Những giải pháp giúp cắt giảm chi phí Logistics tại Việt Nam hiệu quả

Ngành Logistics tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, từ đầu năm 2020 đến nay đã phải hứng chịu những thiệt hại không nhỏ do ảnh hưởng dịch Covid-19. Kéo theo đó là những mặt trái còn tồn động ở những năm trước khiến chi phí Logistics luôn duy trì ở mức cao hơn so với các nước trong khu vực. Do đó cần có những nhóm giải pháp về phía doanh nghiệp, nhóm giải pháp về phía Nhà nước & các giải pháp khác phối hợp song song để có sự điều tiết, cân bằng hiệu quả hơn nhằm thu về lợi nhuận cho các bên liên quan.

Vậy cụ thể hơn chi phí Logistics là gì? Các giải pháp cắt giảm chi phí như đã nói đó là gì? Cùng RatracoSolutions Logistics giải đáp thắc mắc qua bài tổng hợp tin tức bên dưới để tìm ra hướng đi mới khả quan hơn cho lĩnh vực Logistics trong tương lai nhé.

Chi phí Logistics là gì?

Chi phí Logistics (Logistics costs) là gì? Chi phí Logistics bao gồm: Chi phí vận tải – chiếm 1/3-2/3 chi phí lưu thông phân phối; Chi phí cơ hội vốn – suất sinh lời tối thiểu mà công ty kiếm được khi vốn không đầu tư cho hàng tồn trữ mà cho một hoạt động khác; và Chi phí bảo quản hàng hóa – gồm chi phí thuê kho bãi, bảo quản hàng hóa, đưa hàng hóa ra vào kho, hàng bị hư hỏng, bảo hiểm cho hàng hóa.

Những giải pháp giúp cắt giảm chi phí Logistics tại Việt Nam hiệu quả
Chi phí Logistics của Việt Nam luôn cao hơn hẳn so với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ,…

Những giải pháp giúp cắt giảm, tối ưu hóa chi phí Logistics tại Việt Nam

Nhóm giải pháp về phía Doanh nghiệp

Chọn phương án vận tải hàng trực tiếp trong điều kiện có thể để giảm các chi phí trong hành trình. Doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí bằng việc vận tải hàng hóa trực tiếp tới khách hàng. Khả năng kiểm soát sẽ cao hơn khi doanh nghiệp trực tiếp vận tải hàng hóa cho khách mà không thông qua trung gian hoặc các nhà cung ứng dịch vụ kém chất lượng. Cụ thể nhóm giải pháp về phía doanh nghiệp được chỉ ra như sau:

  • Thuê ngoài vận tải hàng là một tất yếu trong xu hướng chuyên môn hóa chuỗi cung ứng nên các doanh nghiệp cần lập bộ phận thuê ngoài chuyên nghiệp và sử dụng quy trình chọn nhà cung cấp vận tải. Việc thuê ngoài vận tải được giao cho một bộ phận trong công ty cùng với một quy trình đấu thầu công khai sẽ giúp việc lựa chọn hãng vận tải trở nên hiệu quả.
  • Khi sử dụng dịch vụ vận tải bên ngoài, cần quy định rõ điều kiện giá dịch vụ trong hợp đồng vận tải, trong điều kiện hiện nay nên chọn phương pháp giá linh hoạt. Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ vận tải nên yêu cầu các hãng vận tải chào giá dịch vụ vận tải tách rời với phụ phí xăng dầu. Giá dịch vụ sẽ được giữ nguyên trong suốt thời hạn hợp đồng và chỉ có phụ phí xăng dầu sẽ được điều chỉnh dựa trên giá thị trường.
  • Với doanh nghiệp sử dụng nhiều phương thức vận tải nội bộ (có đội xe hoặc tàu chuyên chở) nên sử dụng chiến lược bảo hiểm xăng dầu (fuel hedging strategy) nhằm hạn chế sự biến động xăng dầu. Thông qua các thị trường hàng hóa giao sau, các doanh nghiệp này thực hiện nghiệp vụ hedging với việc mua trước xăng dầu ở mức giá thỏa thuận. Các doanh nghiệp này với tư cách là người mua lớn, có khả năng đàm phán được giá tốt với các nhà cung cấp xăng dầu trên thế giới.
  • Doanh nghiệp cần hiện đại hóa đội xe vận tải, đẩy mạnh quy trình đào tạo lái xe và cấp phép lái Đặc biệt là cải thiện chất lượng đội xe bởi chi phí vận tải trên mỗi xe tải có thể giảm gần 16% nhờ nâng cấp đội xe tải, cải thiện hiệu suất sử dụng đồng thời giảm ùn tắc và các chi phí không chính thức
  • Tham gia vào các hiệp hội ngành hàng và chủ hàng để tạo lợi thế đàm phán với các hãng vận tải. Trên thực tế, các hãng vận tải thường có ưu thế đàm phán hơn so với các chủ hàng và vì thế các hãng vận tải thường đơn phương áp dụng các phụ phí hoặc là áp dụng giá cao cho các dịch vụ cung cấp. Để tránh tình trạng bị các hãng vận tải đơn phương áp đặt các điều kiện không có lợi cho mình, các doanh nghiệp nên tham gia vào các hiệp hội ngành hàng. Các hiệp hội này sẽ đại diện toàn bộ thành viên để đàm phán trực tiếp các hợp đồng vận tải với các hãng tàu, và các thành viên có thể sử dụng các hợp đồng này để có thể hưởng được mức giá vận tải tốt.
  • Trong các giao dịch quốc tế, các doanh nghiệp nên xây dựng mối quan hệ chiến lược với một số hãng tàu để giành được thế chủ động trong việc đàm phán với người mua về quyền thuê tàu (chuyển từ tập quán thương mại quốc tế từ FOB sang điều kiện“C” trong Incoterms). Nhờ đó doanh nghiệp vừa có được mức giá hợp đồng thấp hơn so với mức giá thị trường, vừa có cơ sở để đàm phán với đối tác nước ngoài nhằm giành quyền vận tải, để từ đó kiểm soát được chi phí vận tải và không bị gây sức ép về giá.
  • Các đơn vị nên sử dụng tối đa tiện ích của CNTT, tăng cường năng lực liên kết với các đối tác, nhờ đó doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ vận tải có thể thỏa thuận trực tiếp với việc ứng dụng CNTT đã giúp giảm được những chi phí cho việc đi tìm kiếm đối tác và chi phí về nhân sự và giúp các doanh nghiệp giảm được ít nhất 5% chi phí vận tải.

Đối với các doanh nghiệp logistics nói riêng, có rất nhiều cách để cắt giảm chi phí, một trong số đó là việc sử dụng các hệ thống phần mềm, nền tảng tối ưu logistics. Những hệ thống phần mềm như vậy có khả năng giúp các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các hoạt động quản lý kho, quản lý và kết nối vận tải, quản lý giao hàng một cách hiệu quả. Các quy trình được thực hiện chặt chẽ, dữ liệu doanh nghiệp được lưu trữ có tổ chức. Khi các hoạt động logistics được quản lý chặt chẽ, quy trình cũng được thực hiện trơn tru hơn, tránh những sự thiếu minh bạch, gian lận có thể khiến chi phí đội lên cao.

Những giải pháp giúp cắt giảm chi phí Logistics tại Việt Nam hiệu quả
Các giải pháp cắt giảm Logistics cần được đặt ra cho các Doanh nghiệp tại Việt Nam.

Hệ thống phần mềm cũng có những chức năng khác như quản lý quy trình vận tải container, hay giúp các chủ hàng quản lý và theo dõi quá trình vận tải hàng của nhà vận tải. Bằng cách đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể tránh những gian lận về quãng đường di chuyển, xăng dầu, lương thưởng hay thất thoát, mất mát về hàng hóa, tài sản, giúp cho tính minh bạch trong logistics được nâng cao, đồng thời, có thể quản lý kết nối các hình thức vận tải theo thời gian thực nhằm tối ưu công đoạn vận tải trong chuỗi cung ứng.

  • Tham gia vào các sàn giao dịch vận tải. Đây là một giải pháp CNTT tiên tiến giúp các doanh nghiệp quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa với nhiều lợi ích như kết nối mạng lưới vận tải, giảm đầu tư cho thiết bị máy móc, giảm chi phí cho nhân lực điều hành vận tải, nâng cao hiệu suất vận tải, đơn giản hóa giấy tờ… Các doanh nghiệp cần nghiên cứu tình hình thực tế và chất lượng điều hành của các sàn giao dịch để tham gia và tận dụng lợi ích tiên tiến này.
  • Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tăng cường liên kết để giảm chi phí Hợp tác tốt hơn nữa giữa các nhà sản xuất, xuất nhập khẩu và các nhà cung cấp dịch vụ logistics. Các nhà cung cấp dịch vụ logistics liên tục và chủ động để nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ, giảm chi phí…

Nhóm giải pháp về phía Nhà nước

Nhóm các giải pháp chung về phía Nhà nước:

  • Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về logistics và hoàn thiện thể chế về dịch vụ logistics: Hiện nay, Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899) kiêm nhiệm vụ này trong khi chưa có Ủy ban điều phối quốc gia về hoạt động
  • Dịch vụ logistics là lĩnh vực kinh tế dịch vụ tổng hợp. Để phát triển hiệu quả ngành logistics và có chính sách phát triển phù hợp cần tăng cường hơn nữa nhận thức về logistics và chi phí logistics cho các ngành, các địa phương cũng như doanh nghiệp. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông về logistics và chi phí logistics thông qua các hội nghị, hội thảo, phương tiện truyền thông đại chúng.
  • Đồng thời, cần có những giải pháp nhằm tăng cường nhận thức của doanh nghiệp đối với vấn đề thuê ngoài dịch vụ logistics. Qua đó, thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường sử dụng thuê ngoài dịch vụ logistics, góp phần làm giảm chi phí logistics của doanh nghiệp nói riêng, gia tăng doanh thu của ngành logistics nói chung.
  • Nghiên cứu xây dựng một hệ thống chỉ tiêu thống nhất để đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có số liệu “chính thức”, thống nhất, chính xác về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, số lượng doanh nghiệp logistics và nguồn nhân lực logistics Việt Nam.
  • Thông qua các chỉ tiêu thống kê quốc gia như vậy mới có thể kết luận chính xác số liệu logistics Việt Nam như chi phí logistics Việt Nam, thị phần logistics, nguồn nhân lực, số lượng doanh nghiệp logistics. Cần bổ sung các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật đánh giá ngành logistics và hoạt động của doanh nghiệp logistics vào Niên giám Thống kê hàng năm để bảo đảm tính trung thực, thống nhất và khoa học bức tranh của nền kinh tế, làm cơ sở cho việc nghiên cứu đánh giá và đề xuất chính sách phát triển ngành logistics Việt Nam.

Xây dựng và triển khai những chính sách mang tính đột phá trong đổi mới công tác quản lý nhà nước, đổi mới tổ chức, hoạt động và cơ chế, chính sách về đầu tư xây dựng hạ tầng liên quan gồm: hạ tầng giao thông, hạ tầng thương mại, hạ tầng công nghệ thông tin cho tương xứng, phù hợp với thực tiễn đặt ra.

Xem thêm  Tìm hiểu Consignor/Consignee là gì? Sự khác nhau giữa Consignor và Shipper

Đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải, vấn đề tái cơ cấu vận tải, xây dựng chiến lược, quy hoạch được đặt ra nhưng đi liền với đó phải là thực hiện đầu tư xứng tầm với tiềm năng của giao thông thủy nội địa. Trong đó, phân bổ vốn đầu tư phải đồng đều, phù hợp với chiến lược “mở đường” cho vận tải đường thủy nội địa phát triển. Đáp ứng các nhu cầu đầu tư quy mô lớn cho vận tải thủy nội địa thông qua phân bổ một cách có chiến lược nguồn lực công hạn hẹp, đồng thời huy động sự tham gia của khu vực tư nhân trong công tác tài trợ vốn và cung cấp dịch vụ.

Việc đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ hướng đến mục tiêu Chiến lược đề ra là lĩnh vực vận tải đường thủy nội địa được định hướng chủ yếu đảm nhận vận tải hàng rời khối lượng lớn (than, xi-măng, phân bón, vật liệu xây dựng…) với chi phí thấp, hàng siêu trường, siêu trọng, vận tải chuyển tiếp phục vụ nông nghiệp và nông thôn; nâng thị phần vận tải hàng hóa.

Xóa bỏ các hạn chế về hạ tầng để thu hút đầu tư tư nhân vào đội tàu của họ, và khuyến khích các đơn vị cung cấp dịch vụ quốc tế với nhiều công nghệ mới hợp tác với các doanh nghiệp trong nước sẽ cho phép gia tăng cũng như cải thiện tiêu chuẩn đối với các dịch vụ quan trọng này, với chi phí logistics thấp hơn và phát thải ít hơn. Vì vậy, ngành giao thông vận tải nên khuyến khích đầu tư từ khối tư nhân vào hệ thống cảng, còn ngân sách nhà nước tập trung đầu tư vào cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Bên cạnh đó, Việt Nam có thể xem xét thêm việc phát triển dự án phát triển hạ tầng giao thông (ngoại trừ cảng) có tiềm năng thực hiện theo mô hình đối tác công – tư (PPP). Đối với các dự án tiềm năng cần tập trung tạo điều kiện thiết thực và hỗ trợ triển khai thành công. Để khởi đầu, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có thể cân nhắc mở rộng một số hợp đồng dịch vụ nạo vét luồng tuyến ngắn hạn (hầu hết là hợp đồng theo năm) có quy mô khá nhỏ hiện nay thành các hợp đồng PPP quy mô nhỏ thực hiện trong vài năm.

Một mặt cần có những chính sách khuyến khích việc xã hội hóa trong đầu tư nhưng trước mắt cũng cần phải ưu tiên bố trí nguồn kinh phí ngân sách của Trung ương và địa phương đầu tư cho các hạng mục công trình trọng điểm ở khu vực có lợi thế địa kinh tế để phát triển ngành logistics. Trong đó, cần rà soát quy hoạch, xây dựng các trung tâm logistics kết nối hiệu quả với các hệ thống cảng biển, đường giao thông trong nước và khu vực tạo thành những tuyến, luồng vận tải hàng hóa thuận lợi, hiệu quả cao.

Ứng dụng công nghệ thông tin, trao đổi dữ liệu trực tuyến nhằm giảm bớt chi phí về thủ tục giấy tờ, tiết kiệm thời gian và giúp doanh nghiệp kiểm soát và quản lý được thông tin về hàng hóa mọi lúc mọi nơi. Ban hành các chính sách ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics, đặc biệt cần tận dụng ưu thế vượt trội của thương mại điện tử cho dịch vụ vận tải, dịch vụ logistics quy mô toàn cầu nhằm tạo thuận lợi trong hoạt động cung ứng dịch vụ. Ban hành các chính sách triển khai áp dụng thủ tục điện tử tại cảng biển nhằm cải cách hành chính và minh bạch trong dịch vụ công, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp vận tải.

Nhóm các giải pháp về phía Nhà nước theo thành phần chính của chi phí logistics:

Giải pháp đối với chi phí vận tải:

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và kết nối vận tải đa phương thức. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương hoàn thiện cơ sở hạ tầng và kết nối các phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển và đường hàng không; hướng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp tích cực triển khai vận tải đa phương thức và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực vận tải nhằm giảm thiểu thời gian và chi phí logistics.

Xem thêm  Nguyên tắc vận chuyển thủy hải sản đảm bảo an toàn, tươi sống

Ngoài những chính sách về đầu tư hạ tầng giao thông, sau đây là một số giải pháp về tái cơ cấu ngành vận tải Việt Nam trong giai đoạn tới, theo hướng tăng cường vận tải thủy, đường sắt nhất là vận tải liên vận. Trước khi có thể tính toán chia tải hàng hóa từ đường bộ sang các phương thức vận tải khác, đầu tiên phải tính đến việc giảm chi phí vận tải đường bộ vì phương thức vận tải này vẫn là phương thức “xương sống” của hoạt động vận tải ở nước ta và cần tối ưu hóa chi phí để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp.

Các cơ quan liên quan phối hợp với các địa phương phối hợp chặt chẽ đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế ách tắc giao thông trong giờ cao điểm trên các tuyến đường ra vào cảng biển khu vực nội đô để giảm thời gian và tốc độ giao nhận hàng hóa. Giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông khu vực xung quanh cảng bằng cách xây dựng các vịnh đỗ xe tập trung và các trung tâm tập kết hàng hóa gần các cảng (ngắn hạn). Bên cạnh đó, nâng cấp đường dành cho xe tải nặng, phân làn và có làn dành riêng cho xe tải (trung hạn).

Đồng thời, có chính sách ưu đãi cho những doanh nghiệp trong nước đạt chuẩn về chất lượng dịch vụ. Để thay đổi đội xe hoạt động hiệu quả hơn, Nhà nước và các ngân hàng tổ chức những chương trình hiện đại hóa đội xe với những ưu đãi dành cho chủ xe nhằm loại bỏ xe cũ (miễn thuế đăng ký, khuyến khích giảm giá khi mua xe qua các nhà sản xuất thiết bị gốc), thay mức phí đường bộ đối với xe cũ nhằm hạn chế người dùng xe cũ.

Các ngân hàng giải ngân ưu đãi đối với các đề án cho vay mua xe tải trọng lớn, tiết kiệm nhiên liệu. Hay thành lập các hợp tác xã các chủ doanh nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ tập hợp nguồn lực và hoạt động hiệu quả hơn. Mặt khác, phải liên kết các trung tâm logistics với các trung tâm tập kết hàng hóa đô thị trong quy hoạch các cảng cạn. Trong đó, các trung tâm logistics được ưu tiên ở các khu vực cảng cạn gần khu công nghiệp, gần các trung tâm hàng hóa lớn.

Những giải pháp giúp cắt giảm chi phí Logistics tại Việt Nam hiệu quả
Nhà nước Việt Nam cũng cần có những giải pháp tối ưu để cắt giảm chi phí về Logistics nói chung.

Để kết nối và dồn tải sang dần các phương thức vận tải khác, đề xuất tăng cường các sà lan container trên container để tăng cường sử dụng vận tải đường thủy nội địa. Áp dụng các thiết kế, tuyến đường thủy phù hợp cho việc đóng container, cải thiện thiết bị bốc xếp container tại các cảng sông.

Bên cạnh đó, cũng cần thúc đẩy vận tải hàng trên tuyến phía Bắc bằng các hãng tàu ven biển, trung tâm vận tải hàng hóa nội địa, giảm chi phí bốc xếp tại cảng cho hàng hóa nội địa và tăng cường các tàu ra – vào thúc đẩy hành trình vận tải ven biển. Ngoài ra còn cần có giải pháp căn cơ để phát triển vận tải đường sắt nhằm tăng thị phần vận tải hàng bằng phương thức này. Đồng thời, áp dụng một số giải pháp cơ bản nhằm giảm chi phí vận tải biển như sau:

  • Giảm chi phí bốc dỡ: Việc đầu tư hệ thống cảng biển phải được quy hoạch và đầu tư đồng bộ, có thể kết nối trực tiếp với vận tải đường biển, đường sắt, đường sông, đường bộ nhằm giúp giảm bớt chi phí về vận tải do có sự kết hợp tốt giữa các phương thức vận tải khác nhau (tập trung vào 3 khu vực cảng cửa ngõ trọng điểm: Lạch Huyện, Tiên Sa, Cái Mép-Thị Vải) và lập kế hoạch di dời các cảng biển nằm sâu trong sông để giảm chi phí hoa tiêu và phí luồng lạch.
  • Giảm thuế thu nhập thuyền viên: Để thu hút được đội ngũ sỹ quan, thuyền viên có năng lực gắn bó lâu dài với nghề, đồng thời cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, Nhà nước xem xét khả năng ban hành chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương (bao gồm cả tiền công và phụ cấp) của sỹ quan, thuyền viên làm việc trên tàu biển.
  • Giảm chi phí nhiên liệu: Nhà nước có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam được mua nhiêu liệu với mức giá ưu đãi tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
  • Giảm cảng phí: Hiện nay, cảng phí được áp dụng theo Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC ban hành phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải và Thông tư 41/2012/TT-BTC hướng dẫn mức thu phí hàng hải đối với tàu có trọng tải lớn cập cảng Cái Mép-Thị Vải. Cục Hàng hải Việt Nam đang dự thảo thông tư thay thế Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC, đồng thời để khuyến khích tàu ra vào hoạt động tải khu vực Cái Mép-Thị Vải và giảm cảng phí cho tàu ra vào khu vực này, Cục Hàng hải Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông vận tải đề nghị với Bộ Tài chính cho phép áp dụng giảm phí, lệ phí hàng hải 40-50% cho các tàu trọng tải dưới 50.000 DWT.
  • Giảm thuế, phí: Giảm thuế đối với hàng hóa là vật tư, thiết bị phục vụ cho sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển; đối với hoạt động vận tải nội địa của tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam, áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5% trong vòng 3 năm; đối với nguồn thu từ vận tải hàng hóa trên tuyến vận tải biển, được giảm 15% thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 10 năm. Đối với dự án đầu tư tàu biển tham gia vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn lưu động với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam; doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam được ưu tiên mua nhiên liệu phục vụ nhu cầu vận tải nội địa với mức giá ưu đãi tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Đối với hàng hóa nhập khẩu dùng tàu biển Việt Nam để vận tải, được giảm 10% mức thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành của văn bản pháp luật liên quan.

Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nâng cấp trang thiết bị công nghệ bốc dỡ, nâng cao năng lực bốc dỡ để giảm thời gian quay vòng của tàu, tiết kiệm chi phí lưu kho bãi và cảng phí. Tăng cường năng lực các tuyến luồng hàng hải tại các khu vực trọng điểm, đầu tư mở rộng nâng cấp tuyến luồng đảm bảo chuẩn tắc, lắp đặt hệ thống VTS, AIS, bố trí kinh phí nạo vét duy tu hàng năm để đảm bảo an toàn cho tàu trọng tải lớn ra vào cảng biển.

Các thành phần chi phí như nhiên liệu, tiền lương, khấu hao và chi phí mờ đối với phương thức vận tải đường bộ và đường sắt cần tập trung nghiên cứu, tìm giải pháp giảm xuống, từ đó giảm tổng chi phí vận hành phương tiện. Xây dựng và vận hành hiệu quả Cổng thông tin điện tử về vận tải hàng hóa. Qua đó giúp thị trường vận tải trở nên minh bạch và có tính kết nối cao giữa khách hàng với doanh nghiệp vận tải và giữa các doanh nghiệp vận tải với nhau, tăng hiệu quả sử dụng phương tiện thông qua kết hợp vận tải giữa chiều đi và chiều về nhằm giảm thiểu tỷ lệ các chuyến hàng về bị rỗng.

Xem thêm  Hãng tàu Sitc của nước nào? Có uy tín không?

Ngoài ra, việc giảm chi phí “mờ” trong vận tải đường dài cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm tổng chi phí vận tải. Theo kết quả nghiên cứu của Ngân hàng thế giới thì nếu cắt giảm được chi phí này thì tổng chi phí vận tải (cho chuyến đi trên 100 km) có thể giảm xuống 13%. Việc đề ra các sách lược giảm mãi lộ và thực hiện nghiêm túc sách lược này, kết hợp với giáo dục tuyên truyền đội ngũ lái xe tải là cần thiết. Bên cạnh đó, cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, ví dụ nâng cao tải trọng cầu, đường cũng sẽ giúp doanh nghiệp vận tải giảm tải các khoản “chi phí bôi trơn” cho lượng hàng vận tải của mình.

Các Bộ ngành, địa phương cần tiếp tục xử lý các vấn đề còn tồn tại trong việc thu phí hạ tầng (BOT), phí, phụ phí tại các cảng đầu mối nhằm cắt giảm các chi phí bất hợp lý. Rà soát để sớm giảm giá phí và xóa bỏ các trạm BOT không hợp lý để đảm bảo sự lựa chọn của người tham gia giao thông. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp logistics trong nước có cơ hội nhiều hơn trong việc giành các quyền vận tải, bảo hiểm và thực hiện nhiều dịch vụ khác trong chuỗi cung ứng logistics.

Giải pháp về chi phí hành chính:

Cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Doanh nghiệp cần được hỗ trợ từ những cải cách về thủ tục hành chính từ các Bộ, ngành tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong xuất, nhập khẩu, giảm chi phí… từ đó tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu, và tận dụng những lợi thế từ việc tham gia các FTA…

Do vậy, các Bộ, ngành cần tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cắt bỏ hoặc đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến logistics, đặc biệt là thủ tục kiểm tra chuyên ngành; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu ở các cấp, các ngành và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics.

Để giảm chi phí thông quan, hệ thống cảng cạn hình thành một số địa điểm trong nội địa để làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container, bãi gom hàng hóa xuất nhập khẩu, bãi chứa container hậu phương của cảng biển. Thực chất các vị trí đó chỉ làm nhiệm vụ thông quan là chính (khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container làm thủ tục hải quan tại ICD chiếm 35-40%).

Nhóm giải pháp về phía Nhà nước với chi phí hàng tồn kho:

Giảm chi phí kho bãi thông qua việc đầu tư xây dựng hệ thống cảng mở để giảm bớt các chi phí về thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu; xây dựng trung tâm logistics tại các khu vực trọng điểm, ban hành chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư các trung tâm logistics cho các tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài có các dự án tại khu kinh tế trọng điểm.

Phát triển các Trung tâm logistics phục vụ cho phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu vùng, nhất là khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chi Minh và Hải Phòng. Đi đôi với phát triển các trung tâm logistics vùng là xây dựng các ICD khu vực có quy mô lớn, gần cảng biển. Việc phát triển một trung tâm logistics đúng nghĩa cho Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ tập trung được hàng hóa đủ cho việc vận tải hàng hóa xuất khẩu, tận dụng được phương tiện chuyên chở.

Tập trung đầu tư phát triển kho bãi đông lạnh và dây chuyền cung ứng lạnh phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu hàng thủy sản, nông sản, rau quả. Hiện nay, kho bãi đông lạnh và dây chuyền cung ứng lạnh mới chỉ đáp ứng được khoảng từ 30- 35% yêu cầu. Hệ thống kho lạnh mới tập trung vào phục vụ xuất nhập khẩu là chính, bên cạnh phục vụ thị trường nội địa, cần giảm giá điện cho hoạt động kho đông lạnh để cắt giảm chi phí logistics vì hiện này còn cao hơn giá điện sản xuất từ 25%-20%.

Các giải pháp khác

  • Giải pháp về tăng năng lực cho nhân lực quản lý nhà nước, lao động trong ngành: Cùng với cơ chế phân cấp quản lý linh hoạt giữa Trung ương và địa phương nhằm nâng cao hơn nữa vai trò chỉ đạo, điều hành hoạt động logistics thì việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác về logistics có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ giỏi, phẩm chất đạo đức đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ mới trong thời gian tới là yếu tố quan trọng. Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nên lựa chọn một số trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề để tập trung đầu tư, hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành logistics. Đồng thời, thống nhất với các nước trong ASEAN khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tiến tới công nhận các văn bằng, chứng chỉ nghề về logistics nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành logistics trong nước nói riêng và khu vực nói chung.
  • Các tỉnh, thành phố trên cả nước quan tâm hơn nữa trong việc phát huy tối đa lợi thế về địa kinh tế và liên kết vùng, kết hợp công tác thu hút đầu tư phát triển hạ tầng dịch vụ logistics nhằm giảm thiểu thời gian và chi phí logistics cho các doanh nghiệp.
  • Đối với các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới cần quán triệt quan điểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tăng thêm phần giá trị gia tăng của các sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu, mặt khác cần thay đổi quan niệm “mua CIF, bán FOB” để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dịch vụ logistics trong nước tham gia nhiều hơn trong việc cung ứng dịch vụ logistics quốc tế.
Những giải pháp giúp cắt giảm chi phí Logistics tại Việt Nam hiệu quả
Việt Nam cần tăng cường triển khai thêm các giải pháp khác để góp phần hiệu quả trong kế hoạch cắt giảm chi phí Logistics.

RatracoSolutions Logistics vừa tổng hợp, chia sẻ cập nhật nhanh chi tiết, chuẩn xác nhất về các định hướng hiệu quả giúp cắt giảm chi phí Logistics tại Việt Nam với những nhóm giải pháp về phía Doanh nghiệp, nhóm giải pháp về phía Nhà nước và một số các giải pháp khác.

Các cá nhân, tổ chức kinh doanh lớn, vừa & nhỏ tại Việt Nam đang muốn tìm hiểu, nghiên cứu thêm về tình hình, thực trạng ngành Logistics, có thể tham khảo tìm đọc thông tin từ bài viết trên để xúc tiến nhiều kế hoạch phát triển tích cực trong tương lai, không chỉ mang lại lợi ích cho chính mình mà còn góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà. Hãy tiếp tục theo dõi, đồng hành cùng Ratraco Solutions trong những tin bài báo cáo tổng quan về Logistics tiếp theo nhé.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

4 những suy nghĩ trên “Những giải pháp giúp cắt giảm chi phí Logistics tại Việt Nam hiệu quả

    • nqdien nói:

      Để được tư vấn cụ thể hơn về mức giá, a có thể để lại sđt hoặc liên hệ qua hotline 0965 131 131 để được tư vấn cụ thể hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ