HS code là mã bắt buộc nên những ai làm trong Ngành XNK đều phải biết bởi đây là ngôn ngữ, tên sản phẩm được mã hóa thành một dãy số (thường là 8 hoặc 10 số). Mục đích là để mô tả hàng hóa giúp người mua và người bán thống nhất chung về tên sản phẩm, tính chất, tác dụng và phân loại sản phẩm,…Theo đó, áp mã HS cho hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan là việc cơ bản và rất quan trọng.
RatracoSolutions Logistics sẽ giúp bạn biết được 6 quy tắc áp mã hs thông dụng hiện nay cũng như chỉ ra tầm quan trọng của mã HS code,…Từ đây, các tư nhân/Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu có thể tích lũy thêm kinh nghiệm để vận dụng mã này một cách hiệu quả nhất.
Mã HS hàng hóa nghĩa là gì? Tầm quan trọng của HS Code
Mã HS Code hàng hóa là gì?
HS code hay mã số HS, là một mã số được sử dụng để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu theo Hệ thống phân loại do Tổ chức Hải quan Thế giới phát hành. Hệ thống này được gọi là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” (HS – Harmonized Commodity Description and Coding System).
Hiểu một cách đơn giản, HS code là mã phân loại hàng hóa theo Danh mục xuất nhập khẩu. Dựa trên mã này, bạn có thể biết được thuế xuất hoặc nhập, và các chính sách khác liên quan đến hàng hóa (như chính sách mặt hàng, quản lý rủi ro…). Vì vậy, khi bạn biết mã HS code của sản phẩm, bạn có thể tính toán mức thuế phải trả cho hàng hóa của mình cùng với các thủ tục liên quan. Trên thực tế, nếu đã từng làm thủ tục thông quan, thì bạn sẽ biết rằng nếu sử dụng nhầm mã HS code thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như: chỉnh sửa tờ khai, nộp bổ sung hoặc phải xin hoàn thuế, thông quan chậm trễ hơn dự kiến,…
Việc sử dụng mã HS có 8, 10 số đại diện cho hàng hóa giúp cho tất cả các quốc gia trên thế giới phân loại hàng hóa một cách hệ thống và đồng bộ. Hệ thống thuật ngữ và ngôn ngữ hải quan cũng giúp các bên liên quan hiểu nhau, tránh tranh chấp thương mại do sai phân loại hàng, do khác biệt ngôn ngữ địa phương.
* Ví dụ: Người miền Nam gọi vật dụng để che nắng là “Nón,” còn người miền Bắc gọi là “Mũ.” Tuy nhiên, ở Anh và Mỹ, nó được gọi là “Hat.” Nếu các hợp đồng thương mại bị tranh chấp do khác biệt ngôn ngữ, thì rất khó để thiết lập luật để giải quyết.
XEM THÊM: Nhận vận chuyển Container Bắc Nam giá rẻ
Mã HS Code có tầm quan trọng ra sao?
Mã HS là công cụ quan trọng đối với Chính phủ trong việc xác định các loại hàng hóa XNK để thực hiện nghĩa vụ thu thuế và các nghĩa vụ khác, cũng như thực thi luật pháp trong nước và các hiệp ước quốc tế. Ngoài ra, Mã HS còn hỗ trợ cho việc phân tích các chiến lược vi mô và vĩ mô, đàm phán thương mại quốc tế.
Với Doanh nghiệp, việc sử dụng đúng Mã HS đảm bảo việc tuân thủ luật pháp trong nước và quốc tế của các doanh nghiệp. Nếu phân loại sai, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong khâu giao hàng và công tác giám định, cũng như có nguy cơ bị xử phạt và tốn kém chi phí. Ngược lại, nếu hàng hóa được phân loại đúng Mã HS, doanh nghiệp sẽ hưởng nhiều lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do.
Tìm hiểu 6 quy tắc áp mã HS cho hàng hóa đơn giản dễ hiểu nhất
Việc sử dụng 6 quy tắc áp mã hs Code cho hàng hóa sẽ mang lại những lợi ích thiết thực sau:
- Thống nhất thuật ngữ hải quan;
- Thống nhất mã số áp cho từng loại hàng hóa trên tất cả các quốc gia;
- Giúp người dùng dễ hiểu hơn về công việc của các tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu có liên quan;
- Đảm bảo việc phân loại hàng hóa có hệ thống;
- Tạo điều kiện cho đàm phán những hiệp ước thương mại và áp dụng hiệp ước vào trong thực tế.
Quy tắc 1: Chú giải chương và Tên định danh
Tên các phần, chương và phân chương không có giá trị pháp lý trong việc phân loại hàng hóa => Chỉ giúp chúng ta định hình loại hàng này nằm ở phần nào chương nào. Vì tên gọi của phần, chương và phân chương không thể diễn giải hết tất cả các sản phẩm trong đó. Phải căn cứ vào chú giải và các phân nhóm trong chương đó.
Chú giải của từng chương mang yếu tố quyết định nhất đến phân loại hàng trong chương đó => Điều này có giá trị xuyên suốt trong tất cả các quy tắc còn lại. Phải kiểm tra chú giải của phần, chương mà ta định áp mã sản phẩm vào.
* Ví dụ: Xác định mã HS của voi làm xiếc. Ta có trình tự suy diễn sau:
- Bước 1: Định hình khu vực: Có thể áp vào chương 1: Động vật sống
- Bước 2: Đọc chú giải khu vực đó: Theo chú giải 1.c của chương 1 là trừ động vật thuộc chương 95.08
- Bước 3: Đọc chương 95 và xem chú giải chương đó: xác định voi làm xiếc thuộc nhóm 9508 và mã HS chính xác là: 95081000
Tra mã theo tên định danh hoặc được giải thích cụ thể rỏ ràng nhất trong phân nhóm.
* Ví dụ: Ngựa thuần chủng để nhân giống => Trong biểu thuế có mục định danh và cụ thể là “ngựa thuần chủng để nhân giống” đồng thời chú giải chương này không có quy định khác cho sản phẩm này nên ta áp mã 01012100.
Quy tắc 2: Sản phẩm chưa hoàn thiện và hợp chất cùng nhóm
Quy tắc 2a: Sản phẩm chưa hoàn thiện
Một mặt hàng chưa hoàn chỉnh, chưa hoàn thiện, thiếu một vài bộ phận nhưng có đặt tính và công dụng như sản phẩm hoàn thiện thì được áp mã theo sản phẩm đã hoàn thiện.
* Ví dụ: Xe ô tô thiếu bánh xe: vẫn được áp mã theo xe ô tô
Một mặt hàng mà có các bộ phận tháo rời, các phần tháo rời đó nếu ráp vào sẽ thành 1 sản phẩm hoàn thiện (hoặc thành sản phẩm có đặc trưng cơ bản của của phẩm đã hoàn thiện) thì vẫn được áp vào mã sản phẩm đã hoàn thiện.
* Ví dụ: Để tiện lợi cho quá trình vận chuyển người ta tháo từng bộ phận của 1 chiếc xe ra thì các bộ phận vẫn được xác định mã HS theo chiếc xe.
+ Cũng tương tự như ví dụ trên nhưng các bộ phận sau khi lắp ráp lại thì thành 1 chiếc xe bị thiếu bánh => Khi đó các bộ phận tháo rời vẫn được áp mã HS như xe hoàn chỉnh.
* Lưu ý:
- Với việc nhập khẩu đồng bộ tháo rời và áp mã đồng bộ táo rời như trên không yêu cầu phải nhập hàng cùng một thời điểm, hoặc cùng một cửa khẩu, nhưng bạn phải đăng ký trước với Hải quan danh mục nhập khẩu hàng hóa đồng bộ tháo rời.
- Nếu mục đích nhập khẩu là đồng bộ tháo rời (tức nhập về ráp thành 1 sàn phẩm) nhưng lúc nhập khẩu lại khai báo và áp vào mã bộ phận (không áp mã sản phẩm do không đăng ký danh mục trên), nếu có kiểm tra sau thông quan về mặt hàng đó và bị phát hiện, doanh nghiệp bạn sẽ bị phạt.
Phôi: là những sản phẩm chưa sẵn sàng đưa ra sử dụng, có hình dáng bên ngoài gần giống với với hàng hóa hoàn thiện, chỉ sử dụng vào mục đích duy nhất là hoàn thiện nó thành sản phẩm hoàn chỉnh của nó. Khi đó phôi được áp mã như sản phẩm hoàn chỉnh.
* Ví dụ: Phôi chìa khóa khi chưa giũa các cạnh => được áp mã chìa khóa đã hoàn thiện; Chai làm bằng nhựa chưa tạo ren ở cổ chai => được áp mã như chai hoàn thiện.
- Những loại phôi mà có các bộ phận tháo rời, các phần tháo rời của phôi nếu ráp vào sẽ thành 1 phôi của thành phẩm thì các phần tháo rời này vẫn được áp mã theo sản phẩm đã hoàn thiện.
- Việc lắp ráp quy định là công việc đơn giản như dùng vít, bu-lông, đai ốc, hoặc ghép bằng đinh tán hoặc bằng cách hàn lại….Không áp dụng quy tắc này với các sản phẩm cần phải gia công thêm trước khi đưa vào lắp ráp.
- Những bộ phận chưa lắp ráp, thừa ra về số lượng theo yêu cầu để hoàn thiện 1 mặt hàng thì sẽ được phân loại riêng.
Quy tắc 2b: Hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất
- Áp dụng quy tắc này với các sản phẩm là hỗn hợp của nguyên liệu và chất liệu.
- Hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất thuộc cùng 1 nhóm thì phân loại trong nhóm đó. Chất A thuộc nhóm 1, Chất B cũng thuộc nhóm 1 => hỗn hợp của A + B sẽ thuộc nhóm 1.
* Ví dụ: Một món sa lát được làm từ cà rốt (07.06); củ cải (07.06); củ dền (07.06) => Khi đó mã HS của món sa lát này sẽ được áp là 07.06
Các hàng hóa làm toàn bộ bằng một loại nguyên liệu hay một chất, hoặc làm một phần bằng nguyên liệu hay chất đó sẽ được phân loại trong cùng một nhóm. (Lưu ý: sau khi các quy tắc 1, 2b không áp dụng được mới áp dụng mục này)
* Ví dụ: Các sản phẩm bằng lie tự nhiên, nếu các quy tắc 1 và 2a không có quy định thì sẽ được áp vào mã 45.03 theo quy tắc 2b.
Những hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất, và hàng hóa cấu tạo từ hai hay nhiều nguyên liệu hoặc chất, nếu thoạt nhìn qua có thể phân loại vào hai hay nhiều Nhóm, thì phải được phân loại theo quy tắc 3.
Quy tắc 3: Hàng hóa thoạt nhìn nằm ở nhiều nhóm
Quy tắc 3a: 1 sản phẩm nằm ở nhiều nhóm
Hàng hóa được mô tả ở nhiều nhóm thì nhóm nào có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái quát.
* Ví dụ: Máy cạo râu và tông đơ có lắp động cơ điện được phân vào Nhóm 85.10 mà không phải trong Nhóm 84.67 (nhóm các dụng cụ cầm tay có lắp động cơ điện) hoặc vào Nhóm 85.09 (các thiết bị cơ điện gia dụng có lắp động cơ điện). Vì nhóm 85.10 đã quy định cụ thể luôn là: “Máy cạo râu, tông đơ cắt tóc và các dụng cụ cắt tóc, có lắp động cơ điện”
Quy tắc 3b: Hàng hóa hỗn hợp bao gồm nhiều nguyên liệu khác nhau & Một bộ sản phẩm bán lẻ (gồm nhiều sản phẩm nằm ở nhiều nhóm)
- Hàng hóa hỗn hợp bao gồm nhiều nguyên liệu, bộ phận khác nhau:
Áp theo nguyên liệu hay thành phần mang lại bản chất đặc trưng cơ bản cho hàng hoá. (bản chất đặt trưng có thể dựa vào: Kích thước; Số lượng; Chất lượng; Khối lượng; Giá trị; Công dụng….hoặc khác.
* Ví dụ: Cửa nhôm (76.10) có tay nắm bằng thép (73.26) => Áp mã cửa này theo mã nhôm.
- Một bộ sản phẩm bán lẻ
Hàng hóa là bộ sản phẩm được cấu thành từ nhiều sản phẩm, nguyên liệu. Mỗi sản phẩm, nguyên liệu thuộc nhiều nhóm nhiều chương khác nhau => phân loại bộ sản phẩm đó vào sản phẩm mang đặc tính, tính chất cơ bản của bộ đó.
Tùy bộ hàng hóa mà tính chất cơ bản được xét khác nhau. Có thể xác định theo bản chất của nguyên liệu hoặc bộ phận cấu thành, theo thành phần, kích thước, số lượng, trọng lượng, trị giá hoặc theo vai trò của nguyên liệu cấu thành có liên quan đến việc sử dụng hàng hóa.
Chỉ được coi là bộ sản phẩm và áp quy tắc 3b khi thỏa mãn đồng thời các điều sau:
- Có ít nhất 2 sản phẩm khác nhau trong bộ. (6 cái nĩa dùng trong nấu ăn, số lượng lớn hơn 2 nhưng vẫn không coi là bộ sản phẩm)
- Các sản phẩm phải được đóng gói bán lẻ: tức là xếp cùng nhau, đóng gói hoàn thiện,
- Tuy công dụng, cách hoạt động khác nhau nhưng cùng nhau hỗ trợ cho 1 hoặc vài sản phẩm chính trong bộ sản phẩm để thực hiện một chức năng xác định.
* Ví dụ 1: Bạn nhập về 1 hộp gồm 1 chai rượu mạnh (nhóm 22.08) và 1 chai rượu vang (nhóm 22.04).
=> Hai sản phẩm này không hỗ trợ cho nhau. Nên nhập về sẽ áp 2 mã riêng biệt.
* Ví dụ 2: Một thùng đồ hộp gồm: 1 hộp tôm (16.05); 1 hộp pate gan (16.02); 1 hộp pho mát (04.06); 1 hộp thịt xông khói (16.02)
=> Các sản phẩm này không thể hỗ trợ cũng như chế biến chung với nhau thành 1 chức năng đã xác định trước nên sẽ được áp mã riêng theo từng loại.
* Ví dụ 3: Gói cà phê hòa tan là hỗn hợp của các chất như: chiếc xuất cà phê tan(21.01), sửa (04.02), đường (17.02) => Theo đó hỗn hợp này sẽ được áp theo mã chất cơ bản nhất là chiếc xuất cà phê tan 21011110.
* Ví dụ 3: Bộ thực phẩm dùng để nấu món mỳ Spaghetti gồm: Hộp mỳ sống (19.02), một gói pho mát béo (04.06), và một gói nhỏ sốt cà chua (21.03), đựng trong một hộp carton.
=> Trường hợp này có 3 sản phẩm khác nhau, đã được đóng gói bán lẻ, các sản phẩm cùng hỗ trợ cho 1 sản phẩm chính là mỳ sống để tạo ra món mỳ Spaghetti, Vì vậy bộ sản phẩm này được áp mã theo hộp mỳ sống (19.02)
* Ví dụ 4: Nhập bộ dụng cụ vẽ gồm: một thước (90.17), một vòng tính (90.17), một compa (90.17), một bút chì (96.09) và cái vót bút chì (82.14), đựng trong túi nhựa (42.02).
=> Trong bộ sản phẩm trên, thước, vòng, compa tạo nên đặc tính cơ bản của bộ dụng cụ vẽ. Do vậy, bộ dụng cụ vẽ được phân loại vào Nhóm 90.17.
Quy tắc 3c: 1 sản phẩm từ nhiều bộ phận (các bộ phận nằm ở nhiều nhóm)
Áp dụng khi:
- Khi không áp dụng được Qui tắc 3(a) hoặc 3(b), hàng hóa sẽ được phân loại theo Qui tắc 3(c).
- Một sản phẩm được tạo thành từ nhiều bộ phận nhưng các bộ phận này lại nằm ở các nhóm khác nhau.
Theo Quy tắc này thì hàng hóa sẽ được phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số các nhóm cùng được xem xét để phân loại.
* Ví dụ: Ta có sản phẩm: “Băng tải một mặt là plastic còn một mặt là cao su”. Xét thấy mặt hàng này không thể quyết định phân loại vào Nhóm 40.10 hay Nhóm 39.26 theo Qui tắc 3(a), và cũng không thể phân loại mặt hàng này theo Qui tắc 3(b). Vì vậy, mặt hàng sẽ được phân loại vào Qui tắc 3(c), tức là “phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số các nhóm cùng được xem xét”. Theo Quy tắc này, mặt hàng trên được phân loại vào Nhóm 40.10.
Quy tắc 4: Phân loại theo hàng hóa giống chúng nhất
- So sánh hàng hóa định phân loại với hàng hóa đã được phân loại trước đó.
- Xác định giống nhau có thể dựa trên nhiều yếu tố: như mô tả, đặc điểm, tính chất, mục đích sử dụng của hàng hóa…
- Hàng hóa sau khi đã so sánh sẽ được xếp trong nhóm của hàng hóa giống chúng nhất.
* Ví dụ: Men dạng viên, được dùng giống như thuốc thì được áp vào mã thuốc 30.04
Quy tắc 5: Hộp đựng, bao bì
Quy tắc 5a: Hộp, túi, bao và các loại bao bì tích hợp dùng chung với sản phẩm
Các loại bao hộp tương tự, thích hợp hoặc có hình dạng đặc biệt để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định, có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với những sản phẩm này.
* Ví dụ: Hộp trang sức (Nhóm 71.13); Bao đựng máy cạo râu bằng điện (Nhóm 85.10); Bao ống nhòm, hộp kính viễn vọng (Nhóm 90.05); Hộp, bao và túi đựng nhạc cụ (Nhóm 92.02); Bao súng (Nhóm 93.03). Tuy nhiên, nguyên tắc này không được áp dụng đối với bao bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng.
* Ví dụ: Hộp đựng kính đeo mắt mà hộp đó bằng vàng thì không thể áp mã theo kính được. Hoặc hộp đựng chè bằng bạc hoặc cốc gốm trang trí đựng đồ ngọt.
Nếu nhập riêng túi hợp bao bì này mà không cùng với sản phẩm sẽ áp mã theo nhóm thích hợp chứ không theo mã sản phẩm.
Quy tắc 5b: Bao bì thông thường
Quy tắc này qui định việc phân loại bao bì thường được dùng để đóng gói chứa đựng hàng hóa, được nhập cùng với hàng (như túi nilon, hộp carton…), được áp mã HS theo hàng hóa. Tuy nhiên, Quy tắc này không áp dụng cho bao bì bằng kim loại có thể dùng lặp lại.
* Ví dụ: Không áp mã bình chứa ga bằng thép (bình có thể sử dụng lại) vào mã ga được mà phải được phân theo mã riêng. Nếu bình ga dùng một lần thì áp mã ga.
Quy tắc 6: Giải thích cách phân loại và so sánh cho đúng trong các phân nhóm
- Việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm, phù hợp các chú giải phân nhóm, phù hợp với chú giải của chương có liên quan.
- Khi so sánh 1 sản phẩm ở các nhóm hoặc các phân nhóm khác nhau thì phải so sánh cùng cấp độ.
* Ví dụ: 1 gạch so sánh với 1 gạch, 2 gạch so sánh với 2 gạch….(gạch là gạch đầu dòng “-” trước tên hàng trong phần mô tả hàng hóa của biểu thuế)
- Chú giải của phân nhóm và nhóm có giá trị hơn chú giải của chương.
- Phạm vi của phân nhóm hai gạch không được vượt quá phạm vi của phân nhóm một gạch, và phân nhóm một gạch không được vượt quá nhóm của nó.
>>Xem thêm: Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu
Hướng dẫn cách tra cứu mã HS nhanh thông dụng nhất
Dưới đây là một số cách tra cứu nhanh mã HS hàng hóa mà Ratraco Solutions muốn chia sẻ đến các DN:
Hỏi người đi trước
Đơn giản nhất là hỏi các anh chị có kinh nghiệm trong Công ty. Hoặc hỏi các Công ty xuất nhập khẩu mặt hàng tương tự, hỏi Công ty logistics hay thậm chí hỏi cả đối tác nước ngoài của bạn. Có thể kết quả không chính xác hoàn toàn cho mặt hàng của bạn. Nhưng ít ra bạn cũng sẽ có căn cứ để tra cứu ngược lại chương, nhóm, phân nhóm có liên quan và tìm ra mã HS cho hàng hóa của mình.
Dựa vào biểu thuế xuất nhập khẩu
Tra cứu mã số thuế xuất nhập khẩu cho phép bạn tìm mã HS code nhưng điểm yếu của phương pháp này là file Excel. Bạn phải dùng bộ tìm kiếm của Excel. Dùng cách tìm kiếm bằng cách nhấn Ctrl + F sau đó nhập từ khóa bạn cần tìm. Nhược điểm của phương pháp này là Excel tìm kiếm dựa vào cụm từ chính xác chứ không dựa vào một từ trong cụm từ.
Dựa vào website tra mã HS Code
Hiện nay, có nhiều website tra mã HS code nhưng Ratraco sẽ hướng dẫn các bạn tra mã HS trên website Hải Quan Việt Nam. Đây là nguồn tin chính thống và chính xác 100% của Tổng cục hải quan Việt Nam
* Ví dụ: Công ty bạn là Công ty chuyên sản xuất bao bì. Công ty sắp có lô hàng xuất khẩu bao bì giấy có tráng với nhựa pp (giống như bao xi măng)
- Bạn sẽ search trong danh mục tìm kiếm là: bao bì giấy tráng pp;
- Kết quả hiện ra rất nhiều và đôi khi không có liên quan như: Động vật sống, hoa quả, khoáng sản, gỗ,…(lý do là trong các mô tả này có 1 vài chữ trong cụm từ mà bạn tìm kiếm). Trong số đó bạn thấy có “Chương 63: Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt cũ và các loại hàng dệt cũ khác; vải vụn. Và chú giải chương 6305: Bao và túi, loại dùng để đóng gói hàng” có liên quan;
- Bạn click vào 6305 để có thêm mô tả chi tiết hơn. Và biết được sản phẩm của mình nằm trong “Phần XI: NGUYÊN LIỆU DỆT VÀ CÁC SẢN PHẨM DỆT”. Tiếp tục đọc các mô tả về sản phẩm, chúng ta biết được mã HS cho sản phẩm bao bì này là 63053390.
Dựa theo bộ chứng từ cũ
Hoặc các Doanh nghiệp có thể dựa trên bộ chứng từ cũ bằng cách lấy tờ khai hải qua ra xem mã HS Code.
Có hay không Đơn vị cung cấp Dịch vụ vận tải container đường sắt Á – Âu đảm bảo giá rẻ, an toàn, chuẩn xác nhất?
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO chính là một trong những Đơn vị chuyên cung cấp giải pháp lưu trữ container lạnh tự hành, cấp container lạnh chờ thu hoạch nông sản, vận chuyển container khô, vận chuyển container lạnh tự hành Nội địa/Quốc tế “Uy tín – An toàn – Chuyên nghiệp – Giá tốt nhất”. Các mã HS hàng hóa/sản phẩm chúng tôi luôn nắm rõ để đảm bảo thuận tiện trong quá trình khai báo, thông quan hàng tại Cửa khẩu, Ga đường sắt Quốc tế nên quý vị cứ an tâm giao phó hàng khô/lạnh cho phía Ratraco.
Đặc biệt, Mạng lưới Vận tải đường sắt từ Việt Nam có thể kết nối, vận chuyển container hàng hóa đến Liên bang Nga thông qua kết nối vào tuyến đường sắt Á – Âu:
- Từ Miền Trung, Miền Bắc: Hàng hóa được vận chuyến về Ga Yên Viên, hoặc Ga Đông Anh, Hà Nội vận chuyển đến Ga Đồng Đăng, Lạng Sơn.
- Từ Miền Nam: Hàng hóa tập kết và xuất phát từ Ga Sóng Thần, Bình Dương hoặc từ Ga Trảng Bom, Đồng Nai vận chuyển đường sắt đến Ga Yên Viên, Hà Nội.
Và từ Ga quốc tế Yên Viên, kết nối tuyến vào đường sắt Á – Âu để đến Liên bang Nga theo 02 tuyến chính:
- Tuyến 1: Ga Yên Viên -> Ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) -> Thành Đô (Trung Quốc) -> Kazakhstan -> LB Nga;
- Tuyến 2: Ga Yên Viên -> Ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) -> Nam Ninh (Trung Quốc) -> Mãn Châu Lý (Trung Quốc) -> Zabaikalsk (LB Nga) -> Moscow (LB Nga).
Hình thức chuyển – giao hàng hóa linh hoạt của Ratraco
Các phương thức chuyển – giao hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước Trung Á, Châu Âu:
- Vận chuyển hàng nguyên container từ Ga tới Ga;
- Vận chuyển container khô/lạnh từ Ga tới Kho;
- Vận chuyển hàng nguyên chuyến từ Kho tới Kho;
- Các dịch vụ đi kèm khác nếu khách hàng yêu cầu.
Đối tượng khách hàng Ratraco hướng tới khi gửi hàng liên vận
Đối tượng khách hàng chúng tôi muốn hướng đến:
- Đại lý giao nhận hàng Forwarding;
- Đơn vị nhập hàng;
- Đơn vị cung cấp hàng.
Các tuyến tàu hàng đường sắt Liên vận Quốc tế của Ratraco
Ratraco đang triển khai các tuyến hàng liên vận Quốc tế với thời gian, lịch trình linh hoạt
- Tuyến từ Việt Nam – Trung Quốc: Khởi hành hằng ngày. Thời gian: 3 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới);
- Tuyến từ Việt Nam – Trung Á: Khởi hành Chủ nhật hàng tuần. Thời gian: 18 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới);
- Tuyến từ Việt Nam – Nga: Khởi hành thứ 4 và Chủ nhật hàng tuần. Thời gian: 23 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới);
- Tuyến từ Việt Nam – EU: Khởi hành thứ 4 và Chủ nhật hàng tuần. Thời gian: 28-30 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới).
Lịch trình tàu hàng đi từ Ga Kép – Bắc Giang (Trung tâm Liên vận Quốc tế)
- Vận chuyển hàng hóa Liên vận Quốc tế trên tuyến Kép – Đồng Đăng – Bằng Tường – Nam Ninh và ngược lại: 2 chuyến hàng/ngày;
- Vận chuyển hàng hóa nội địa trên tuyến Kép – Yên Viên – Đà Nẵng – Sóng Thần và ngược lại: 1 chuyến hàng/ngày.
RATRACO SOLUTIONS đã chia sẻ tất tần tật thông tin cần biết về 6 quy tắc áp mã hs, hi vọng sẽ giúp các Doanh nghiệp có sự chủ động trong kế hoạch xuất/nhập khẩu hàng hóa. Nhu cầu giao thương, vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi các nước Trung Á, Châu Âu ngày càng tăng cao nên việc nắm rõ mã HS Code cũng như quy tắc đặt mã HS hàng hóa sao cho chuẩn là rất quan trọng.
Và để được đáp ứng tối đa nhu cầu gửi hàng cũng như chuẩn bị đầy đủ các Hóa đơn, chứng từ hàng hóa/SP,…quý khách vui lòng liên hệ Đơn vị vận tải container đường sắt Chuyên tuyến Việt Nam – Trung Quốc – Mông Cổ – Kazakhstan – Nga – Châu Âu giá rẻ Ratraco theo Hotline bên dưới.
Thông tin liên hệ Ratraco Solutions
Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ: 21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM
Hotline: 0965 131 131
Email: toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131
Trụ sở TPHCM:
- Địa chỉ: 21bis Hậu Giang, P.4, Q.Tân Bình, TPHCM
- Điện thoại : 0909 876 247 - 0901 411 247
Bình Dương:
- Địa chỉ: Ga Sóng Thần
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0909 876 247
Đồng Nai:
- Địa chỉ: Ga Trảng Bom
- Điện thoại : 0938 790 247 - 0909 876 247
Bình Định:
- Địa chỉ: Ga Diêu Trì
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0938 790 247
Đà Nẵng:
- Địa chỉ: Ga Đà Nẵng
- Điện thoại : 0909 199 247 - 0906 354 247
Nghệ An:
- Địa chỉ: Ga Vinh, Nghệ An
- Điện thoại : 0901 100 247 - 0902 486 247
Hà Nội:
- Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247
Trung Quốc:
- Địa chỉ: Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
- Điện thoại : 0909 949 247