Trong hoạt động xuất nhập khẩu cũng như vận tải hàng hóa, thuật ngữ hàng thường và hàng chỉ định được sử dụng khá nhiều. Song không phải ai cũng hiểu đúng định nghĩa về hàng chỉ định, hàng thường là gì và có điểm gì giống/khác nhau. Trên thực tế, sự hiểu biết về hai thuật ngữ này giúp Nhà xuất nhập khẩu và các bên liên quan có được cái nhìn rõ hơn về nguồn gốc, chất lượng và quyền lợi của hàng hóa. Trong khuôn khổ bài viết này, Ratraco Solutions sẽ làm rõ định nghĩa hàng chỉ định là gì cùng những điểm khác nhau so với hàng thường. Kèm theo đó là liệt kê các chứng từ cần có khi thực hiện vận chuyển hai loại hàng thông dụng này bằng đường biển.
Hàng chỉ định là hàng gì? Hàng thường là hàng gì?
Khi làm Logistics hay kể cả bất kỳ ngành nghề nào khác, đều có những từ ngữ chuyên ngành phức tạp và hai trong số đó là Hàng freehand và Hàng nominated. Thuật ngữ freehand và nominated (hàng thường và hàng chỉ định) được dùng trong các Hãng tàu và các Công ty giao nhận để chỉ hàng hóa các nhân viên bán hàng (Sales) theo đuổi. Cụ thể:
Khái niệm về hàng chỉ định
Hàng chỉ định là gì? Hàng chỉ định (tên Tiếng Anh là Nominated) là những mặt hàng được xuất khẩu theo điều kiện FOB. Cụ thể, người mua sẽ là người thanh toán cước tàu và chỉ định hãng tàu nhất định. Người bán chỉ cần thanh toán cước local charges tại đầu xuất và không có quyền được lựa chọn hãng tàu như đối với hàng freehand.
Với hàng chỉ định, người mua sẽ là người đặt tàu và gửi booking này cho người bán để lấy lệnh booking. Trong một số trường hợp hàng chỉ định, người mua sẽ chỉ định hãng tàu vận chuyển và người bán sẽ phải thanh toán cước tàu. Đối với hàng chỉ định, Forwarder thường không có thêm hoa hồng. Dưới đây là một số từ đồng nghĩa với “hàng chỉ định” và cách dịch sang tiếng Anh:
- Designated cargo: Hàng được chỉ định;
- Nominated cargo: Hàng được đề cử;
- Appointed cargo: Hàng được bổ nhiệm;
- Selected cargo: Hàng được lựa chọn;
- Specified cargo: Hàng được xác định rõ;
- Assigned goods: Hàng được phân công;
- Authorized merchandise: Hàng được ủy quyền;
- Designated consignment: Lô hàng được chỉ định;
- Named shipment: Lô hàng được đặt tên;
- Determined goods: Hàng đã quyết định.
Khái niệm về hàng thường
Hàng thường (tên tiếng Anh là Freehand) là những hàng hóa do chính shipper tự book tàu và thanh toán cước, cước prepaid theo điều kiện nhóm C. Điều này có nghĩa là tất cả các khâu, các lựa chọn như đóng gói, book tàu,…đều do shipper tự quyết định.
Như vậy, với các mặt hàng thường, nhân viên sales phải thực hiện tất cả các quy trình, tìm kiếm cơ hội, chào giá và theo đuổi lô hàng đó. Trong hoạt động vận tải, nhân viên kinh doanh của hãng tàu sẽ đảm nhiệm cả hàng thường và hàng chỉ định. Tuy nhiên với những đại lý giao nhận (forwarder) thì gần như chỉ cung cấp dịch vụ với hàng thường. Sở dĩ các đại lý giao nhận thường đảm nhiệm cung cấp dịch vụ freehand là bởi có thể tự do lựa chọn hãng tàu, từ đó có thể có thêm lợi nhuận, hoa hồng tốt hơn.
* Ví dụ: Shipper muốn xuất khẩu hàng hóa sang Lào, điều kiện Incoterms loại C, theo hình thức hàng freehand, shiper có quyền lựa chọn và chuyển đổi hãng tàu theo ý muốn. Do vậy, để được nhận hoa hồng, forwarder phải sale hàng freehand. Vì hàng freehand có quyền lựa chọn nhiều hãng tàu khác nhau.
Hàng chỉ định có gì khác so với hàng thường?
Hàng chỉ định là gì hay hàng thường là gì đã được giải đáp, tiếp theo đây Ratraco sẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa hai loại hàng này:
Bộ chứng từ cần có khi vận chuyển hàng thường và hàng chỉ định
Bộ chứng từ đi hàng thường và hàng chỉ định về cơ bản không khác nhau nhiều, bao gồm các giấy tờ sau:
- Invoice (hóa đơn thương mại) và packing list (phiếu đóng gói hàng hóa);
- C/O Certificate of Origins (nếu có);
- Bill of Lading (vận đơn) và Delivery Order;
- Tờ khai hải quan,…
Các điều kiện khác nhau sẽ dẫn đến cách giao hàng khác nhau, chẳng hạn như, giao nhận theo FOB và CIF giống nhau đối với hàng xuất. Tuy nhiên, nếu giao nhận theo điều kiện FOB thì nhà xuất khẩu phải giao hàng tại bãi CY hàng xuất mới hết trách nhiệm. Còn nếu giao nhận theo điều kiện CIF thì nhà xuất khẩu chỉ hoàn thành trách nhiệm khi hàng được giao tại bãi CY hàng nhập.
Cách phân biệt Hàng chỉ định và Hàng thường
Dựa vào cước vận chuyển quốc tế
- Đối với một lô hàng cước vận chuyển quốc tế là trả sau (Freight Collect) thì sẽ là Hàng chỉ định (Nominated), vì bên nhập khẩu chịu trách nhiệm book tàu và trả cước phí vận chuyển tại cảng đến.
- Đối với một lô hàng có cước vận chuyển quốc tế là trả trước (Freight Prepaid) thì lô hàng đó là Hàng thường (Freehand). Vì bên xuất khẩu chịu trách nhiệm book tàu và cước vận chuyển đã được trả trước tại nước xuất khẩu (điều kiện giao hàng C và D).
Dựa vào điều kiện Incoterm
Đối với Hàng chỉ định sẽ có 2 điều kiện giao hàng E và F. Điều đó có nghĩa là Doanh nghiệp xuất khẩu không phải trả cước vận chuyển quốc tế sang đến nước nhập khẩu. Rủi ro và trách nhiệm đối với hàng hóa được chuyển giao sang cho nước nhập khẩu tại ngay cảng của nước xuất khẩu. Việc thanh toán cước vận chuyển quốc tế thuộc về nước nhập khẩu.
* Ví dụ hàng nominated: Một doanh nghiệp xuất nhập khẩu xuất hàng từ cảng Hải Phòng đến New York theo điều kiện FOB (doanh nghiệp không phải trả tiền cước vận chuyển đến New York mà chỉ giao hàng tới cảng xuất là hết trách nhiệm) . Doanh nghiệp xuất khẩu không được lựa chọn công ty forwarder mà phải tuân theo chỉ định của bên nhập khẩu. Sau đó doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phối hợp làm việc với công ty forwarder được chỉ định để xuất khẩu hàng hóa tới cảng New York.
Đối với Hàng thường thì sẽ có 2 điều kiện giao hàng C và D. Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ chịu chi phí cước vận chuyển quốc tế, được quyền lựa chọn công ty forwarder.
* Ví dụ hàng freehand: Doanh nghiệp xuất nhập khẩu xuất hàng từ cảng Hải Phòng đến BangKok theo điều kiện loại C. Doanh nghiệp chịu cước vận chuyển quốc tế nên sẽ có quyền chọn công ty forwarder theo ý muốn của mình.
=> Nhìn chung, hàng Freehand mang tính linh hoạt nhưng có nguy cơ rủi ro, trong khi hàng Nominated đáng tin cậy và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Việc hiểu rõ sự khác biệt và ý nghĩa của hai loại hàng này giúp Nhà xuất nhập khẩu và các bên liên quan đưa ra phương án phù hợp nhất, chuẩn nhất khi làm hàng.
>>Xem thêm: Hàng Freehand là gì?
Đại lý hải quan Ratraco Solutions nhận khai hải quan hàng XNK tại tất cả các Cảng biển toàn quốc trọn gói giá rẻ tốt nhất, uy tín nhất
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên và góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy nền kinh tế Việt chính là hệ thống các cảng biển hoạt động hiệu quả và sôi động. Từ đây, nhu cầu vận chuyển hàng hóa và khai hải quan tại cảng biển của các Doanh nghiệp XNK ngày càng nhiều, kéo theo đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ của Dịch vụ khai thuê hải quan, Đại lý hải quan cảng biển. RATRACO SOLUTIONS bên cạnh thế mạnh Dịch vụ vận chuyển container đường sắt còn là Đại lý khai hải quan chuyên trách tại tất cả các Cửa khẩu, Cảng biển, Sân bay trên phạm vi toàn quốc Chuyên nghiệp – Chuẩn xác – Uy tín – Giá tốt nhất thị trường.
Trong vai trò là Đại lý KBHQ tại Cảng biển, Ratraco sẽ thay mặt Doanh nghiệp hoàn tất từ A – Z các thủ tục về hải quan, làm việc trực tiếp với phía Cơ quan hải quan. Cam kết lô hàng Sea xuất/nhập sẽ được thông quan trong thời gian sớm nhất, nhanh nhất. Với Dịch vụ khai báo hải quan tại Cảng biển, chúng tôi sẽ sử dụng chữ ký số của mình để KHAI và TRUYỀN TỜ KHAI cho lô hàng FCL/LCL của Quý Doanh nghiệp.
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO quy tụ đông đảo đội ngũ nhân sự dày dặn kinh nghiệm, được đào tạo bài bản về nghiệp vụ hải quan, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng bất cứ lúc nào. Nhờ lợi thế có Văn phòng đại diện tại khu vực miền Bắc – miền Trung – miền Nam nên việc huy động nhân sự hỗ trợ khách thông quan lô hàng xuất, hàng nhập tại các Cảng đặc biệt – Cảng loại 1 – Cảng loại 2 – Cảng loại 3 là rất dễ dàng và thuận lợi…Ngoài làm tốt nhiệm vụ khai hải quan, thông quan hàng hóa cho Doanh nghiệp, RatracoSolutions Logistics còn nhận Trucking container cảng đi KCN, Vận chuyển hàng từ Cảng Cát Lái đi KCN, Vận chuyển hàng nhập khẩu từ cảng KCN về KCN, Vận chuyển hàng nhập khẩu từ cảng KCN về Kho, Vận chuyển hàng xuất khẩu KCN ra cảng,…
Ratraco nhận khai hải quan tại tất cả các cảng biển lớn toàn quốc
Đại lý KBHQ Ratraco nhận khai hải quan tại tất cả các cảng biển trên phạm vi toàn quốc:
- Cảng biển Hải Phòng
- Cảng biển Bà Rịa Vũng Tàu
- Cảng biển Quảng Ninh
- Cảng biển Thanh Hóa
- Cảng biển Nghệ An
- Cảng biển Hà Tĩnh
- Cảng biển Đà Nẵng
- Cảng biển Quảng Ngãi
- Cảng biển Bình Định
- Cảng biển Khánh Hòa
- Cảng biển TP. Hồ Chí Minh
- Cảng biển Đồng Nai
- Cảng biển Cần Thơ
- Cảng biển Quảng Bình
- Cảng biển Quảng Trị
- Cảng biển Thừa Thiên Huế
- Cảng biển Bình Thuận
- Cảng biển Đồng Tháp
- Cảng biển Hậu Giang
- Cảng Biển Trà Vinh
- Cảng biển Nam Định
- Cảng biển Thái Bình
- Cảng biển Quảng Nam
- Cảng biển Phú Yên
- Cảng biển Ninh Thuận
- Cảng biển Bình Dương
- Cảng biển Long An
- Cảng biển Tiền Giang
- Cảng biển Bến Tre
- Cảng biển Sóc Trăng
- Cảng biển An Giang
- Cảng biển Vĩnh Long
- Cảng biển Cà Mau
- Cảng biển Kiên Giang.
Loại hình khai báo hải quan tại tất cả các cảng biển
Ratraco đang trong kế hoạch triển khai các loại hình khai báo hải quan tại cảng biển để có thể phục vụ Doanh nghiệp XNK một cách tốt nhất:
- Loại hình sản xuất xuất khẩu, đầu tư – gia công;
- Loại hình nhập kinh doanh – A11, nhập phi mậu dịch – H11,…;
- Loại hình xuất kinh doanh: B11;
- Loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ (bán hàng vào khu chế xuất)…;
- Tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập,…
Phân khúc khách hàng hướng tới khi KBHQ tại Cảng biển
Đối tượng khách hàng Ratraco tập trung hướng tới khi KBHQ tại tất cả cảng biển:
- Khách hàng có nhu cầu sử dụng Dịch vụ Hải quan Logistics trọn gói;
- Các Công ty xuất khẩu, nhập khẩu vào ra các Khu công nghiệp, Khu phi thuế quan;
- Các Công ty xuất khẩu, nhập khẩu qua các Sân bay, Cảng biển Việt Nam và Quốc tế.
Cam kết của Ratraco với Doanh nghiệp/Tư nhân khi khai hải quan
Đại lý KBHQ Ratraco khi cung cấp dịch vụ cũng đưa ra cam kết với Quý khách hàng:
- Đại lý hải quan cảng biển Ratraco sẽ chịu trách nhiệm nội dung khai trên Tờ khai HQ cùng với DN XNK;
- Ratraco sẽ thay mặt DN làm thủ tục XNK theo hợp đồng ký kết giữa 2 bên;
- Tên và mã số của Đại lý Hải quan Ratraco sẽ thể hiện trên Tờ khai và Hệ thống Hải quan.
Tóm lại, việc nắm rõ sự khác nhau cơ bản, ưu nhược điểm giữa hàng thường với hàng chỉ định là gì,…sẽ giúp đảm bảo tính chính xác cũng như tuân thủ đúng các quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Quý Doanh nghiệp hoặc Tư nhân nào đang làm hàng xuất, hàng nhập đường biển nhưng gặp vướng mắc về hàng hóa, cước phí chi trả giữa bên bán với bên mua, quy định chọn hãng book tàu biển,…nên lưu lại ngay kiến thức trên để hỗ trợ phần nào cho công việc. Và để được cung cấp trọn gói giá rẻ Dịch vụ khai hải quan tại tất cả các Cảng biển/Sân bay/Cửa khẩu toàn quốc, liên hệ ngay Hotline bên dưới.
Thông tin liên hệ Ratraco Solutions
Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ: 21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM
Hotline: 0965 131 131
Email: toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131
Trụ sở TPHCM:
- Địa chỉ: 21bis Hậu Giang, P.4, Q.Tân Bình, TPHCM
- Điện thoại : 0909 876 247 - 0901 411 247
Bình Dương:
- Địa chỉ: Ga Sóng Thần
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0909 876 247
Đồng Nai:
- Địa chỉ: Ga Trảng Bom
- Điện thoại : 0938 790 247 - 0909 876 247
Bình Định:
- Địa chỉ: Ga Diêu Trì
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0938 790 247
Đà Nẵng:
- Địa chỉ: Ga Đà Nẵng
- Điện thoại : 0909 199 247 - 0906 354 247
Nghệ An:
- Địa chỉ: Ga Vinh, Nghệ An
- Điện thoại : 0901 100 247 - 0902 486 247
Hà Nội:
- Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247
Trung Quốc:
- Địa chỉ: Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
- Điện thoại : 0909 949 247