Hoàn thuế xuất khẩu là gì? 3 phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu

Hoàn thuế xuất khẩu là một trong những thủ tục được quy định cụ thể trong nhiều văn bản luật hiện hành. Tùy thuộc vào từng trường hợp, tình huống cụ thể mà hàng hóa sẽ được hoàn lại thuế theo đúng quy định. Tuy nhiên nhiều cá nhân, Doanh nghiệp chưa hiểu hết khái niệm hoàn thuế xuất khẩu là gì? Cách tính thuế xuất nhập khẩu như thế nào chuẩn nhất? Trong bài viết này, RatracoSolutions Logistics chúng tôi giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc về hoàn thuế xuất khẩu, đồng thời nêu bật 3 phương pháp tính thuế, chỉ ra các trường hợp cụ thể sẽ được hoàn thuế để quý bạn đọc nắm rõ và hiểu đúng.

Khái niệm về hoàn thuế xuất khẩu

Hiện nay xuất nhập khẩu đang là ngành mũi nhọn của nước ta, nó đang phát tiển một cách mạnh mẽ đem đến nguồn lợi nhuận khổng lồ. Chính những điều đó mà cách tính thuế xuất nhập khẩu lại càng phải rõ ràng, phù hợp với từng đối tượng, mặt hàng.

Hoàn thuế xuất khẩu là gì? Thuế xuất khẩu hay nhập khẩu là những loại thuế gián thu được đánh vào các mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu ra khỏi biên giới Việt Nam. Theo đó, với những hàng hóa nằm trong danh mục chịu thuế sẽ phải đóng thuế theo quy định khi xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu nằm trong danh mục được hoàn thuế thì sẽ được hoàn trả lại khoản thuế đã nộp.

Thực chất, hoàn thuế xuất khẩu là trả lại tiền thuế cho đối tượng nộp thuế đối với hàng xuất khẩu đã nộp thuế nhưng sau đó có quyết định miễn giảm thuế theo quy định. Trường hợp được miễn giảm thuế và hoàn thuế được quy định theo pháp luật.

Hoàn thuế xuất khẩu là gì? 3 phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu
Hoàn thuế xuất khẩu được hiểu là hình thức trả lại tiền thuế cho đối tượng đã nộp thuế nhưng sau lại có quyết định, chính sách miễn giảm thuế.

Hiện nay, để giúp cá nhân, Công ty hay Doanh nghiệp nắm được thông tin về các trường hợp được hoàn thuế xuất khẩu theo quy định, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành văn bản Luật và Nghị định liên quan. Cụ thể, có thể nhắc đến hai văn bản pháp luật là:

  • Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 do Quốc hội ban hành ngày 06/04/2016 quy định cụ thể về luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Nghị định 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/09/2016 quy định chi tiết về một số điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Liệt kê 3 phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu chuẩn nhất

3 phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu là tổng hợp các phương pháp tính thuế được quy định trong luật, các thông tư liên quan bao gồm: phương pháp tính thuế đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm, phương pháp tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, Thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp.

1. Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm

Căn cứ vào hàng hóa là những mặt hàng nào mà áp dụng mức thuế suất theo tỷ lệ phần trăm tương ứng nhân với trị giá tính thuế được xác định bởi đơn giá và số lượng hàng hóa, cụ thể theo công thức:

Thuế xuất khẩu = Số lượng hàng hóa x Giá trị trên 1 đơn vị hàng hóa xuất khẩu x Thuế suất theo tỷ lệ % của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế

Trong đó:

  • Giá trị trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu là giá bán hàng hóa theo giá FOB – Free On Board, tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I) và phí vận tải (F);
  • Thuế suất theo tỷ lệ phần trăm của từng mặt hàng được quy định chi tiết tại Biểu thuế xuất khẩu (tham khảo tại Luật số 107/2016/QH13).

2. Phương pháp tính thuế tuyệt đối

Là phương pháp ấn định số tiền thuế phải nộp trên 1 đơn vị hàng hóa xuất khẩu tại thời điểm tính thuế, công thức tính thuế xuất khẩu được quy định như sau:

Thuế xuất khẩu = Số lượng hàng hóa x Thuế suất tuyệt đối phải nộp trên 1 đơn vị hàng hóa

3. Phương pháp tính thuế hỗn hợp

Là phương pháp áp dụng đồng thời phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối. Công thức tính thuế xuất khẩu phải nộp như sau:

Thuế xuất khẩu = Số thuế phải nộp theo phương pháp tính thuế theo tỷ lệ % + Số thuế phải nộp theo phương pháp tính thuế tuyệt đối
Hoàn thuế xuất khẩu là gì? 3 phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu
Các phương pháp tính thuế xuất khẩu được quy định rõ ràng, tùy thuộc vào từng Doanh nghiệp, điều kiện, loại hàng, nhóm hàng sẽ áp dụng cách tính phù hợp, chuẩn xác.

Cách tính thuế Tiêu thụ đặc biệt hàng Xuất nhập khẩu:

Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm”;

Số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = (Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu) x Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

Cách tính thuế GTGT hàng nhập khẩu:

Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.”

Như vậy:

Số tiền thuế GTGT phải nộp =  (Giá nhập  +  Thuế Nhập khẩu  + Thuế Tiêu thụ đặc biệt  + Thuế Bảo vệ môi trường ) X Thuế suất thuế GTGT

*** Lưu ý các trường hợp xảy ra khi thanh toán hàng xuất khẩu:

Tương tự như thương mại nội địa, hoạt động xuất khẩu cũng có các trường hợp thanh toán khác nhau bao gồm:

  • Trường hợp 1: Thu tiền trước, xuất khẩu sau;
  • Trường hợp 2: Xuất khẩu trước, thu tiền sau;
  • Trường hợp 3: Thu tiền trước 1 phần;
  • Trường hợp 4: Thu tiền tại thời điểm xuất khẩu.

Ví dụ:

Ngày 10/12/2021, Công ty A xuất khẩu lô hàng gồm 2 container đồng nguyên chất sang công ty B tại Trung Quốc và đã hoàn thành thủ tục xuất khẩu. Tổng giá trị hợp đồng xuất khẩu là 30.000 USD (tỷ giá mua chuyển khoản là 22.860). Xác định doanh thu và hạch toán kế toán cho lô hàng trên.

=> Trường hợp 1: Thu tiền trước, xuất khẩu sau:

Ngày 08/12/2021, Công ty B chuyển khoản thanh toán cho Công ty A số tiền là 30.000 USD, tỷ giá mua chuyển khoản tại ngày 08/12/2021 là 22.840

  • Ngày 08/12/2021, Công ty B thanh toán

Nợ 112: 685.200.000 (30.000 x 22.840) – Tỷ giá tại thời điểm nhận trước

Có 131: 685.200.000

  • Ngày 10/12/2021, Công ty A xuất khẩu

Nợ 131: 685.200.000 (30.000 x 22.840) – Tỷ giá tại thời điểm nhận trước

Có 511: 685.200.000

Đối với trường hợp này, khi nhận tiền và khi xuất khẩu đều sử dụng tỷ giá tại thời điểm nhận trước

=> Trường hợp 2: Xuất khẩu trước, thu tiền sau:

Ngày 15/12/2021, Công ty B chuyển khoản thanh toán cho Công ty A số tiền là 30.000 USD (tỷ giá mua chuyển khoản tại ngày 15/12/2021 là 22.900

  • Ngày 10/12/2021, Công ty A xuất khẩu

Nợ 131: 685.800.000 (30.000 x 22.860) – Tỷ giá tại thời điểm xuất khẩu

Có 511: 685.800.000

  • Ngày 15/12/2021, Công ty B chuyển khoản

Nợ 112: 687.000.000 – Tỷ giá ngày nhận được thanh toán

Có 131: 685.800.000 – Tỷ giá tại ngày xuất khẩu

Có 515: 1.200.000 – Lãi tỷ giá

=> Trường hợp 3: Thu tiền trước 1 phần

Ngày 08/12/2021, Công ty B thanh toán cho Công ty A số tiền là 15.000 USD (tỷ giá chuyển khoản tại ngày giao dịch là 22.840)

  • Ngày 08/12/2021, Công ty B thanh toán

Nợ 112: 342.600.000 (30.000 x 22.840) – Tỷ giá tại thời điểm nhận trước

Có 131: 342.600.000

  • Ngày 10/12/2021, công ty A xuất khẩu

Nợ 131: 342.600.000 (15.000 x 22.840) – Tỷ giá tại thời điểm nhận trước, chỉ tính cho phần doanh thu đã nhận trước

Có 511: 342.600.000

Nợ 131: 342.900.000 (15.000 x 22.860) – Tỷ giá tại thời điểm xuất khẩu, ghi nhận doanh thu còn lại được nhận

Có 511: 342.900.000

  • Ngày 15/12/2021, Công ty B thanh toán 15.000 USD còn lại

Nợ 112: 343.500.000 (15000 x 22.900) – Tỷ giá ngày nhận được thanh toán

Có 131: 342.900.000

Có 515: 600.000

=> Trường hợp 4: Thu tiền tại thời điểm xuất khẩu

  • Ngày 10/12/2021, Công ty A xuất khẩu, đồng thời Công ty B thanh toán cho Công ty A số tiền 30.000 USD

Nợ 131: 685.800.000

Có 511: 685.800.000

Nợ 112: 685.800.000

Có 131: 685.800.000.

>>Xem thêm: Các trường hợp miễn thuế nhập khẩu

Trường hợp nào được hoàn thuế xuất khẩu theo quy định?

Trong Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016 và Nghị định 134/2016/NĐ-CP đã quy định rõ ràng, chi tiết về các trường hợp được hoàn thuế xuất khẩu. Cụ thể:

Căn cứ vào Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016

Tại Điều 19, Chương IV của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016 đã nêu rõ các trường hợp được hoàn thuế. Dựa trên căn cứ đó, có thể xác định một số trường hợp được hoàn thuế như sau:

* Các trường hợp được hoàn thuế:

  • Những người đã nộp thuế xuất khẩu theo quy định, nhưng không có hàng hóa để xuất khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu ít hơn so với tiền thuế đã nộp. (1)
  • Những người đã nộp thuế xuất khẩu, nhưng hàng hóa xuất đi phải tái nhập thì sẽ được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu. (2)
  • Những người đã nộp thuế nhập khẩu, nhưng hàng hóa nhập về phải tái xuất thì họ sẽ được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu. (3)
  • Những người đã nộp thuế theo quy định cho hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh, nhưng đã đưa vào sản xuất hàng xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm.
  • Những người đã nộp thuế theo quy định đối với hàng hóa là máy móc, dụng cụ, thiết bị, phương tiện vận chuyển của tổ chức, cá nhân, được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.

* Những trường hợp hàng hóa thuộc mục (1), (2), (3) nêu trên được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công hoặc chế biến.

* Thủ tục hoàn thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về luật thuế.

Căn cứ vào Nghị định 134/2016/NĐ-CP

Dựa trên Điều 19, Chương IV của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Nghị định 134/2016/NĐ-CP cũng đã nêu rõ về các trường hợp được hoàn thuế theo định. Căn cứ vào Nghị định, có thể tổng hợp các trường hợp hàng hóa được hoàn thuế như sau:

* Hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nhưng phải tái nhập: Hàng hóa xuất khẩu đã được nộp thuế xuất khẩu, nhưng phải tái nhập thì sẽ được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu gồm:

  • Hàng hóa đã được xuất khẩu nhưng phải tái nhập (nhập khẩu trở lại) Việt Nam.
  • Hàng hóa do tổ chức, cá nhân ở Việt Nam xuất khẩu cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thông qua Dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế và dịch vụ bưu chính đã nộp thuế theo quy định nhưng không giao được hàng cho người nhận nên phải tái nhập.

Đối với trường hợp này, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực về hàng hóa tái nhập trên tờ khai hải quan; các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua hàng hóa đối với trường hợp có hợp đồng mua bán hàng hóa.

Hoàn thuế xuất khẩu là gì? 3 phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu
Sẽ có những trường hợp được áp dụng hoàn thuế nhập khẩu theo quy định mà các đơn vị, Doanh nghiệp cần nắm rõ để biết chính xác mặt hàng của mình có được miễn khoản này hay không.

* Hoàn thuế đối với hàng hóa là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất.

  • Những người nộp thuế có trách nhiệm tự kê khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tỷ lệ mức khấu hao, phân bổ giá trị của hàng hóa trong thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kế toán;
  • Đối với hàng tái xuất là hàng hóa nhập khẩu trước đây, người nộp thuế khi kê khai có trách nhiệm kê khai trung thực, chính xác gồm các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua hàng trên tờ khai hải quan;
  • Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra mọi nội dung khai báo trên tờ khai của người nộp thuế, ghi rõ kết quả kiểm tra để phục vụ cho việc giải quyết hoàn thuế.

* Hoàn thuế đối với trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng họ lại không có hàng để xuất khẩu hoặc số hàng xuất khẩu ít hơn so với số hàng xuất khẩu đã nộp thuế. Trong trường hợp có số tiền thuế tối thiểu sẽ không được hoàn thuế.

  • Những người đã nộp thuế xuất khẩu, nhưng không có hàng hóa để xuất khẩu hoặc xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa xuất khẩu đã nộp được hoàn thuế hoặc thuế xuất khẩu đã nộp tương ứng với hàng hóa thực tế xuất khẩu hoặc ít hơn.
  • Các trường hợp thuộc diện được hoàn thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu được quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37 của Nghị định 134/2016/NĐ-CP, có số tiền thuế được hoàn dưới 50.000 đồng Việt Nam theo tờ khai hải quan làm thủ tục hoàn thuế thì không được hoàn thuế.
  • Cơ quan hải quan không tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế và không hoàn trả số tiền thuế được hoàn theo quy định tại khoản này.

Có thể nói, tính thuế XNK cho mỗi lô hàng luôn là vấn đề đặc biệt quan trọng cho bất kỳ Doanh nghiệp xuất nhập khẩu nào hiện nay. Bởi thế cho nên, việc cập nhật đúng và đủ khái niệm hoàn thuế xuất khẩu là gì thực sự rất cần thiết. RatracoSolutions Logistics cũng chỉ rõ 3 phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu nhanh chuẩn xác nhất nên cũng tùy từng trường hợp, từng loại hàng, từng quy định cụ thể của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu mà sẽ chọn lựa 1 trong 3 cách tính như trên cho kết quả cuối cùng để thực hiện nộp thuế đúng luật. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về hoàn thuế, thuế giá trị gia tăng XNK, hoàn thuế nhập khẩu,…và các vấn đề khác, hãy tiếp tục theo dõi những tin bài chia sẻ tiếp theo của chúng tôi để có câu trả lời thỏa đáng nhất nhé!

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ