TTR là gì? Quy trình thanh toán TTR như thế nào?

TTR là hình thức thanh toán Quốc tế khá phổ biến mà bất cứ ai khi tham gia vào lĩnh vực, ngành nghề xuất nhập khẩu đều phải biết. Cũng vậy, quy trình thanh toán TTR là nghiệp vụ quan trọng khi làm thủ tục thanh toán Quốc tế nhưng không ít người còn nhầm lẫn giữa thanh toán TT với TTR.

Do đó, Ratraco Solutions sẽ giải đáp nhanh TTR là gì, quy trình thực hiện thanh toán TTR như thế nào? Cần lưu ý những gì khi sử dụng TTR?,…Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chỉ ra một số điểm mạnh, lợi thế đến từ Dịch vụ vận chuyển cont đường sắt liên vận Quốc tế giá rẻ cho Quý DN quan tâm tin tưởng lựa chọn.

NÊN ĐỌC: Dịch vụ vận chuyển Container đường sắt giá rẻ

TTR là gì? TTR có gì khác so với TT?

TTR nghĩa là gì?

Trong bối cảnh nền kinh tế đang có xu hướng hội nhập, thanh toán quốc tế được xem là hoạt động không thể thiếu và nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc giao thương. TTR được xem là một trong những phương thức thanh toán Quốc tế phổ biến hiện nay. Vậy, TTR là gì? TTR là viết tắt của cụm từ “Telegraphic Transfer Reimbursement” trong Tiếng Anh, tức là chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn. Đây là phương thức được áp dụng trong các thanh toán tín dụng chứng từ L/C (phương thức thanh toán có chứng từ hợp lệ). Trong đó:

  • Trường hợp L/C CHẤP NHẬN TTR: Người làm chỉ cần cung cấp bộ chứng từ phù hợp quy định pháp luật do ngân hàng thông báo sẽ được quyết toán ngay lập tức. Ngân hàng sẽ có công văn hay gọi điện đòi tiền cho ngân hàng phát hành L/C. Số tiền được hoàn trả trong 36h làm việc (3 ngày) kể từ lúc ngân hàng phát hàng nhận được điện báo và bộ chứng từ sẽ gửi sau.
  • Trường hợp Nếu L/C KHÔNG CHO PHÉP TTR: Nhà xuất khẩu cần đợi bộ chứng từ được gửi đến ngân hàng phát hành. Ngoài ra cần phải đợi thêm tầm 7 ngày làm việc để biết chính xác có được thanh toán hay không.
TTR là gì? Quy trình thanh toán TTR như thế nào?
TTR hay “Telegraphic Transfer Reimbursement” là phương thức thanh toán Quốc tế, thanh toán tín dụng chứng từ L/C và là hình thức chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn.

Sự khác biệt giữa phương thức thanh toán TT và TTR

Xét về hình thức, thanh toán TT và TTR đều dùng điện trả tiền. Nhưng về bản chất, đây là hai phương thức thanh toán hoàn toàn khác biệt.

Thanh toán TT Thanh toán TTR
  • Là phương thức thanh toán quốc tế chuyển tiền bằng điện độc lập và không có mối liên quan bất kỳ nào đối với các phương thức thanh toán khác
  • Người mua ra ngân hàng để thực hiện lệnh chuyển tiền đến bên bán bằng hai hình thức đó là: chuyển tiền trả trước và chuyển tiền trả ngay hoặc trả sau
  • Là hình thức thanh toán nằm trong phương thức thanh toán L/C
  • Nếu L/C cho phép TTR thì bên phía xuất nhập khẩu chỉ cần cung cấp bộ chứng từ hợp lý theo quy định của pháp luật do ngân hàng thông báo sẽ được quyết toán ngay lập tức (số tiền được hoàn trả trong vòng 36 tiếng)
  • Nếu L/C không cho phép TTR thì phía xuất khẩu cần đợi chứng từ được gửi đến ngân hàng phát hành để xác minh và cần thêm 1 tuần nữa để biết chính xác có được thanh toán hay không
Xem thêm  Reverse Logistics là gì? Tổng quan về Dịch vụ Reverse Logistics

Đánh giá ưu nhược điểm của TTR và quy trình thanh toán TTR

Đơn vị vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt RatracoSolutions Logistics đã làm rõ thuật ngữ TTR là gì, tiếp theo đây sẽ là những nội dung liên quan đến ưu nhược điểm và quy trình thanh toán Quốc tế TTR mà các Cá nhân/Doanh nghiệp cũng cần quan tâm, đó là:

Ưu, nhược điểm của phương thức thanh toán TTR

Thanh toán TTR có một số ưu điểm và nhược điểm, theo đó Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ các ưu nhược điểm sau để sử dụng sao cho hiệu quả phương thức thanh toán TTR:

Ưu điểm

Về bản chất, thao tác thực hiện thanh toán TTR có nhiều điểm giống với thanh toán TT. Vì vậy ưu điểm của thanh toán TTR cũng giống TT là thanh toán nhanh chóng. Chỉ cần bên nhập khẩu gửi lệnh thanh toán thì lệnh chuyển tiền có thể hoàn thành trong 1 ngày làm việc. Ngoài ra, thanh toán bằng điện có chi phí tương đối thấp.

Nhược điểm

Thanh toán bằng điện diễn ra trong thời gian ngắn nên nếu có sai sót sẽ khó chỉnh sửa. Đây chính là hạn chế lớn nhất của phương thức thanh toán TTR.

Quy trình thanh toán TTR như thế nào?

Hiện nay, phương thức thanh toán TTR đang được nhiều Công ty áp dụng bởi sự nhanh chóng của nó nhưng để đảm bảo thanh toán nhanh thì phải tuân theo đúng quy trình sau:

Quy trình thanh toán TTR cơ bản

  • Bước 1: Người bán cần chuẩn bị đầy đủ chứng từ liên quan tới mặt hàng sắp xuất và chuyển cho người mua hàng
  • Bước 2: Sau khi nhận được các chứng từ liên quan, bên mua sẽ kiểm tra, rà soát lại giấy tờ đó có đảm bảo chính xác, đúng với quy định không. Nếu đúng sẽ tiến hành sắp xếp và chuyển hàng
  • Bước 3: Nhà nhập khẩu sẽ tiến hành nhận hàng theo đúng dự kiến. Sau khi nhận đủ hàng, bên mua sẽ tới ngân hàng làm thủ tục TTR Payment
  • Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền sẽ xác nhận yêu cầu khách hàng. Sau đó tiến hành làm thủ tục đặt lệnh chuyển tiền sang ngân hàng nước ngoài để thanh toán cho người mua hàng
  • Bước 5: Phía ngân hàng sẽ tiến hành xác nhận lệnh chuyển và tiến hành thanh toán cho người bán.
TTR là gì? Quy trình thanh toán TTR như thế nào?
Phương thức thanh toán Quốc tế TTR sẽ áp dụng theo quy trình riêng cho TTR trả trước và TTR trả sau mà Doanh nghiệp nào cũng cần biết.

Trong từng trường hợp thanh toán TTR trả trước hoặc TTR trả sau, quy trình như sau:

Quy trình thanh toán TTR trả trước

  • Bước 1: Người mua đến ngân hàng của người mua ra lệnh chuyển tiền để trả cho nhà xuất khẩu
  • Bước 2: Ngân hàng người mua gửi giấy báo nợ đến người mua
  • Bước 3: Ngân hàng bên mua chuyển tiền cho ngân hàng bên bán
  • Bước 4: Ngân hàng người bán gửi giấy báo có cho người bán
  • Bước 5: Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua.

Quy trình thanh toán TTR trả sau

  • Bước 1: Nhà xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu
  • Bước 2: Nhà nhập khẩu lệnh cho ngân hàng người mua chuyển tiền để trả
  • Bước 3: Ngân hàng phục vụ người mua gửi giấy báo nợ cho nhà nhập khẩu
  • Bước 4: Ngân hàng nhập khẩu thực hiện giao dịch chuyển tiền cho ngân hàng xuất khẩu
  • Bước 5: Ngân hàng bên bán gửi giấy báo có cho bên bán.

Bạn cũng lưu ý để đảm bảo và có giấy tờ đối soát trong trường hợp hải quan kiểm tra, bạn nên giữ các giấy tờ liên quan đến việc mua bán và thanh toán. Những giấy tờ cần được giữ lại đó chính là lệnh chuyển tiền và điện chuyển tiền có dấu mộc của ngân hàng, kèm theo đó là bộ chứng từ gốc.

Xem thêm  CQD là gì? Cùng tìm hiểu điều kiện CQD trong thuê tàu biển

Những lưu ý khi sử dụng phương thức thanh toán TTR

Thanh toán TTR vừa liên quan đến thanh toán TT vừa liên quan đến thanh toán L/C. Vậy nên, Doanh nghiệp cần lưu ý một số thông tin sau khi sử dụng phương thức thanh toán TTR:

  • Để có thể đảm bảo và có giấy tờ đối soát trong trường hợp hải quan kiểm tra, doanh nghiệp nên giữ các giấy tờ liên quan đến việc mua bán và thanh toán. Những giấy tờ cần được giữ lại đó chính là lệnh chuyển tiền và điện chuyển tiền có dấu mộc của ngân hàng, kèm theo đó là bộ chứng từ gốc.
  • Khi sử dụng phương thức thanh toán TTR trả sau, bên nhập khẩu chỉ thanh toán khi đã nhận đủ hàng kèm theo bộ chứng từ gốc và tờ khai hải quan.
  • Nhà xuất khẩu có trách nhiệm mang bộ chứng từ gốc đi sao y thành một bản khác và chủ động gửi kèm theo lệnh chuyển tiền đồng thời gửi lại cho phía ngân hàng để ngân hàng thực hiện thanh toán bằng cách chuyển khoản.
  • Nhà nhập khẩu cần đảm bảo có đủ số tiền trong tài khoản để thanh toán theo hoá đơn thương mại.
  • Khi hoàn tất thủ tục thanh toán bằng TT và TTR cần giữ lại một lệnh chuyển tiền và một điện chuyển tiền có dấu mộc của ngân hàng kèm theo bộ chứng gốc để tránh rắc rối về sau.

>>Xem thêm: ISBP là gì?

Doanh nghiệp có nhu cầu gửi hàng đi Quốc tế nên chọn Đơn vị vận tải, Logistics nào giá rẻ, uy tín, tốt nhất?

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO chúng tôi tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp vận chuyển container khô, vận chuyển container lạnh tự hành đường sắt đi Trong nước và Quốc tế Nhanh chuẩn xác – An toàn – Giá rẻ cạnh tranh nhất thị trường. Các ga tác nghiệp của Ratraco, bao gồm: Ga Kép Bắc Giang, Ga Đông Anh, Ga Giáp Bát, Ga Vinh, Ga Đồng Hới, Ga Đà Nẵng, Ga Diêu Trì, Ga Nha Trang, Ga Trảng Bom và Ga Sóng Thần. Từ Ga Kép có thể kết nối được với 4 hướng đường sắt chính:

1. Kép – Đồng Đăng – Bằng Tường (Trung Quốc)
2. Kép – Lưu Xá (Thái Nguyên)
3. Kép – Hạ Long (Cảng Cái Lân)
4. Kép – Yên Viên (Hà Nội.

Với các mặt hàng nhận vận chuyển đa dạng như: Hàng thương mại điện tử (E – commerce), Hàng lẻ (LCL), Hàng nguyên container (FCL), Hàng thực phẩm, trái cây bằng RF container. Mạng lưới Vận tải đường sắt từ Việt Nam của RATRACO còn có thể kết nối, vận chuyển hàng hóa, container đến Liên bang Nga thông qua kết nối vào tuyến đường sắt Á – Âu:

  • Từ Miền Trung, Miền Bắc: Hàng hóa được vận chuyến về Ga Yên Viên, hoặc Ga Đông Anh, Hà Nội vận chuyển đến Ga Đồng Đăng, Lạng Sơn.
  • Từ Miền Nam: Hàng hóa tập kết và xuất phát từ Ga Sóng Thần, Bình Dương hoặc từ Ga Trảng Bom, Đồng Nai vận chuyển đường sắt đến Ga Yên Viên, Hà Nội.
TTR là gì? Quy trình thanh toán TTR như thế nào?
Với năng lực vận tải hàng lớn, thường xuyên cùng cơ sở hạ tầng, phương tiện chuyên dụng,…Ratraco Solutions tự tin đáp ứng tối đa nhu cầu chuyển gửi hàng của các DN XNK.

Ưu điểm Dịch vụ vận tải container đường sắt so với các phương thức khác

Dịch vụ vận chuyển đường sắt bằng container với các ưu điểm phải kể đến như:

  • Giá cước vận tải đường sắt rẻ hơn so với các loại hình vận tải khác, ít biến động;
  • Vận tải hàng đường sắt cần ít năng lượng hơn so với vận chuyển đường bộ từ 50% – 70% với cùng một khối lượng vận chuyển hoặc hành khách;
  • Lịch trình các chuyến tàu hàng đường sắt hầu như không thay đổi, thời gian được đảm bảo;
  • Vận tải đường sắt ít chịu ảnh hưởng của thời tiết, mức độ an toàn cao gấp mấy chục lần so với các loại hình vận tải khác;
  • Năng lực vận tải hàng lớn, gửi hàng càng nhiều càng tiết kiệm chi phí;
  • Vận chuyển hàng đa dạng, linh hoạt (từ các sản phẩm công nghiệp, vật liệu xây dựng, đồ nội thất, hàng tiêu dùng,…đến hàng quá khổ quá tải).
Xem thêm  Thủ tục xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc ra sao năm 2024?

Thông tin các tuyến tàu đường sắt Liên vận Quốc tế Ratraco Solutions

Lịch trình các chuyến hàng đi từ Ga Kép – Bắc Giang (Trung tâm Liên vận Quốc tế)

  • Vận chuyển hàng hóa Liên vận Quốc tế trên tuyến Kép – Đồng Đăng – Bằng Tường – Nam Ninh và ngược lại: 2 chuyến hàng/ngày;
  • Vận chuyển hàng hóa nội địa trên tuyến Kép – Yên Viên – Đà Nẵng – Sóng Thần và ngược lại: 1 chuyến hàng/ngày.

Ratraco triển khai các tuyến chính liên vận Quốc tế với thời gian, lịch trình linh hoạt

  • Tuyến Việt Nam  – Trung Quốc: Khởi hành hằng ngày. Thời gian: 3 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới);
  • Tuyến Việt Nam – Trung Á: Khởi hành Chủ nhật hàng tuần. Thời gian: 18 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới);
  • Tuyến Việt Nam – Nga: Khởi hành thứ 4 và Chủ nhật hàng tuần. Thời gian: 23 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới);
  • Tuyến Việt Nam – EU: Khởi hành thứ 4 và Chủ nhật hàng tuần. Thời gian: 28-30 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới).

Ratraco Solutions cung cấp các Dịch vụ hải quan, kho bãi, xếp dỡ hàng

Dịch vụ kho bãi, xếp dỡ cung cấp

  • Cho thuê kho bãi;
  • Bảo quản, lưu trữ hàng hóa;
  • Giao nhận và xếp dỡ hàng hóa 24/24 bằng phương tiện chuyên dùng.

Dịch vụ Hải quan cung cấp

  • Đại lý làm thủ tục hải quan thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu;
  • Đại lý làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh có thay đổi phương thức vận tải.

Đối tượng khách hàng Ratraco khai thác cho tuyến hàng liên vận

Các đối tượng khách hàng chúng tôi muốn hướng đến, đó là:

  • Đại lý giao nhận hàng Forwarding;
  • Đơn vị nhập hàng;
  • Đơn vị cung cấp hàng.

Ratraco nhận vận tải nguyên container, nguyên chuyến đa dạng mặt hàng

RatracoSolutions Logistics nhận chuyển gửi đa dạng mặt hàng tiêu dùng, hàng sản xuất – kinh doanh, như:

  • Hàng công nghiệp: Dệt may; Giày dép; Đồ gỗ; Valy, túi xách, ô dù; Điện thoại các loại và linh kiện; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; Phương tiện vận tải và phụ tùng; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; Dây điện, cáp điện; Nguyên phụ liệu dệt may, da giày; Nhựa và sản phẩm nhựa; Phân bón; Hóa chất,…
  • Hàng nông sản: Gạo, lúa mì, bột mì, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi,…
  • Hàng tiêu dùng được vận chuyển trong thị trường nội địa và xuất khẩu sang Trung Quốc, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Châu Âu và ngược lại,…

Thông qua những thông tin RATRACO SOLUTIONS đã chia sẻ, bạn đọc cũng đã có những hiểu biết cơ bản về TTR là gì, quy trình thanh toán TTR cũng như mối liên hệ giữa TTR và TT ra sao. Dựa vào đây, các Cá nhân hoặc Doanh nghiệp đang tham gia vào hoạt động xuất, nhập khẩu có thể vận dụng hiệu quả việc thanh toán Quốc tế TTR khi cần nhằm hạn chế tối đa mọi sai xót, vướng mắc không đáng có.

Và khi có nhu cầu vận chuyển hàng khô/lạnh bằng đường sắt Chuyên tuyến Việt Nam – Trung Quốc – Mông Cổ – Kazakhstan – Nga – Châu Âu nhanh an toàn, quý khách vui lòng liên hệ Hotline bên dưới để được hỗ trợ, nhận báo giá DV tốt nhất.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ