LC Usance là gì? Khi nào nên sử dụng? Giải đáp từ A-Z

UPAS hay Usance L/C là Thư tín dụng phổ biến trong Thanh toán quốc tế. Song Usance hay UPAS L/C có những điểm khác biệt nhất định so với các loại L/C thông thường khác. Cùng Ratraco Solutions tìm hiểu xem LC Usance là gì? Khi nào nên sử dụng phương thức thanh toán L/C Usance? Ưu điểm của thanh toán L/C Usance là gì?,…và quy trình thanh toán LC Usance được thực hiện ra sao sau đây.

Đặc điểm của L/C trong Thanh toán quốc tế

L/C là bản Hợp đồng kinh tế giữa Ngân hàng phát hành và Người thụ hưởng (người xuất khẩu), là cam kết không hủy ngang của Ngân hàng phát hành về việc thanh toán cho người xuất khẩu nếu xuất trình bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C với UCP (The Uniform Custom and Practice for Documentary Credit) và với ISBP (International Standard Banking Practice).

L/C độc lập với Hợp đồng ngoại thương và hàng hóa. Việc thanh toán của Ngân hàng phát hành chỉ căn cứ vào chứng từ xuất trình mà không phụ thuộc vào việc thực hiện Hợp đồng ngoại thương, tình trạng thực tế hàng hóa hay các thực hiện khác.

LC Usance là gì? Khi nào nên sử dụng? Giải đáp từ A-Z
Thanh toán L/C là bản hợp đồng kinh tế giữa Ngân hàng phát hành và người thụ hưởng, là bản cam kết của Ngân hàng phát hành về việc thanh toán cho người xuất khẩu.

Trong giao dịch L/C, các chức năng (nghiệp vụ) cơ bản của các ngân hàng đã được đề cập trong UCP, bao gồm: phát hành, thông báo, trả tiền, thương lượng chiết khấu, chấp nhận hối phiếu, cam kết trả chậm, xác nhận, chuyển nhượng và hoàn trả.

Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp giao dịch L/C là các văn bản có tính chất pháp lý tùy ý gồm: UCP, eUCP, ISBP và URR (Uniform Rules for Bank-to-Bank Reimbursements – Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng).

Xem thêm  Top 10 cảng biển lớn nhất Đông Nam Á cho tới năm 2025

L/C Usance là gì? Khi nào nên sử dụng?

Khái niệm LC Usance và khi nào nên sử dụng LC Usance được giải đáp như sau:

LC Usance là gì?

UPAS L/C = Usance paid at sight = Usance L/C. Vậy, LC Usance là gì? Usance hay UPAS LC là Thư tín dụng trả chậm có điều khoản đặc biệt cho phép người thụ hưởng thư tín dụng (Bên xuất khẩu) được thanh toán ngay (Normal UPAS LC) hoặc thanh toán một ngày cụ thể trước ngày đáo hạn (Deferred UPAS LC).

LC Usance ra đời xuất phát từ mong muốn và lợi ích của người bán. Ví dụ hai loại L/C cùng ghi trả chậm 90 ngày thì:

  • UPAS hay Usance L/C là nhận được bộ chứng từ xuất trình hợp lệ thì Ngân hàng Mở phải trả tiền ngay cho ngân hàng Thông báo (cho người bán). 90 ngày sau, người nhập khẩu mới trả tiền cho Ngân hàng Mở theo thoả thuận lúc mở L/C;
  • Deffer L/C là nhận được bộ chứng từ xuất trình hợp lệ thì 90 ngày sau Ngân hàng Mở trả tiền ngay cho Ngân hàng Thông báo (cho người bán).

Nên sử dụng L/C Usance khi nào?

Nên sử dụng thanh toán L/C Usance khi:

  • Khi cần thỏa thuận thời gian thanh toán linh hoạt giữa Nhà xuất khẩu và Nhà nhập khẩu. L/C Usance được sử dụng để định rõ thời gian thanh toán phù hợp với đôi bên;
  • Bên nhập khẩu có tài chính hạn chế, cần thời gian gom tiền trước khi thanh toán. L/C Usance rất linh hoạt trong việc trả tiền theo thời gian.

L/C Usance trong Thanh toán quốc tế có đặc điểm, ưu điểm gì?

L/C Usance với nhiều đặc điểm, ưu điểm mà Đơn vị vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt Ratraco Solutions ghi nhận được gồm:

Đặc điểm của thanh toán L/C Usance

Usance L/C với những đặc điểm nổi bật phải kể đến:

  • Loại tiền áp dụng: Tất cả các loại tiền do phía ngân hàng phát hành LC thỏa thuận với nhà xuất khẩu, nhập khẩu hoặc với Ngân hàng đại lý;
  • Phương thức thanh toán UPAS LC: Doanh nghiệp có thể sử dụng bằng vốn tự có, vốn hợp pháp để thực hiện đúng yêu cầu trên LC. Song việc cho vay phải có tài sản đảm bảo (có thể là nhà đất hoặc các tài sản có giá trị được ngân hàng quy định);
  • Mức cho vay tại mỗi ngân hàng khác nhau, tùy mức thời điểm và phụ thuộc vào giá trị hợp đồng;
  • Ngôn ngữ L/C: Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt có dấu hay không dấu;
  • Phí: Theo thỏa thuận của 2 bên;
  • Thời hạn: Tối đa 12 tháng (tùy các Ngân hàng).
Xem thêm  Tìm hiểu những mẫu giao nhận hàng hóa được sử dụng nhiều hiện nay
LC Usance là gì? Khi nào nên sử dụng? Giải đáp từ A-Z
Usance L/C với các đặc điểm và ưu điểm mà bên mua, bên bán cần nắm rõ để vận dụng cho đúng vào các giao dịch quan trọng.

Ưu điểm của thanh toán L/C Usance

Ưu điểm của thanh toán LC Usance là gì? Đó là:

  • Bên bán (bên xuất khẩu) được thanh toán tiền ngay, không phải trả bất kỳ khoản phí nào;
  • Bên mua (bên nhập khẩu) được hưởng chính sách mua hàng trả chậm với chi phí hợp lý;
  • Thanh toán LC Usance an toàn cho cả bên xuất khẩu và nhập khẩu. Nếu khách hàng là bên nhập khẩu sẽ có thêm nhiều cơ hội hợp tác với những nhà cung cấp uy tín với giá cả cạnh tranh;
  • Giải chi phí tài chính cho doanh nghiệp trong bối cảnh bị hạn chế tiếp cận vốn vay bằng ngoại tệ;
  • Mức phí cạnh tranh so với các phương thức thanh toán khác, xử lý nhanh, đảm bảo bảo mật thông tin.

Quy trình các bước thực hiện Usance L/C

Quy trình thực hiện UPAS hay Usance L/C liên quan tới Nhà xuất khẩu, Nhà nhập khẩu, Ngân hàng phát hành, Ngân hàng hoàn trả, Ngân hàng thông báo. Gồm các bước:

Bước 1

Ký kết Hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu, 2 bên thỏa thuận sử dụng phương thức thanh toán UPAS hay Usance L/C.

Bước 2

Mở UPAS hay Usance L/C: Bên nhập khẩu yêu cầu Ngân hàng phát hành UPAS hay Usance L/C theo các điều khoản đã thỏa thuận cho bên xuất khẩu (người thụ hưởng).

Xem thêm  Tổng hợp các loại chứng từ xuất nhập khẩu bắt buộc hiện nay

Bước 3

Ngân hàng phát hành thông báo việc lập UPAS hay Usance L/C cho ngân hàng thông báo.

Bước 4

Ngân hàng thông báo thông báo UPAS hay Usance L/C cho nhà xuất khẩu.

Bước 5

Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu.

Bước 6

Nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của UPAS hay Usance L/C và xuất trình bộ chứng từ hợp lệ cho Ngân hàng thông báo.

Bước 7

Nếu chứng từ phù hợp:

  • 7a: Ngân hàng thông báo thực hiện một yêu cầu hoàn trả gửi đến cho Ngân hàng hoàn trả.
  • 7b: Ngân hàng thông báo sẽ gửi cho Ngân hàng phát hành UPAS hay Usance L/C các chứng từ gốc của lô hàng.
LC Usance là gì? Khi nào nên sử dụng? Giải đáp từ A-Z
Quy trình các bước thực hiện Usance L/C hay UPAS L/C mà các bên xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa cần nắm rõ.

Bước 8

Ngân hàng hoàn trả nhận được hối phiếu sẽ thực hiện theo ủy quyền hoàn trả với Ngân hàng phát hành, tức là chiết khấu hối phiếu, trả ngay tiền cho người xuất khẩu thông qua Ngân hàng thông báo.

Bước 9

Ngân hàng thông báo báo có tiền vào tài khoản người xuất khẩu.

Bước 10

Ngân hàng hoàn trả gửi điện thông báo với Ngân hàng phát hành rằng hối phiếu đã được xuất trình và chiết khấu. Đồng thời, cũng thông báo ngày đáo hạn của hối phiếu và tất cả các loại phí liên quan đến việc chiết khấu hối phiếu cho Ngân hàng phát hành.

Bước 11

Ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ và thông báo cho người nhập khẩu ngày đáo hạn và tất cả các loại phí. Ngân hàng phát hành giao chứng từ cho người nhập khẩu để nhận hàng. Ở bước này, người nhập khẩu chưa phải thanh toán hối phiếu và phí ngân hàng.

Bước 12

Khi hối phiếu đáo hạn thanh toán, Ngân hàng phát hành sẽ thanh toán cho Ngân hàng hoàn trả số tiền trên hối phiếu và chi phí phát sinh. Sau đó, Ngân hàng phát hành sẽ yêu cầu người nhập khẩu thanh toán hối phiếu và các chi phí phát sinh.

LC Usance là gì, khi nào nên sử dụng LC Usance, quy trình thanh toán LC Usance được tiến hành thế nào, Usance L/C mang lại lợi ích gì cho bên xuất khẩu và bên nhập khẩu,…đã được chia sẻ một cách chi tiết, đầy đủ nhất. Ngoài ra, Quý doanh nghiệp có nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa đường sắt, liên hệ ngay cho Ratraco Solutions để được cung cấp dịch vụ giá tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ