Gross Tonnage là khái niệm thường dùng để đo thể tích tổng thể bên trong một tàu biển. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Ratraco Solutions chúng tôi khám phá xem Gross Tonnage là gì? Sự khác nhau giữa Gross Tonnage và Gross Register Ton là gì? Gross Tonnage có vai trò, ứng dụng gì trong vận tải biển?,…Cùng với đó là công thức tính Gross Tonnage chuẩn xác mà các bên liên quan cần nắm rõ.
Gross Tonnage là gì?
Gross Tonnage là gì? Gross Tonnage (GT) là Dung tích toàn phần, là tổng dung tích của các khoang trống tính từ đáy tàu lên tới boong chính và các khoang trống nằm trên boong chính, gồm dung tích các khoang chứa hàng, khoang chứa nước, nhiên liệu, buồng máy, các phòng ăn, ở, giải trí,…trên tàu.

Ứng dụng và vai trò của Dung tích toàn phần Gross Tonnage
Ứng dụng, vai trò của Dung tích toàn phần Gross Tonnage là gì? Đó là:
Ứng dụng của Gross Tonnage
Tổng dung tích GT dùng để:
- Là cơ sở thu phí đăng ký, đăng kiểm;
- Là căn cứ dự tính chi phí đóng tàu, mua bán thuê tàu, các tranh chấp khiếu nại bồi thường về tổn thất hư hại hàng hải;
- Là cơ sở để tính dung tích tịnh;
- Biểu thị mức độ lớn nhỏ của tàu, là số đo biểu thị năng lực đội tàu;
- Phân chia đẳng cấp tàu theo quy phạm quốc gia và Công ước quốc tế, là căn cứ lập ra các tiêu chuẩn quản lý kỹ thuật và yêu cầu thiết bị tàu thuyền;
- Phân định giới hạn trách nhiệm trong các Công ước quốc tế;
- Một số cảng dùng làm cơ sở tính chi phí cảng.

Vai trò của Gross tonnage trong ngành hàng hải
Vai trò của Dung tích toàn phần (Gross Tonnage) trong ngành hàng hải như sau:
- Xác định kích thước và khả năng chứa:
Gross Tonnage đo lường tổng dung tích của một tàu, giúp xác định kích thước và khả năng chứa hàng hóa trên tàu.
- Quản lý tải trọng:
Gross Tonnage cung cấp thông tin về khả năng chứa hàng của tàu, giúp quản lý tải trọng và phân bổ hàng hợp lý trên tàu.
- Đánh giá khả năng vận chuyển:
Các đơn vị vận chuyển và người sử dụng dịch vụ vận tải hàng hải sử dụng dung tích toàn phần để xác định khả năng chứa và chọn tàu phù hợp nhu cầu.
- Định rõ hạn chế và yêu cầu vận hành:
Gross Tonnage cung cấp thông tin về hạn chế và yêu cầu vận hành của tàu gồm mức tải trọng tối đa, số lượng hành khách được chở, quy định an toàn, bảo vệ môi trường và các yêu cầu liên quan đến hoạt động của tàu.
- Quy định hải quan:
Gross Tonnage sử dụng trong quy định hải quan để xác định khả năng chứa hàng trên tàu và áp dụng các quy định liên quan đến nhập khẩu, xuất khẩu và hải quan.
- Tính toán thuế và phí:
Gross Tonnage để tính toán thuế và phí liên quan đến hoạt động tàu, gồm thuế hàng hải, phí cảng và các khoản phí liên quan khác.
Cách tính Dung tích toàn phần GT và điểm khác nhau giữa GRT so với GT
Điểm khác nhau giữa Gross Register Ton với Gross Tonnage là gì và cách tính Gross Tonnage thế nào sẽ được Đơn vị vận chuyển container đường sắt Ratraco Solutions cập nhật dưới đây:
Công thức tính Dung tích toàn phần (Gross Tonnage)
Dung tích toàn phần có đơn vị là mét khối (m³) hoặc tấn (MT). Công thức tính:
GT = V x K (1)
* Trong đó:
- V = tổng thể tích các không gian kín của tàu, tính bằng mét khối (m³);
- K1 = 0,2 + 0,02 • Log10 (V) (hoặc lấy theo bảng ở phụ lục chương 2 trong Công ước Tonnage 69);
- Số nhân K trong khoảng từ 0,22 – 0,32 và biểu thị mức độ lớn nhỏ của tàu.

Khác nhau giữa GRT (Gross Register Ton) và GT (Gross Tonnage)
RT trước gọi là tấn đăng kí, là đại lượng đo dung tích tàu: 1 RT = 100 ft² = 2,832 m³. Liên quan tới RT có:
1) GRT gọi là tổng số tấn đăng kí, là tổng dung tích các khoang của tàu.
2) NRT gọi là tấn đăng kí tịnh, là tổng dung tích các khoang chở hàng của tàu. Ngày nay đã thay đổi, hai đại lượng tương ứng sau được dùng trong các Công ước quốc tế về hàng hải:
- GT (Gross Tonnage) là tổng dung tích tàu. Theo Quy định 3, Phụ lục 1 của
Công ước quốc tế về Dung tích tàu, Tonnage 1969, GT xác định theo công thức: GT = K₁V; - NT (Net Tonnage) là dung tích có ích của tàu. NT được tính theo công thức ở Quy định 4, Phụ lục 1 của Công ước Tonnage 1969, phụ thuộc tổng dung tích GT, tổng thể tích các hầm hàng, số hành khách, chiều cao mạn,…Song NT không lấy nhỏ hơn 0,3GT.
Biểu mức thu phí, lệ phí trong hoạt động chuyên ngành hàng hải
Tại phụ lục ban hành kèm Thông tư 189/2016/TT-BTC quy định về biểu mức thu phí, lệ phí trong hoạt động chuyên ngành hàng hải như sau:
Số TT |
Tên phí, lệ phí |
Đơn vị tính |
Mức thu (đồng) |
I |
Biểu mức thu phí |
||
1 |
Phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải biển, dịch vụ hỗ trợ vận tải biển. |
|
|
a) |
Phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải biển, dịch vụ hỗ trợ vận tải biển (cấp lần đầu). |
Lần |
1.000.000 |
b) |
Phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải biển, dịch vụ hỗ trợ vận tải biển. |
Lần |
500.000 |
2 |
Phí thẩm định công bố cầu, bến cảng biển, khu nước, vùng nước. |
Lần |
6.000.000 |
3 |
Phí sát hạch cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng. |
Học viên |
600.000 |
4 |
Phí thẩm định hồ sơ mua, bán tàu biển nhập khẩu đã qua sử dụng vào Việt Nam để phá dỡ. |
Tàu |
2.000.000 |
5 |
Phí xác minh giấy tờ, tài liệu liên quan đến tàu biển. |
|
|
a) |
Cấp trích lục hoặc bản sao từ Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam. |
Lần/Tàu |
20.000 |
b) |
Xác nhận các loại nhật ký hàng hải. |
Số/lượt |
20.000 |
1 |
Lệ phí đăng ký tàu biển. |
||
a) |
Đăng ký lần đầu (vô hạn). |
||
|
– Tàu có tổng dung tích dưới 500 GT. |
GT-lần |
3.000 (Mức thu tối thiểu không dưới 300.000) |
|
– Tàu có tổng dung tích từ 500 đến dưới 1.600 GT. |
GT-lần |
2.500 |
|
– Tàu có tổng dung tích từ 1.600 đến dưới 3.000 GT. |
GT-lần |
2.000 |
|
– Tàu có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên. |
GT-lần |
1.500 |
b) |
Đăng ký có thời hạn, đăng ký tạm thời. |
30% mức thu đăng ký không thời hạn |
|
c) |
Đăng ký tàu biển đang đóng. |
30% mức thu đăng ký không thời hạn |
|
d) |
Cấp lại với các loại giấy tờ về đăng ký tàu biển. |
||
|
– Cấp lại giấy đăng ký (do mất, cũ rách). |
10% mức thu đăng ký không thời hạn |
|
|
– Thay đổi đăng ký. |
5% mức thu đăng ký không thời hạn |
|
2 |
Lệ phí cấp giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động của tàu biển. |
||
a) |
Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính theo Công ước CLC 1992 hoặc theo Công ước Bunker 2001. |
Lần |
100.000 |
b) |
Cấp giấy định biên an toàn tối thiểu. |
Lần |
100.000 |
3 |
Lệ phí cấp chứng chỉ, sổ thuyền viên cho thuyền viên, hoa tiêu hàng hải. |
||
a) |
Cấp mới, cấp lại các loại giấy chứng nhận, chứng chỉ. |
||
|
– Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn; giấy chứng nhận Huấn luyện viên chính. |
Giấy |
100.000 |
|
– Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải; Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải. |
Giấy |
150.000 |
|
– Giấy xác nhận việc cấp giấy chứng nhận. |
Giấy |
100.000 |
|
– Giấy công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn. |
Giấy |
100.000 |
b) |
Cấp mới, cấp lại hộ chiếu thuyền viên. |
Hộ chiếu |
150.000 |
c) |
Cấp mới, cấp lại sổ thuyền viên. |
Sổ |
190.000 |
d) |
Cấp sổ ghi nhận huấn luyện. |
Sổ |
100.000 |
4 |
Lệ phí cấp bản công bố phù hợp lao động hàng hải phần I (DMLC I). |
Bản |
250.000 |
Ratraco Solutions chúng tôi đã giải đáp Gross Tonnage là gì và sự khác biệt giữa Gross Tonnage so với Gross Register Ton là gì, vai trò của GT là gì,…Theo đó, các bên tham gia trong lĩnh vực hàng hải nên cập nhật ngay kiến thức của Dung tích toàn phần Gross Tonnage nhằm phục vụ hiệu quả quá trình tính toán Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ cùng Ratraco để nhiều người biết tới đơn vị GT.