang triển khai mạnh mẽ tuyến Dịch vụ vận chuyển container đường sắt LIÊN VẬN QUỐC TẾ Chuyên tuyến container Việt Nam – Trung Quốc – Mông Cổ – Kazakhstan – Nga – Châu Âu.

Lịch tàu chạy hàng Liên vận Quốc tế Ratraco Solutions

* Việt Nam – Trung Quốc: Khởi hành hằng ngày

  • Tuyến Yên Viên – Đồng Đăng – Pingxiang – Nanning Nan sau đó tiếp chuyển đi các tỉnh, thành phố của Trung Quốc (và ngược lại);
  • Thời gian: 3 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới.

* Việt Nam – Trung Á: Khởi hành Chủ nhật hàng tuần

  • Tuyến Yên Viên – Đồng Đăng – Pingxiang – Alashankou – Dostyk – Almaty/Astana – sau đó tiếp chuyển đi Uzbekistan, Tajikistan, Kyzgyzstan;
  • Thời gian: 18 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới).

* Việt Nam – Nga: Khởi hành thứ 4 và Chủ nhật hàng tuần

  • Tuyến Yên Viên – Đồng Đăng – Pingxiang – Manzhouli – Zabaykalsk – Vorsino (Moscow);
  • Thời gian: 23 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới).
Xem thêm  Thủ tục nhập khẩu máy phát điện như thế nào? Mất thời gian không?

* Việt Nam – EU: Khởi hành thứ 4 và Chủ nhật hàng tuần

  • Tuyến Việt Nam – Trung Quốc – Kazakhstan – Russia – Belarus – Poland (Malaszewicze) – Germany (Duisburg/Hamburg);
  • Thời gian: 28 – 30 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới).
Shipment là gì? Quy định và vai trò của Shipment như thế nào?
Ratraco Solutions với cơ sở hạ tầng, phương tiện đầy đủ, ứng dụng E-Logistics trong vận hành kinh doanh tự tin xuất nhập khẩu hàng hóa sang các nước bằng tuyến đường sắt liên vận.

Điểm mạnh Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường sắt Ratraco Solutions

  • Năng lực vận tải hàng lớn, có thể vận chuyển linh hoạt, đa dạng mặt hàng;
  • Lịch trình tàu hàng cố định, xuyên suốt và rõ ràng;
  • Cơ sở hạ tầng đường sắt đầy đủ, trang thiết bị hỗ trợ vận tải container hiện đại;
  • Đội ngũ nhân viên hùng hậu, giàu kinh nghiệm và tận tâm;
  • Giá cước vận chuyển đường sắt ít biến động so với giá xăng dầu;
  • Thời gian vận chuyển container khô/lạnh đường sắt nhanh chuẩn xác.

Cách thức vận chuyển hàng hóa nguyên container đường sắt Ratraco

  • Bước 1: Khách hàng phát sinh nhu cầu và lựa chọn Đơn vị vận chuyển đường sắt Ratraco Solutions;
  • Bước 2: Khách hàng cung cấp thông tin về lô hàng, nhận báo giá và tiến hành đàm phán giá cước vận chuyển với Ratraco Solutions;
  • Bước 3: Ký kết hợp đồng và khách hàng chuẩn bị hàng hóa, các giấy tờ liên quan để cung cấp cho Ratraco Solutions;
  • Bước 4: Ratraco Solutions kết hợp phương thức vận chuyển đường sắt + bộ vận chuyển hàng hóa theo nhu cầu của khách hàng đến tận kho;
  • Bước 5: Khách hàng kiểm tra hàng hóa và ký biên bản giao nhận giữa 2 bên;
  • Bước 6: Khách hàng tiến hành thanh toán cước vận chuyển cho Ratraco Solutions.

RATRACO SOLUTIONS đã tổng hợp nhanh những kiến thức liên quan giúp bạn đọc hiểu được Shipment là gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa là gì, đóng vai trò quan trọng ra sao, các điều khoản quy định về địa điểm – thời gian giao hàng – phương thức giao hàng. Từ đây, các Cá nhân hoặc Doanh nghiệp đang tham gia vào hoạt động Logistics, xuất nhập khẩu hàng có thể lưu lại thông tin hỗ trợ công việc khi cần. Khi có nhu cầu sử dụng Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt liên vận Quốc tế từ Ga Kép, Ga Yên Viên, Ga Đông Anh, Ga Đồng Đăng, Ga Sóng Thần,…liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline bên dưới.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ