Tìm hiểu các trường hợp được miễn thuế nhập khẩu hiện nay

Trong quá trình thực hiện các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu thì có những đối tượng cần phải chịu thuế xuất, nhập khẩu theo quy định. Nhằm giảm bớt gánh nặng, cản trở do các khoản thuế gây ra cho doanh nghiệp cũng như thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh liên quan đến xuất nhập khẩu mà Nhà nước đã đặt ra các quy định pháp luật liên quan đến miễn giảm thuế nhập khẩu. Ratraco Solutions sẽ chỉ rõ các trường hợp được miễn thuế nhập khẩu mới nhất qua bài chia sẻ dưới đây để các đơn vị, Doanh nghiệp đang có kế hoạch nhập khẩu một lô hàng lớn nào đó vào thị trường Việt Nam tiện tham khảo, đối chiếu xem hàng của mình có thuộc danh sách được miễn thuế nhập hàng hay không.

Khái niệm miễn thuế nhập khẩu và các văn bản miễn giảm thuế

Miễn thuế nhập khẩu là gì?

Hiện nay, việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa diễn ra càng ngày càng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, việc xuất nhập khẩu còn có nhiều hạn chế về các phí và thuế xuất khẩu, nhập khẩu làm cho các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng e ngại. Vì vậy mà Nhà nước đã có những quy định để miễn giảm thuế cho các loại hàng hoá nhất định.

Miễn thuế nhập khẩu có thể được hiểu là việc Nhà nước sẽ không áp dụng nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu hoặc nhà nước cho phép đối tượng nộp thuế được giảm một khoản tiền thuế đáng ra phải nộp cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước về Việt Nam nếu đối tượng đó đáp ứng thỏa mãn được những điều kiện liên quan đến miễn giảm thuế nhập khẩu mà pháp luật quy định.

Việc miễn thuế nhằm thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nước như thực hiện khuyến khích kinh tế, khuyến khích đầu tư, trợ giúp các đối tượng đặc biệt, thực hiện các chính sách xã hội.

Tìm hiểu các trường hợp được miễn thuế nhập khẩu hiện nay
Hàng nhập khẩu miễn thuế là những mặt hàng thuộc vào danh sách không phải áp dụng nghĩa vụ nộp thuế theo quy định, chính sách này nhằm thực hiện một số mục tiêu kinh tế, xã hội của Nhà nước.

Các văn bản pháp luật  điều chỉnh về miễn giảm thuế nhập khẩu

  • Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016;
  • Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
  • Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một sô điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Xem thêm  Phân luồng hải quan là gì? Tầm quan trọng của phân luồng hải quan

>>Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu hàng hóa

Tìm hiểu về các trường hợp được miễn thuế nhập khẩu

Hiện nay, các trường hợp được miễn thuế nhập khẩu được quy định từ điều 5 đến điều 29 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, cụ thể gồm các đối tượng, trường hợp sau:

  • Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, bao gồm:

a) Máy móc, thiết bị; linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị;

b) Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án;

c) Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.

  • Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư thuộc danh Mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất;
  • Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được của dự án đầu tư để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất;
  • Phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế nhập khẩu khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan hải quan;
  • Sản phẩm đặt gia công ở nước ngoài khi nhập khẩu trở lại Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu đối với phần trị giá của nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công và phải chịu thuế đối với phần trị giá còn lại của sản phẩm theo mức thuế suất thuế nhập khẩu của sản phẩm gia công nhập khẩu;
  • Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí được miễn thuế nhập khẩu;
Xem thêm  Kích thước, trọng lượng hàng hóa tối đa khi vận chuyển quốc tế là bao nhiêu?
Tìm hiểu các trường hợp được miễn thuế nhập khẩu hiện nay
Sẽ có một số trường hợp quy định được miễn thuế nhập khẩu mà các chủ hàng, Doanh nghiệp kinh doanh hàng XNK cần nắm rõ để dự trù hợp lý ngân sách cho thủ tục hành chính.
  • Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được, cần thiết nhập khẩu để phục vụ trực tiếp cho hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp được miễn thuế nhập khẩu;
  • Hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ được miễn thuế nhập khẩu;
  • Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho giáo dục được miễn thuế nhập khẩu;
  • Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước được miễn thuế nhập khẩu;
  • Người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu (trừ giấy thông hành dùng cho việc xuất cảnh, nhập cảnh), do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp, có hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi được miễn thuế nhập khẩu cho từng lần nhập cảnh…

Thủ tục miễn thuế xuất nhập khẩu khi làm thủ tục hải quan

Dưới đây là các thủ tục miễn thuế được thực hiện tại Cơ quan hải quan theo quy định:

  • Bước 1: Người nộp thuế tự xác định, khai hàng hóa và số tiền thuế được miễn thuế (trừ việc kê khai số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công do bên thuế gia công cung cấp) trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục hải quan, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai báo.
  • Bước 2: Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, đối chiếu với các quy định hiện hành để thực hiện miễn thuế theo quy định. Trường hợp xác định hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng miễn thuế như khai báo thì thu thuế và xử phạt vi phạm (nếu có) theo quy định.
  • Bước 3: Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử tự động trừ lùi số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục miễn thuế.
Xem thêm  Handling Fee là gì? Handling Fee và THC Fee có gì khác, giống nhau?

Trường hợp thông báo Danh mục bằng giấy, Cơ quan hải quan thực hiện cập nhật và trừ lùi số lượng hàng hóa đã xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục miễn thuế.

Trường hợp nhập khẩu miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền, phải nhập khẩu làm nhiều chuyến để lắp ráp thành tổ hợp, thành dây chuyền hoàn chỉnh, không thể thực hiện trừ lùi theo số lượng hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu thì trong thời hạn 15 ngày kể từ khi kết thúc việc nhập khẩu lô hàng cuối cùng của mỗi tổ hợp, dây chuyền, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tổng hợp các tờ khai đã nhập khẩu và quyết toán với Cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

>>Xem thêm: Hợp đồng ngoại thương là gì?

Ratraco Solutions đã chia sẻ thông tin chi tiết về các trường hợp được miễn thuế nhập khẩu, các Tổ chức, Doanh nghiệp nào đang kinh doanh, phân phối hàng ngoại nhập về Việt Nam nên xem xét trước để biết chính xác loại hàng/nhóm hàng/ngành hàng của mình có được miễn giảm thuế hay không. Tất nhiên, chỉ với những mặt hàng thuộc phạm vi nêu trên thì mới xếp vào danh sách miễn thuế nhập khẩu, còn không thì vẫn phải tuân thủ quy định nộp thuế theo mức % tương ứng cho từng nhóm hàng như đã đề cập ở các bài trước. Hãy tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi để góp nhặt nhiều kiến thức hữu ích về chuyên ngành Logistics, kinh nghiệm xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa đi Trong nước/Quốc tế,…giúp đẩy nhanh tiến độ thông quan và phục vụ tốt hơn cho công việc của Doanh nghiệp mình nhé!

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ