Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Khi nền kinh tế mua bán hàng hóa ngày càng phát triển thì việc vận chuyển cũng được thực hiện bằng nhiều phương tiện khác nhau, trong đó có hình thức vận chuyển hàng hóa qua đường biển. Và hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường biển là một trong những loại hợp đồng được sử dụng phổ biến hiện nay. Thế nên trong bài chia sẻ kiến thức sau, Ratraco Solutions sẽ update nhanh mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và nêu bật lý do tại sao nên ký kết hợp đồng vận tải biển cũng như chỉ ra các thế mạnh nổi bật của Dịch vụ vận chuyển hàng hóa số lượng lớn nguyên container đường biển.

Qua đây, các chủ hàng cũng có thêm sự lựa chọn về một Đơn vị chuyển gửi hàng theo đường biển tốt hiệu quả nhất. Đặc biệt, Ratraco đang triển khai mạnh mẽ tuyến vận tải hàng nguyên chuyến Việt Nam – Đức, Hà Lan, các nước Châu Âu từ cảng – cảng với chi phí tiết kiệm, quý khách quan tâm nên tìm hiểu để được sử dụng dịch vụ hoàn hảo tốt nhất tại đây.

Tổng quan hoạt động vận tải hàng hóa bằng container đường biển hiện nay

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đang ngày càng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động kinh tế toàn cầu cũng như giao thương xuất nhập khẩu, góp phần thúc đẩy quá trình phân phối hàng hóa. Thời gian gần đây, số lượng tàu hàng cập cảng Việt Nam có dấu hiệu tăng lên đáng kể, đạt con số đáng ngưỡng mộ, chuyển hướng tích cực so với giai đoạn trước đó.

Nhu cầu vận chuyển hàng hóa đóng container trong khu vực Châu Á có thể tăng lên đáng kể trong vài năm tới do đó cán cân cung/cầu về tàu sẽ được cải thiện. Nhu cầu vận chuyển container xuyên Thái Bình Dương tiếp tục tăng. Đó là dấu hiệu đáng mừng cho giới kinh doanh hàng hải thế giới nói chung trong đó có các thành viên Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam.

Nhìn lại trong kinh doanh 2 năm qua ngành hàng hải thế giới trong đó có ngành hàng hải Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức gay gắt: như việc thực thi Bộ luật an ninh cảng biển và tàu biển quốc tế (ISPS) có hiệu lực thực hiện từ 1/7/2004 đòi hỏi các chủ tàu và các nhà kinh doanh hàng hải phải tăng cường đầu tư trang thiết bị, đào tạo và đào tạo lại sỹ quan, thuyền viên. Nó trở thành một gánh nặng về mặt tài chính đối với nhiều chủ tàu và nhà kinh doanh hàng hải Việt Nam.

Bên cạnh đó những biến động chính trị, xung đột sắc tộc, khủng bố quốc tế vẫn tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi làm cho cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài đẩy giá dầu lên mức rất cao và làm cho việc cung ứng dầu cho tàu ở nhiều cảng gặp khó khăn, làm cho giá thành vận tải tăng lên trong khi giá cước vận tải nội địa không tăng và giá cước vận chuyển container tuyến gần (FEEDER) tăng không đáng kể. Việt Nam hiện đang nằm trong “danh sách đen” của Tổ chức Hợp tác kiểm tra Nhà nước tại các cảng biển khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (Tokyo – MOU) do có tỷ lệ tàu bị lưu giữ cao và đứng thứ 09 trong số các quốc gia có tỷ lệ tàu bị lưu giữ cao nhất thế giới. Số tàu treo cờ Việt Nam bị lưu giữ năm 2004 là 38 tàu (so với 19 tàu năm 2002).

Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Hoạt động vận tải biển nói chung đang có tín hiệu tăng trưởng trở lại sau thời gian dài đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn của đại dịch Covid-19.

Theo ghi nhận, lượng hàng hóa thông qua các cảng ở khu vực TPHCM (khu vực có sản lượng hàng container chiếm tỷ trọng lớn nhất cả nước) đang ở mức giảm (-2,2%) nên khu vực Vũng Tàu và Hải Phòng mặc dù có mức tăng trưởng nhưng không quá cao (lần lượt +6,2% và 3,9%) đã phản ánh đúng mức độ tăng trưởng hàng container chậm qua cảng biển như đã nêu trên. Tại các cảng thuộc hệ thống Tân Cảng Sài Gòn, sản lượng hàng container thông qua trong 5 tháng đầu năm 2022 chỉ tăng trưởng 1,2% so với cùng kỳ 2021, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 5 tháng đầu năm của năm 2021 so với cùng kỳ của năm 2020 (sản lượng thông qua 5 tháng đầu năm 2021 tăng 11,8% so với cùng kỳ 2020).

Ngành hàng hải toàn cầu cũng còn đối mặt với nhiều thách thức khi Trung Quốc vẫn duy trì chính sách Zero-Covid, tình trạng tắc nghẽn tại cảng container lớn nhất thế giới (Trung Quốc) cần có thời gian để “giải tỏa”, các hãng tàu có thể sẽ duy trì việc bỏ cảng, giảm chuyến để giữ giá cước ở mức cao, duy trì lợi nhuận. Hơn thế nữa, cuộc xung đột Nga – Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, giá nhiên liệu tăng cao ảnh hưởng kinh tế toàn cầu khiến tất cả các nước đang đối mặt tình trạng lạm phát và suy giảm. Điều này sẽ rất khó để đưa ra dự báo về triển vọng của vận tải biển, song nhiều khả năng thị trường khai thác cảng và vận tải biển toàn cầu sẽ tiếp tục biến động và trì hoãn trong vài tháng tới. các doanh nghiệp Việt Nam đã có đơn đặt hàng đến hết năm, dự kiến lượng hàng xuất khẩu sẽ ổn định và tăng trưởng trong nửa cuối năm 2022.

Mẫu hợp đồng vận tải hàng hóa đường biển cập nhật mới nhất 2023

Loại hợp đồng vận tải biển này được sử dụng theo bản mẫu đúng chuẩn Nhà nước quy định, bao gồm:

  • Thông tin bắt buộc của chủ hàng và Công ty dịch vụ và đứng tên hợp đồng là cá nhân cần có giấy ủy quyền;
  • Thông tin về tên mặt hàng, chủng loại và khối lượng cần vận chuyển;
  • Địa điểm và thời gian giao nhận hàng cụ thể, chi tiết;
  • Phương tiện dùng trong quá trình chở hàng: loại tàu, tải trọng;
  • Kèm theo vài điều khoản khác (tùy vào điều khoản của một số đơn vị cung cấp dịch vụ).
Xem thêm  LOI là gì trong logistics, XNK? Đóng vai trò ra sao?

Nhiều Công ty sử dụng bản mẫu có sẵn hoặc thêm bớt vài điều kiện để thuận tiện việc hợp tác giữa các bên. Dưới đây là chi tiết mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển áp dụng mới nhất năm 2022:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày…tháng… năm…

HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Số:…./…

Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2020;

Căn cứ Luật Thương mại năm 2005;

Căn cứ Luật Giao thông đường thuỷ nội địa năm 2004 sửa đổi năm 2014;

Căn cứ Thông tư số 83/2014/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa;

Căn cứ các quy định liên quan khác;

Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên.

Hôm nay, ngày…tháng…năm…. tại địa chỉ ………………………………………

Chúng tôi gồm:

BÊN A (BÊN VẬN CHUYỂN):

Tên doanh nghiệp:……………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp/ Mã số thuế:……………………………………………………

Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/ mã số thuế): …………………………………………………………………….

Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: ………………………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính:…………………………………………………………………

Người đại diện theo pháp luật:………………………………………………………

Chức danh:………………………………………………………………………….

Số tài khoản: ……………………………………………………………………….

Tại Ngân hàng: …………………………………………………………………….

BÊN B (BÊN THUÊ VẬN CHUYỂN):

Tên doanh nghiệp:……………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp/ Mã số thuế:……………………………………………………

Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/ mã số thuế): …………………………………………………………………….

Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: ………………………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính:…………………………………………………………………

Người đại diện theo pháp luật:………………………………………………………

Chức danh:………………………………………………………………………….

Số tài khoản: ……………………………………………………………………….

Tại Ngân hàng: …………………………………………………………………….

Ông/ Bà:………………………………………..…Giới tính: ………………………

Sinh ngày:……………..Dân tộc:………………..Quốc tịch:………………………

CMND/CCCD số:…………………..Ngày cấp:………………Nơi cấp:……………………

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………

Địa chỉ hiện tại:………………………………………………………………………

Số điện thoại liên hệ:…………………………..…Email:…………………………

ĐIỀU 1: HÀNG HOÁ VẬN CHUYỂN

Bên B thuê bên A vận chuyển …………………………. với nội dung cụ thể sau:

Loại hàng hoá:………………………………………………………………………

Số lượng:…………………………………………………………………………..

Khối lượng:…………………………………………………………………………

Xuất xứ:…………………………………………………………………………….

Giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ (nếu cần):………………………………….

ĐIỀU 2: THÔNG TIN VỀ GIAO NHẬN CỦA BÊN B

1. Thời gian giao hàng: …giờ ngày…/…/…

2. Địa điểm giao hàng:………………………………………………………………

3. Người đại diện giao hàng của bên B:

Ông/ Bà:………………………………………..…Giới tính: ………………………

Sinh ngày:……………..Dân tộc:………………..Quốc tịch:………………………

CMND/CCCD số:…………………………………………………………………..

Ngày cấp:………………Nơi cấp:…………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………

Địa chỉ hiện tại:………………………………………………………………………

Số điện thoại liên hệ:…………………………..…Email:…………………………

4. Thời hạn nhận hàng là trước…giờ ngày…/…/…

5. Địa điểm nhận hàng:………………………………………………………………

6. Người đại diện nhận hàng của bên B:

Ông/ Bà:………………………………………..…Giới tính: ………………………

Sinh ngày:……………..Dân tộc:………………..Quốc tịch:………………………

CMND/CCCD số:…………………………………………………………………..

Ngày cấp:………………Nơi cấp:…………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………

Địa chỉ hiện tại:………………………………………………………………………

Số điện thoại liên hệ:…………………………..…Email:…………………………

ĐIỀU 3: PHƯƠNG THỨC VẬN CHUYỂN

1. Bên A gửi phương án và lộ trình vận chuyển tối ưu phù hợp nhất cho bên B trước …giờ ngày…/…/…

2. Hai bên nhất trí vận chuyển hàng hoá tại Điều 1 hợp đồng với nội dung cụ thể sau:

Vận chuyển bằng: đường thuỷ

Phương tiện vận chuyển:……………………………………………………………

Động cơ tổng công suất:…………….mã lực

Trọng tải (đối với phương tiện không có động cơ):………………………………

Sức chứa:………………………………………………………………………….

Số lượng phương tiện:………………………………………………………………

3. Bên A có trách nhiệm kỹ thuật cho phương tiện vận chuyển để đảm bảo quá trình vận chuyển trong thời gian từ ngày…/…/… đến ngày…/…/…

4. Nếu bên A đã đưa phương tiện vận chuyển đến địa điểm nhận hàng mà bên B chưa có hàng sau……phút thì bên B phải chứng nhận cho bên A mang phương tiện về và thanh toán chi phí cho bên A.

5. Nếu bên A đã đưa phương tiện vận chuyển đến địa điểm nhận hàng mà người đại diện bên B không có mặt trong… phút thì bên A có quyền nhờ UBND tại địa điểm nhận hàng xác nhận và yêu cầu bên B thanh toán chi phí cho bên A.

ĐIỀU 4: CHỨNG TỪ VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ:

1. Bên A có trách nhiệm yêu cầu bên B chuẩn bị hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hoá; thông tin, dữ liệu, sổ sách, chứng từ về khối lượng đang vận chuyển.

2. Bên A phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho phương tiện đi lại hợp lệ trên tuyến giao thông đó để vận tải số hàng hóa đã thỏa thuận như trên và chịu mọi hậu quả về giấy tờ pháp lý của phương tiện vận tải:

Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện nội thuỷ;

Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

Giấy phép lái tàu thuỷ;

……

ĐIỀU 5: THANH TOÁN

1. Bên A đồng ý vận chuyển hàng hoá cho bên B với giá ………VNĐ (Bằng chữ:…………………Việt Nam Đồng)

2. Chi phí phụ bên B phải thanh toán cho bên A là:

Chi phí điều tàu một số quãng đường không chở hàng là ….đồng/ km.

Cước qua phà là …………… đồng.

Chi phí chuyển tải là …………… đồng.

Phí tổn vật dụng che chắn hàng hoá là ………….. đồng.

Giá chênh lệch nhiên liệu tổng cộng là ………….. đồng.

Lệ phí bến đổ phương tiện là …………… đồng.

Cảng phí …………… đồng.

Hoa tiêu phí ………….. đồng.

3. Tổng số tiền bên B phải thanh toán cho bên A là ………VNĐ (Bằng chữ:…………………Việt Nam Đồng)

4. Nếu không có thoả thuận khác, bên B sẽ thanh toán cho bên A thành 02 làn:

Lần 1: Sau khi hợp đồng này có hiệu lực, bên B sẽ thanh toán trước cho bên A …% tổng chi phí;

Lần 2: Sau khi bên A bàn giao hàng hoá cho bên B theo đúng thoả thuận, bên B sẽ thanh toán cho bên A …% tổng chi phí còn lại.

5. Hình thức thanh toán: Tiền mặt/ Chuyển khoản

6. Tài khoản (nếu cần):

Chủ tài khoản:

Số tài khoản:

Tại Ngân hàng:

Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa đường biển quy định rõ trách nhiệm của Đơn vị vận chuyển và các điều khoản quan trọng liên quan tới quyền, nghĩa vụ của các bên.

ĐIỀU 6: ĐĂNG KÝ BẢO HIỂM

Sau khi thoả thuận, hai bên nhất trí đăng ký bảo hiểm như sau:

1. Bên A phụ trách chi phí mua bảo hiểm phương tiện vận chuyển với công ty bảo hiểm……………………..

2. Bên B phụ trách chi phí mua bảo hiểm hàng hoá với công ty bảo hiểm………….

ĐIỀU 7: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ BÊN A

Xem thêm  Tờ khai luồng xanh, luồng vàng là gì? Quy định như thế nào?

1. Quyền của bên bên A

Yêu cầu bên B cung cấp các thông tin cần thiết về hàng hoá để ghi vào giấy vận chuyển và có quyền kiểm tra tính xác thực của các thông tin đó;

Yêu cầu bên B thanh toán đủ cước phí vận tải và các chi phí phát sinh; yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại do vi phạm thoả thuận trong hợp đồng;

Từ chối vận tải nếu bên B không giao hàng hoá theo thoả thuận trong hợp đồng;

Lưu giữ hàng hoá trong trường hợp bên B không thanh toán đủ cước phí vận tải và chi phí phát sinh theo thoả thuận trong hợp đồng.

2. Nghĩa vụ của bên A:

Cung cấp phương tiện đúng loại, đúng địa điểm; bảo quản hàng hoá trong quá trình vận tải và giao hàng hoá cho bên B theo thoả thuận trong hợp đồng;

Bên B phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho phương tiện đi lại hợp lệ trên tuyến giao thông đó để vận tải số hàng hóa đã thỏa thuận như trên và chịu mọi hậu quả về giấy tờ pháp lý của phương tiện vận tải.

Thông báo cho bên B biết người đại diện giao nhận của bên A, thời gian phương tiện đến cảng, bến và thời gian phương tiện đã làm xong thủ tục vào cảng, bến trước…..ngày;

Dỡ hàng hoá trên phương tiện xuống và đặt đúng nơi bên B yêu cầu;

Bồi thường thiệt hại cho bên B do bên A làm mất mát toàn bộ hoặc một phần hàng hoá xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng quy định tại Điều…hợp đồng này;

ĐIỀU 8: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ BÊN B

1. Quyền của bên B:

Từ chối xếp hàng hoá lên phương tiện mà bên A đã bố trí nếu phương tiện không phù hợp để vận tải loại hàng hoá đã thoả thuận trong hợp đồng;

Yêu cầu bên A giao hàng hoá đúng địa điểm, thời gian đã thoả thuận trong hợp đồng;

Nhận và kiểm tra hàng hoá nhận được theo giấy vận chuyển

Yêu cầu bên A thanh toán chi phí phát sinh do giao hàng hoá chậm;

Yêu cầu bên A phải bồi thường thiệt hại nếu bên A làm mất mát toàn bộ hoặc một phần hàng hoá xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng quy định tại Điều…hợp đồng này;

2. Nghĩa vụ của bên B:

Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hợp pháp về hàng hoá trước khi giao hàng hoá cho bên A; giao hàng hoá cho bên A đúng địa điểm, thời gian và các nội dung khác ghi trong giấy gửi hàng hoá;

Thanh toán cước phí vận tải và chi phí phát sinh cho bên A;

Người đại diện bên B phải đến nhận hàng hoá đúng thời gian, địa điểm đã thoả thuận; phải xuất trình giấy vận chuyển và giấy tờ tuỳ thân cho bên A trước khi nhận hàng hoá.

ĐIỀU 9: MỨC PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN

1. Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng thì bên còn lại có các quyền yêu cầu bồi thường và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm.

2. Trường hợp hàng hóa mất mát do lỗi của bên A thì:

Nếu bên A làm mất mát một phần hàng hoá và bên B có thể bù đắp được thì bên A phải trả chi phí cho phần mất mát đó.

Nếu bên A làm mất mát hoàn toàn hàng hoá thì bên A có nghĩa vụ bồi thường theo giá trị đã khai trong giấy vận chuyển theo thoả thuận hai bên;

Hoặc theo mức do hai bên thỏa thuận.

3. Trường hợp một trong hai bên vi phạm nghĩa vụ thời gian giao nhận thì phải bồi thường cho bên còn lại …% giá trị hợp đồng.

4. Trường hợp một trong hai bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì phải bồi thường cho bên còn lại …% giá trị hợp đồng.

ĐIỀU 10: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong trường hợp pháp sinh tranh chấp, hai bên ưu tiên áp dụng giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng, hòa giải.

Nếu sau hòa giải, hai bên vẫn không thể thỏa thuận thì một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa vấn đề tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 11: HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN

Hợp đồng có hiệu lực bắt đầu từ thời điểm các bên ký kết.

Các bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản của hợp đồng.

Hợp đồng này gồm …. trang được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.

Hai bên đã cùng nhau đọc lại hợp đồng, thống nhất với nội dung trên và đồng ý ký tên./.

CHỮ KÝ CÁC BÊN

BÊN VẬN CHUYỂN
(Ký, ghi rõ họ tên)
BÊN THUÊ VẬN CHUYỂN
(Ký, ghi rõ họ tên)

>>Xem thêm: Giao thông vận tải đường biển nước ta

Tại sao cần có hợp đồng vận tải hàng hóa đường biển?

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hợp đồng kí kết giữa các bên liên quan bao gồm công ty cung cấp dịch vụ và chủ hàng thuê vận chuyển với văn bản có nội dung cam kết, thỏa thuận trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Theo đó, những người có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ đã nêu trong các điều khoản hợp đồng. Đơn vị tiến hành thu cước vận chuyển do khách hàng trả và chở hàng từ cảng nhận đến cảng trả hàng bằng tàu biển.

Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, đơn vị cung cấp dịch vụ hoặc khách hàng cần có hợp đồng giải quyết tranh chấp khi gặp phải vấn đề không may. Căn cứ vào nội dung đã kí kết, văn bản đem ra để phân định đúng sai, xóa bỏ mâu thuẫn giữa hai bên.

Một khi tranh chấp xảy ra, hợp đồng vận chuyển là văn bản hiệu lưc nhất, làm bằng chứng hữu hiệu trình trước cơ quan có thẩm quyền, nhằm giải quyết bất đồng phía Công ty và khách hàng về điều khoản đền bù tổn thất về hàng hóa. Vì vậy, chủ hàng nên cẩn trọng và xem xét kĩ hợp đồng trước lúc kí kết, tránh những xung đột về sau.

Có nên chọn Dịch vụ vận tải hàng hóa nguyên container đường biển Việt Nam – Châu Âu tại Ratraco Solutions không?

Quý Doanh nghiệp nên chọn Đơn vị vận chuyển container Ratraco Solutions vì các lợi ích thiết thực nhận lại như:

  • Có Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, quy định rõ trách nhiệm của Nhà vận chuyển;
  • Hỗ trợ tư vấn các giải pháp vận tải hàng hóa Việt Nam – Hà Lan, Đức,…một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất;
  • Có bảo hiểm hàng hóa khi chuyển hàng đường biển từ Cảng Việt Nam – Cảng biển Hà Lan, Đức, Châu Âu;
  • Năng lực vận tải biển lớn, nhận gửi đa dạng mặt hàng, gửi càng nhiều càng tiết kiệm cước phí;
  • Cam kết hàng hóa không bị đánh tráo, tháo seal, hư hỏng khi đến nơi;
  • Liên kết với các Đại lý Hãng tàu biển, Doanh nghiệp chuyên chở uy tín;
  • Các thủ tục giao nhận hàng nhanh đơn giản giúp chủ hàng tiết kiệm đáng kể thời giờ, công sức;
  • Hỗ trợ làm thủ tục hải quan, ủy thác xuất nhập khẩu nếu được khách hàng yêu cầu;
  • Luôn có giá cước cực tốt, lịch trình ổn định, ưu tiên giao hàng và khai thác hàng nhanh chóng từ hãng tàu, cảng, kho CFS,…;
  • Ứng dụng CNTT trong việc hỗ trợ khách hàng truy cập, tìm kiếm thông tin hàng hóa nhanh thuận tiện;
  • Kết hợp linh hoạt các loại hình vận tải để đáp ứng tiến độ và đảm bảo chất lượng hàng hóa;
  • Đội ngũ nhân viên của chúng tôi đều được đào tạo chuyên sâu, giàu kinh nghiệm;
  • Hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của khách về thời gian, giá cả, lịch tàu biển, thủ tục, vận đơn đường biển,…;
  • Cam kết bảo mật thông tin hàng hóa cũng như thông tin khách hàng cung cấp;
  • Chính sách bồi hoàn 100% giá trị hàng hóa nếu xảy ra mất mát/hư hỏng do lỗi vận chuyển…
Xem thêm  Thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô về Việt Nam cụ thể năm 2024

* Chúng tôi mong muốn đem lại cho Quý khách hàng dịch vụ tốt nhất bởi đây là mục tiêu và cũng là trách nhiệm của CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO.

Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Ratraco Solutions hội đủ các thế mạnh cần có của một Công ty vận tải container đường biển Nội địa và Quốc tế nên được nhiều Doanh nghiệp, Tập đoàn đánh giá cao về năng lực hoạt động.

Đối với việc vận chuyển hàng đi Đức, Hà Lan, các nước Châu Âu bằng đường biển, phương tiện container thường sử dụng là Container 20 feet, Container 40 feet, Container lạnh 20 feet và Container lạnh 40 feet. Ngoài ra còn sử dụng thêm các loại khác như Container flat rack, Container 40 feet,…luôn có lịch tàu chuyển hàng đi ổn định. Chi phí vận chuyển cạnh tranh ưu đãi giúp tiết kiệm chi phí tối đa cho Doanh nghiệp. Ratraco một trong số ít các đơn vị thường xuyên cập nhật lịch tàu mới với thông tin luôn chính xác. Cam kết hỗ trợ chứng từ nhanh nhất giúp khách hàng xử lý nhanh thuận lợi các vấn đề về mặt pháp lý.

Phương thức vận chuyển (FCL) đường biển từ Cảng – Cảng

  • Dịch vụ vận chuyển Door to Door (FCL): Khi khách hàng mua theo giá (EXW, FCA,..);
  • Dịch vụ vận chuyển (FCL) Port to Door: Khi khách hàng mua theo giá (FAS, FOB,..);
  • Dịch vụ vận chuyển (FCL) Port to Port: Khi khách hàng mua theo giá (FAS, FOB,..) và không yêu cầu dịch vụ hải quan và giao hàng nội địa.

Các chứng từ cần khi vận chuyển hàng Việt Nam – Hà Lan, Đức, các nước Châu Âu (xuất nhập 2 chiều)

* Chứng từ tại Việt Nam:

  • Invoice;
  • Packing List;
  • Sale contact hoặc P.O;
  • Tờ khai hải quan hàng xuất;
  • Airway bill hoặc Bill of lading;
  • Một số loại giấy tờ khác (Tùy mặt hàng): CO (Chứng chỉ xuất), Fumigation (Chứng chỉ hun trùng), Msds (Phân tích thành phần hàng hóa, ), giấy phép xuất khẩu….

* Chứng từ tại Hà Lan, Đức, các nước Châu Âu:

  • Invoice;
  • Packing List;
  • Sale contact hoặc P.O;
  • Tờ khai hải quan hàng nhập;
  • Airway bill hoặc Bill of lading;
  • Một số loại giấy tờ khác (Tùy mặt hàng): C.o (Chứng chỉ xuất), Fumigation (Chứng chỉ hun trùng), Msds (Phân tích thành phần hàng hóa), giấy phép nhập khẩu…

Cách thức vận tải hàng hóa đường biển tuyến Việt Nam – Đức, Hà Lan, Châu Âu

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng qua Hotline hoặc Email khi có nhu cầu chuyển hàng đi Hà Lan, Đức,…bằng container đường biển;
  • Bước 2: Phía đơn vị cung cấp dịch vụ Ratraco sẽ liên hệ với chủ hàng để trao đổi hàng hóa vận chuyển về một số thông tin cần thiết như tên, số lượng, khối lượng, thời gian và địa điểm vận chuyển, hợp đồng, giá cước phí chuyển hàng đi Hà Lan, Đức,…bằng đường biển và bảo hiểm hàng hóa;
  • Bước 3: Sau khi ký kết hợp đồng, chúng tôi sẽ điều động xe tới kho trung chuyển hàng về cảng hoặc khách hàng có thể tự chở hàng đến nơi quy định. Lúc này, hàng hóa sẽ được bốc dỡ, sắp xếp cẩn thận lên tàu và xuất phát đúng lịch hẹn. Vận chuyển đến nơi, đơn vị cung cấp dịch vụ chở hàng về kho của quý khách;
  • Bước 4: Khi hàng đến nơi, khách hàng sẽ tiến hành kiểm tra về tình trạng/hiện trạng hàng hóa lại một lần rồi thanh toán và giao nhận hàng để kết thúc “Hợp đồng vận tải hàng hóa đi cảng Hà Lan, Đức,…bằng đường biển” tại đây.

Trên đây là mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển áp dụng cho năm 2022, nếu Doanh nghiệp bạn cần cập nhật mới về các điều khoản quan trọng quy định rõ quyền và nghĩa vụ giữa người thuê vận chuyển cũng như đơn vị được thuê vận chuyển thì nhất định nên tham khảo qua để biết chính xác cần bổ sung những mục gì vào bản hợp đồng này nhé. Hoặc nếu chủ hàng chưa có nhiều kinh nghiệm về việc làm thủ tục giấy tờ, chứng từ, cách thức vận tải hàng hóa theo đường biển, phân vân đắn đo về giá cước phí giữa các Nhà vận chuyển trên thị trường,…Hãy tìm đến Công ty vận tải biển RatracoSolutions Logistics để được hỗ trợ hiệu quả trong mọi khâu, đơn giản hóa mọi quy trình chuyển gửi và nhất là được nhận báo giá dịch vụ trọn gói tốt nhất, nhiều ưu đãi nhất nhé!

Liên hệ Vận chuyển Container Liên Vận Quốc Tế : VN <-> Trung Quốc, EU, Nga

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

#HCM:

Mr Lưu Toàn: 0909 876 247

Ms Quyên: 0901 411 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Bình Dương:

Ms Quyên: 0901 411 247

Mr Lưu Toàn: 0909 876 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Đồng Nai:

Ms Hoa: 0938 790 247

Mr Lưu Toàn: 0909 876 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Bình Định:

Ms Quyên: 0901 411 247

Ms Hoa: 0938 790 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Đà Nẵng:

Mr Miền: 0909 199 247

Mr Ý: 0906 354 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Nghệ An

Ms Mỹ Linh: 0901 100 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Hà Nội

Ms Tâm: 0902 486 247

Ms Mỹ Linh:0901 100 247

#Trung Quốc

Ms Hưởng: 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ