Cross Docking giống như việc hợp lý hóa tối đa quá trình vận chuyển, sao cho hàng hóa không mất thời gian lưu giữ và xử lý trong kho hàng. Nó đòi hỏi trình độ quản lý cao và ứng dụng công nghệ tiên tiến để phối hợp đồng đều giữa các khâu. Cross Docking khi được thực hiện đúng sẽ cho phép các Công ty loại bỏ chi phí tồn kho và giảm chi phí vận chuyển đồng thời cùng một lúc. Song không phải ai cũng hiểu rõ cách vận hành của mô hình Cross Docking. Bởi thế cho nên thông qua bài chia sẻ này, RatracoSolutions Logistics sẽ làm rõ hơn khái niệm mô hình cross docking là gì? Lợi ích cross docking mang lại cho chuỗi cung ứng Logistics là gì,…cùng các kiến thức liên quan khác.
Cross Docking là gì? Cross Docking được phân loại ra sao?
Cross docking là gì?
Cross Docking là một kỹ thuật Logistic nhằm loại bỏ chức năng chính là lưu trữ và thu gom đơn hàng của một kho hàng nào đó nhưng vẫn cho phép thực hiện các chức năng khác cụ thể là tiếp nhận và gửi hàng. Lưu giữ và xử lý là đặc điểm chính của một kho hàng truyền thống. Vì vậy, bạn có thể dựa vào điều này để phân biệt với Cross Docking. Để giải quyết được bài toán về chi phí của hàng tồn kho và kho lưu trữ, Cross Docking hiện đang là hình thức tối ưu được lựa chọn với mục đích thiết lập nhằm loại bỏ công việc lưu trữ và thu gom hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Phân loại Cross Docking
Hiện tại, thuật ngữ Cross Docking được sử dụng để mô tả nhiều loại hoạt động khác nhau, tuy nhiên tất cả các hoạt động đó điều liên quan đến việc thu gom và vận chuyển sản phẩm. Theo Napolitano Cross Docking được phân loại như sau:
- Cross Docking Nhà phân phối: Hỗ trợ thu gom các sản phẩm đầu vào từ nhiều nhà cung cấp khác nhau vào một pallet sản phẩm hỗn hợp. Pallet này sẽ được sử dụng để bàn giao cho khách hàng ngay khi thành phần cuối cùng được nhận;
- Cross Docking Nhà sản xuất: Giúp hỗ trợ và thu gom các nguồn cung ứng đầu vào để hỗ trợ tối đa trong quá trình sản xuất;
- Cross Docking Vận tải: Là hoạt động kết hợp với các lô hàng từ một số nhà vận tải chỉ khác nhau ở dạng LTL hoặc theo gói nhỏ mục đích là để đem lại lợi ích kinh tế về quy mô;
- Cross Docking Bán lẻ: Là quá trình liên quan đến việc tiếp nhận nhiều sản phẩm từ các nhà cung cấp khác nhau, sau đó phân loại vào các xe tải đầu ra cho các cửa hàng bán lẻ;
- Cross Docking Cơ hội: Có thể sử dụng mô hình Cross Docking cơ hội ở bất cứ kho hàng nào, mô hình này chính là việc chuyển một sản phẩm cụ thể từ khu vực nhận hàng đến khu vực chuyển hàng nhằm đáp ứng được nhu cầu biết trước của khách hàng về sản phẩm đó.
Lợi ích mà Cross Docking mang lại là gì?
Khi đã hiểu được mô hình cross docking là gì thì việc nắm rõ các lợi ích mà cross docking mang lại cho các bên tham gia cũng thực sự cần thiết. Đó là:
Thứ nhất
Trong một vài trường hợp, hao phí được các Nhà bán lẻ xác định gắn liền với việc giữ hàng trong kho đối với các loại hàng có nhu cầu cao và ổn định. Trong trường hợp này, Cross Docking được xem như là một cách để giảm chi phí giữ hàng tồn kho.
Thứ hai
Đối với một số Nhà bán lẻ khác hay các nhà vận tải chuyên chở hàng nhỏ, lẻ thì Cross Docking được xem như một cách làm giảm các chi phí vận tải. Ví dụ, các cửa hàng bán lẻ có thể nhận lô hàng trực tiếp từ các Nhà cung cấp sử dụng Dịch vụ vận tải không đầy xe (LTL) hay theo từng lô hàng lẻ. Tuy nhiên, điều này làm cho chi phí vận tải hàng hóa đầu vào gia tăng quá mức (do số lượng phương tiện cao kéo theo sự gia tăng của các chi phí như xăng dầu, chi phí sửa chữa và nâng cấp phương tiện, chi phí nhân công…). Cross Docking là cách để gom các lô hàng này lại với nhau nhằm đạt một số lượng phương tiện nhất định nhằm làm giảm chi phí vận tải đầu vào và đơn giản hóa việc nhận hàng tại các cửa hàng bán lẻ.
>>Xem thêm: OPS là gì?
Những kiến thức khác cần biết về mô hình Cross Docking
RATRACO SOLUTIONS tiếp tục góp nhặt kiến thức liên quan tới Cross Docking qua thông tin chia sẻ về các loại hàng có thể sử dụng Cross Docking, ưu nhược điểm của Cross Docking, sự khác nhau giữa Cross Docking vs Chuỗi cung ứng cũng như so sánh Kho hàng truyền thống vs Cross Docking. Chi tiết như sau:
Các loại hàng hóa nào có thể sử dụng phương pháp Cross Docking
Một sản phẩm là được xem phù hợp cho Cross Docking nếu nhu cầu của nó đáp ứng hai tiêu chí: biến động đủ thấp và khối lượng đủ lớn. Nếu nhu cầu là không chắc chắn Cross Docking rất khó để thực hiện vì khó khăn trong việc cân đối giữa cung và cầu.
Bên cạnh có biến động thấp, nhu cầu cho sản phẩm phải đủ để đảm bảo các lô hàng được giao thường xuyên vì nếu nhu cầu là quá thấp, việc giao hàng thường xuyên sẽ dẫn đến gia tăng chi phí vận tải đầu vào, và các kho hàng sẽ phải lưu trữ tốt hơn. Dưới đây là một số loại hàng hóa phù hợp với phương pháp Cross Docking:
- Các mặt hàng dễ hư hỏng, đòi hỏi phải vận chuyển ngay lập tức sau khi sản xuất ra;
- Các loại sản phẩm bán lẻ với nhu cầu ổn định và ít biến động như thực phẩm, bánh kẹo,…;
- Các đơn đặt hàng của khách hàng được chọn và đóng gói trước từ một nhà máy sản xuất hoặc kho hàng;
- Mặt hàng chất lượng cao, đã kiểm soát chặt chẽ chất lượng trong quá trình sản xuất nên không cần phải kiểm tra chất lượng trong quá trình giao hàng;
- Sản phẩm đã được gắn thẻ (mã vạch, RFID), dán nhãn và sẵn sàng để bán cho khách hàng.
=> Tùy vào mục đích vận chuyển hàng và hiệu quả mong muốn đạt được trong lĩnh vực logistics nói chung, doanh nghiệp có thể triển khai loại hình Cross Docking phù hợp, góp phần cải thiện thời gian cho việc giao hàng, đảm bảo an toàn cho hàng hóa được chuyển và giảm thiểu tối đa chi phí logistics.
Ưu điểm và nhược điểm của Cross Docking
Ưu điểm của Cross Docking:
- Thứ nhất: Trong một vài trường hợp, hao phí được các nhà bán lẻ xác định gắn liền với việc giữ hàng trong kho đối với các loại hàng có nhu cầu cao và ổn định. Do đó, Cross Docking được xem như là một cách để giảm chi phí giữ hàng tồn kho;
- Thứ hai: Đối với một số nhà bán lẻ hay các nhà vận tải chuyên chở hàng nhỏ, lẻ thì Cross Docking được xem như một cách làm giảm chi phí vận tải. Ví dụ, các cửa hàng bán lẻ có thể tốn nhiều chi phí khi sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa nhỏ lẻ. Tuy nhiên, với Cross Docking, các lô hàng lẻ sẽ được gom lại thành một số lần tải đầy xe, nhằm làm giảm chi phí vận tải đầu vào và đơn giản hóa việc nhận hàng tại các cửa hàng bán lẻ;
- Thứ ba: Sản phẩm trong chuỗi cung ứng nhanh chóng được lưu thông vì có ít hàng hóa được giữ trong kho. Doanh nghiệp cũng có thể giảm bớt lo lắng về việc kiểm kê hay lưu trữ hàng hóa;
- Thứ tư: Chi phí bốc dỡ ít tốn kém hơn vì không phải để dành nhiều hàng hóa rồi giải phóng lượng hàng hóa trong kho.
Nhược điểm của Cross Docking:
- Cần lượng lớn vốn đầu tư: Các công ty chỉ có thể tiết kiệm chi phí sau khi mô hình quản lý này đi vào hoạt động trơn tru. Nhưng khi mới bắt đầu, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thiết lập cấu trúc vận hành hàng hóa trơn tru, không sai sót;
- Tiêu tốn nhiều thời gian: Nếu ban quản lý và giám sát không đảm bảo quy trình hoạt động hiệu quả, mô hình Cross Docking sẽ khiến doanh nghiệp tốn rất nhiều thời gian nếu gặp trục trặc trong lúc vận chuyển. Việc này đòi hỏi trình độ quản lý của doanh nghiệp tốt và có sự hỗ trợ từ công nghệ;
- Vấn đề vận tải: Cross Docking chủ yếu vận chuyển bằng đường bộ, vì vậy chi phí vận tải có thể cao hơn. Bên cạnh đó, nơi tập kết hàng hóa cần có không gian bên ngoài đủ rộng để nhân viên có thể di chuyển hàng;
- Bị phụ thuộc vào các Nhà cung cấp: Nếu liên tục xuất hiện vấn đề trong quá trình tiếp nhận hàng hóa vì sự chậm trễ hay sai sót từ phía nguồn cung cấp, doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian và giao hàng chậm trễ. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và mất uy tín với đối tác.
Giữa Cross Docking với Chuỗi cung ứng có mối quan hệ gì?
Giữa mô hình Cross Docking và Chuỗi cung ứng có mối liên hệ xét theo các khía cạnh sau:
- Trên góc độ quản lý: Cross docking là một hoạt động phức tạp. Nó là sự kết hợp giữa nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng. Hoạt động này làm tăng chi phí và đôi khi gây ra một số trở ngại trong quá trình thực hiện.
- Về phía cung: Nhà cung ứng có thể được yêu cầu cung cấp các mặt hàng có số lượng nhỏ một cách thường xuyên hơn. Tuy nhiên vẫn phải thực hiện dán nhãn giá hoặc mã vạch.
- Về phía cầu: Khách hàng có thể được yêu cầu về việc đặt hàng vào một số ngày nhất định. Ngoài ra có thể cho phép lead time giao hàng nhiều hơn 1 ngày.
=> Tổng hợp tất cả những yêu cầu trên sẽ dẫn đến việc gia tăng thêm các chi phí khác đồng thời gia tăng sự phối hợp với các đối tác kênh.
So sánh kho Cross Docking và kho hàng truyền thống
Điểm chung giữa kho Cross Docking và kho hàng truyền thống là về mục đích sử dụng. Theo đó mục đích của 2 loại kho này đều là giúp việc vận chuyển hàng hóa tới tay khách hàng được nhanh chóng hơn, giúp doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại và chi phí. Tuy nhiên, nhìn chung 2 hình thức kho này vẫn có một số điểm khác biệt. Cụ thể thì:
- Đối với kho hàng truyền thống: Duy trì lượng hàng cho đến khi có đơn hàng của khách. Các sản phẩm sau đó sẽ được chọn, đóng gói và chuyển đi. Khi các đơn hàng bổ sung được đưa đến kho, chúng được lưu trữ cho đến khi khách hàng được xác định.
- Đối với kho Cross Docking: Khách hàng được biết trước về sản phẩm đến kho và sản phẩm này không có nhu cầu để lưu trữ.
Ratraco Solutions cung cấp Dịch vụ cho thuê kho giá rẻ tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Đà Nẵng
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO chúng tôi bên cạnh việc triển khai đồng bộ Dịch vụ vận chuyển container lạnh tự hành đường sắt, vận chuyển container khô đi Trong nước và Quốc tế cũng đồng thời đẩy mạnh đưa vào hệ thống kho bãi, phương tiện thiết bị chuyên dụng giúp tối ưu chuỗi vận chuyển hàng hóa, mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng. Nhằm phục vụ hiệu quả cho quá trình tác nghiệp tại ga đường sắt, RATRACO kết nối với các đơn vị liên quan để đặt kho hàng tại các vị trí thuận tiện như tuyến Quốc tế (có kho hàng tại Ga Bằng Tường – Trung Quốc), tuyến Nội địa có Kho tại Ga Trảng Bom (Đồng Nai), Ga Sóng Thần, Ga Đông Anh, Ga Yên Viên, Ga Kép – Bắc Giang,…
Thông tin Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt từ Ga Kép – Bắc Giang
- Vận chuyển hàng hóa Liên vận Quốc tế trên tuyến Kép – Đồng Đăng – Bằng Tường – Nam Ninh và ngược lại: Mỗi ngày 2 chuyến hàng;
- Vận chuyển hàng hóa Nội địa trên tuyến Kép – Yên Viên – Đà Nẵng – Sóng Thần và ngược lại: Mỗi ngày 1 chuyến hàng;
- Dịch vụ vận chuyển hàng hóa khép kín Kho – Kho.
* Dịch vụ kho bãi, xếp dỡ:
- Cho thuê kho bãi;
- Bảo quản, lưu trữ hàng hóa;
- Giao nhận và xếp dỡ hàng hóa 24/24 bằng phương tiện chuyên dùng.
Ưu điểm kho bãi lưu giữ hàng hóa tại Ratraco
- Kho hàng, bến bãi tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Đà Nẵng với sức chứa và diện tích lớn, đáp ứng hiệu quả yêu cầu của khách hàng khi luân chuyển hàng hóa theo từng tuyến đường ngắn hoặc dài;
- Có trang thiết bị bảo vệ, bảo hộ lao động, phương tiện chữa cháy, cùng với đó là các phương tiện xếp dỡ hiện đại;
- Dịch vụ cho thuê kho giá rẻ phải chăng, tạo sự thuận tiện tối đa cho mọi đối tượng khách hàng;
- Trong và ngoài kho đều được lắp đặt hệ thống Camera, cam kết luôn có sự giám sát chặt chẽ ngày đêm của đội ngũ nhân viên, đảm bảo an ninh 24/7.
Lợi thế Dịch vụ vận tải hàng hóa đường sắt Ratraco Solutions
- Giá cước vận chuyển đường sắt ít biến động so với giá xăng dầu;
- Năng lực vận tải hàng lớn, có thể vận chuyển linh hoạt, đa dạng mặt hàng;
- Lịch trình tàu hàng đường sắt cố định, xuyên suốt và rõ ràng;
- Cơ sở hạ tầng đường sắt đầy đủ, trang thiết bị hỗ trợ vận tải container hiện đại;
- Đội ngũ nhân viên hùng hậu, giàu kinh nghiệm và tận tâm;
- Thời gian vận chuyển container khô/lạnh đường sắt nhanh chuẩn xác.
Các Dịch vụ kho Ratraco Solutions cung cấp
- Đại lý khai báo hải quan;
- Dịch vụ vận chuyển Container lạnh;
- Vận chuyển Container liên vận Quốc tế;
- Dịch vụ vận chuyển Container đường sắt Nội địa;
- Xếp dỡ, đóng gói, bảo quản, lưu kho hàng hóa;
- Dịch vụ vận chuyển bằng các toa xe chuyên dùng (P,NR).
Dịch vụ vận tải hỗ trợ đi kèm khi gửi hàng/thuê kho
- Hỗ trợ đóng gói, đóng kiện hàng;
- Miễn phí lưu kho (nếu thời gian lưu trữ hàng không quá dài ngày);
- Hỗ trợ bốc xếp hàng hóa tại kho bãi.
Những giải đáp trên đây về mô hình vận hành kho cross docking, mong rằng đã làm rõ khái niệm cross docking là gì, phân loại như thế nào, cross docking áp dụng hiệu quả đối với các mặt hàng/ngành hàng nào,…Từ đây, các đơn vị kinh doanh, các DN chuyên sản xuất, cung ứng hàng hóa, nguyên vật liệu nên lưu lại thông tin trên để phục vụ hiệu quả cho công việc lưu giữ và xử lý hàng hóa/sản phẩm của đơn vị mình. Và khi có nhu cầu thuê kho hàng và vận chuyển hàng hóa đi Trong nước/Quốc tế, liên hệ ngay với RatracoSolutions Logistics theo Hotline bên dưới, sẽ có nhân viên chuyên trách từng mảng kinh doanh tư vấn trực tiếp cho bạn.
Thông tin liên hệ Ratraco Solutions
Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ: 21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM
Hotline: 0965 131 131
Email: toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131
Trụ sở TPHCM:
- Địa chỉ: 21bis Hậu Giang, P.4, Q.Tân Bình, TPHCM
- Điện thoại : 0909 876 247 - 0901 411 247
Bình Dương:
- Địa chỉ: Ga Sóng Thần
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0909 876 247
Đồng Nai:
- Địa chỉ: Ga Trảng Bom
- Điện thoại : 0938 790 247 - 0909 876 247
Bình Định:
- Địa chỉ: Ga Diêu Trì
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0938 790 247
Đà Nẵng:
- Địa chỉ: Ga Đà Nẵng
- Điện thoại : 0909 199 247 - 0906 354 247
Nghệ An:
- Địa chỉ: Ga Vinh, Nghệ An
- Điện thoại : 0901 100 247 - 0902 486 247
Hà Nội:
- Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247
Trung Quốc:
- Địa chỉ: Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
- Điện thoại : 0909 949 247