C/O Form B là gì? Những thông tin cần biết về C/O Form B

Hiện nay, lượng hàng hóa giao thương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tăng trưởng cả giá trị và số lượng. Khi xuất khẩu hàng hóa đi Hoa Kỳ, một trong những vấn đề mà các Doanh nghiệp/ thương nhân quan tâm đến nhiều nhất đó là xin C/O Form B, một loại chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Việt Nam. Vậy C/O mẫu B là gì, có những thông tin cần thiết gì về C/O Form B?

Trong bài viết này, RatracoSolutions Logistics sẽ tổng hợp tất tần tật kiến thức về vấn đề mà các bạn đọc quan tâm để có thêm kinh nghiệm trong xuất – nhập khẩu hàng hóa cũng như cung cấp đến quý khách hàng Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, đường bộ,… uy tín nhất.

Khái niệm về C/O Form B

Tiếp theo series tìm hiểu về các loại chứng nhận xuất xứ hàng hóa quan trọng và được sử dụng thường xuyên, ngày hôm nay Ratraco Solutions sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về C/O mẫu B để có cái nhìn tổng quát hơn về tài liệu khá quan trọng này.

C/O Form B (Certificate of Origin Form B) là tài liệu quan trọng trong bộ chứng từ các giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa, được cấp bởi Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI. Đây là chứng từ áp dụng cho các loại hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước và được cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi (Ví dụ: Kuwait, Saudi Arabia…). Đặc biệt, mẫu CO này thường được doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa đi Mỹ (Hoa Kỳ) xin cấp để chứng minh xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam.

C/O Form B là gì? Những thông tin cần biết về C/O Form B
C/O Form B là chứng từ xuất xứ hàng hóa được sử dụng phổ biến mà bất kỳ đơn vị Doanh nghiệp nào muốn xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ cũng cần phải có.

Loại chứng nhận xuất xứ này được cấp cho hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước trên thế giới trong những trường hợp:

  • Những nước nhập khẩu có chế độ GSP nhưng không cho Việt Nam được hưởng sự ưu đãi;
  • Những nước nhập khẩu không có chế độ ưu đãi GSP;
  • Nước nhập khẩu có chế độ ưu đãi GSP và cho Việt Nam hưởng ưu đãi từ chế độ này. Nhưng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam không đáp ứng được những tiêu chuẩn do chế độ này đặt ra.

Bạn cũng có thể hiểu một cách đơn giản đó là: Hàng hóa nước ta khi xuất khẩu sang các nước khác sẽ cần C/O Form B để chứng minh hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam. Thông thường các Doanh nghiệp/ chủ hàng xuất khẩu hàng qua Hoa Kỳ sẽ thường xuyên cần loại chứng từ này.

  • Cơ quan cấp: Phòng Thương mại Việt Nam VCCI và chi nhánh ủy quyền cấp;
  • Thời gian nhận hồ sơ: Sáng 7h30 – 11h00; Chiều 13h30 – 16h00;
  • Thời gian trả hồ sơ: Sáng 8h00 – 11h30; Chiều 14h00 – 16h30.
Xem thêm  Thủ tục nhập khẩu cân điện tử và thiết bị đo đạc chi tiết nhất

Tìm hiểu chi tiết về các tiêu chí C/O Form B 

Sau đây, mời các bạn đọc tham khảo những tiêu chí C/O mẫu B cụ thể như sau:

  • Tiêu chí “Tỷ lệ phần trăm của giá trị”: là tiêu chí xác định giá trị gia tăng sản phẩm có được sau khi một quốc gia sản xuất, gia công, chế biến các nguyên liệu không có xuất xứ từ quốc gia đó.

Phần giá trị gia tăng này cần đạt ít nhất 30% tổng giá trị hàng hóa được sản xuất thể hiện qua công thức dưới đây:

(Giá FOB – Giá nguyên liệu không có xuất xứ từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất/Giá FOB) x 100%

C/O Form B là gì? Những thông tin cần biết về C/O Form B
Dù là loại chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) nào cũng sở hữu các tiêu chí riêng và C/O Form B cũng như thế.
  • Tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa”: là tiêu chí xác định sự thay đổi về mã số HS code của hàng hóa khi xuất khẩu;
  • Xuất xứ thuần túy: Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý nêu tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này được công nhận có xuất xứ từ một quốc gia, vùng lãnh thổ khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được thu hoạch tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó;

b. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó;

c. Các sản phẩm từ động vật sống nêu tại khoản 2 Điều này;

d. Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn bắt tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó;

e. Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, không được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 4 tại Điều này, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó;

f. Các sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia, vùng lãnh thổ, với điều kiện quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quyền khai thác đối với vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế;

i. Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng tàu được đăng ký với quốc gia đó và được phép treo cờ của quốc gia đó;

h. Các sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất ngay trên tàu từ các sản phẩm nêu tại khoản 7 Điều này được đăng ký ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của quốc gia, vùng lãnh thổ đó;

k. Các vật phẩm có được ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó hiện không còn thực hiện được những chức năng ban đầu và cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế;

g. Các hàng hoá có được hoặc được sản xuất từ các sản phẩm nêu từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó.

Xem thêm  Tìm hiểu các cảng biển lớn của Nhật Bản tới năm 2024

>>> Xem thêm: C/O Form E là gì?

Tìm hiểu bộ hồ sơ xin cấp C/O Form B và thông tin cần thiết về C/O mẫu B

Sau khi giúp các bạn đọc biết được C/O Form B là gì? Thì ngay sau đây RatracoSolutions Logistics sẽ cung cấp thông tin chi tiết bộ hồ sơ xin cấp C/O đầy đủ và cách kê khai CO mẫu B chính xác.

Bộ hồ sơ xin cấp C/O Form B chi tiết

Trước tiên, Doanh nghiệp/chủ hàng xuất khẩu cần phải đăng ký tài khoản trên hệ thống COMIS của VCCI và sau đó mới chuẩn bị hồ sơ bản cứng:

  • Đơn đề nghị cấp C/O Form B kê khai chi tiết, hợp lệ, hoàn chỉnh và đầy đủ;
  • Phiếu ghi chép hồ sơ mẫu B;
  • CO Form B tương ứng đã được khai chính xác;
  • Bản sao tờ khai hải quan đã hoàn chỉnh thủ tục hải quan (đóng dấu sao y bản chính của Doanh nghiệp). Nếu là trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan theo quy định pháp luật thì cần nộp bản sao tờ khai hải quan;
  • Bản sao Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
  • Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) của trường hợp thương nhân không có vận tải đơn;
  • Bản sao hợp đồng mua bán hoặc bản sao hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu trong nước trong quá trình sản xuất;
  • Bản sao quy trình sản xuất ra hàng hóa (đóng dấu sao y bản chính);
  • Bản kê khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và mã HS của sản phẩm đầu ra (đối với tiêu chí chuyển đổi mã số HS hàng hóa hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể);

Nếu như trường hợp không có hợp đồng mua bán hay không có hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước cần phải có xác nhận của người bán hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi sản xuất ra nguyên liệu, hàng hóa đó.

  • Bản sao tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất hàng hóa;
  • Giấy phép xuất khẩu (nếu có);
  • Các chứng từ, tài liệu cần thiết khác (nếu có).
C/O Form B là gì? Những thông tin cần biết về C/O Form B
Hướng dẫn các bạn đọc cách chuẩn bị bộ hồ sơ và cách kê khai C/O Form B đúng cách, hợp lệ để tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức nhất có thể.

Hướng dẫn cách kê khai C/O Form B

Khi xin cấp C/O mẫu B, Doanh nghiệp/ chủ hàng cần kê khai các thông tin như sau để giúp các bạn đọc tiết kiệm được thời gian, chi phí và công sức.

  • Ô số 1: Thông tin công ty xuất khẩu;
  • Ô số 2: Thông tin công ty nhập khẩu;
  • Ô số 3: Phương tiện vận tải (chẳng hạn như” đường biển, đường hàng không, đường bộ,..) và cảng xuất hàng – nhập hàng;
  • Ô số 4: Tên cơ quan cấp C/O;
  • Ô số 5: Để trống;
  • Ô số 6: Mô tả hàng hóa: Số đơn hàng, tên hàng, số lượng, đóng gói, số thư tín dụng,…;
  • Ô số 7: Trọng lượng tổng hay số lượng khác của hàng hóa;
  • Ô số 8: Số và ngày phát hành hóa đơn thương mại (Commercial Invoice);
  • Ô số 9: VCCI ký xác nhận ngày phát hành C/O Form B (nơi cấp, ngày tháng cấp, chữ ký và con dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp C/O, tổ chức cấp C/O);
  • Ô số 10: Ký xác nhận của Doanh nghiệp.
Xem thêm  Phân luồng hải quan là gì? Tầm quan trọng của phân luồng hải quan

Các bước xin cấp C/O Form B thực hiện như thế nào?

Một trong những từ khóa về vấn đề chứng nhận xuất xứ hàng hóa được tìm kiếm nhiều nhất thì chắc hẳn không thể thiếu quy trình cấp C/O mẫu B. Hiểu được tâm lý, Ratraco Solutions xin cung cấp lời giải đáp:

* Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân

Nếu như Doanh nghiệp/ thương nhân xin cấp C/O mẫu B lần đầu tiên thì phải đăng ký hồ sơ thương nhân với tổ chức cấp C/O và chỉ được xem xét khi đã đăng ký hồ sơ thương nhân chính xác và đầy đủ;

* Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp CO form B

Tiếp theo, các Doanh nghiệp khai báo hồ sơ trên hệ thống, sau đó VCCI sẽ tự động cấp số C/O khi các Doanh nghiệp đã hoàn thành khai báo trên hệ thống.

* Bước 3: Tiếp nhận và xem xét hồ sơ

VCCI sẽ tiến hành xem bộ hồ sơ Doanh nghiệp khai có đúng, hợp lệ hay không? Sau khi xem xét thì VCCI sẽ báo cho thương nhân một trong những nội dung như:

  • Chấp nhận cấp CO Form B cho thương nhân và thời gian thương nhân nhận được chứng nhận xuất xứ hàng hóa Form B;
  • Đề nghị bổ sung chứng từ;
  • Đề nghị kiểm tra lại chứng từ;
  • Từ chối cấp CO form B cho thương nhân nếu như VCCI phát hiện những trường hợp theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.

* Bước 4: Cấp CO form B

Sau khi kiểm tra xong, VCCI sẽ tiến hành cấp C/O Form B cho thương nhân.

Trên đây là tổng hợp những chia sẻ chi tiết mới nhất về C/O Form B là gì? Cách kê khai CO Form B, và những thông tin cần thiết về loại chứng từ khá quan trọng này để giúp các bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về loại tài liệu được sử dụng phổ biến hiện nay. Đồng thời, nếu như khách hàng nào đang có nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, đường bộ,…uy tín, an toàn, chất lượng, giá cả phải chăng thì hãy liên hệ Ratraco Solutions để được cung cấp Dịch vụ tốt nhất nhé!

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ