Mã loại hình xuất nhập khẩu là gì? Gồm bao nhiêu loại?

Mã loại hình xuất nhập khẩu là một trong những thông tin bắt buộc cần có khi làm các tờ khai thuế hải quản xuất nhập khẩu hàng hóa. Thế nhưng lại có khá nhiều các loại mã khác nhau khiến người dùng không biết nên sử dụng loại mã nào cho hợp lý để thuận tiện trong việc lưu thông hàng hóa. Trong bài chia sẻ sau đây, RatracoSolutions Logistics sẽ cập nhật chi tiết bảng mã loại hình xuất nhập khẩu áp dụng phổ biến hiện nay. Bạn quan tâm nên tham khảo và lưu lại các mã loại hình xuất nhập khẩu mới nhất nhằm phục vụ hiệu quả cho công việc giao thương, làm thủ tục hải quan.

Mã loại hình xuất nhập khẩu là gì? Khi nào nên sử dụng các mã này?

Mã loại hình xuất nhập khẩu là gì?

Mã loại hình XNK là một chỉ tiêu quan trọng của Tờ khai hải quan, khi người khai hải quan khai sai chỉ tiêu này thì phải hủy tờ khai. Do đó, đây là một nội dung cần rất được quan tâm chú ý khi thực hiện việc kê khai hải quan. Tại Việt Nam, các quy định phân loại các tên mã loại hình xuất nhập khẩu vẫn còn gây không ít nhầm lẫn, thậm chí là rắc rối làm hiểu sai cho nhiều Cá nhân, Doanh nghiệp.

Khi nào nên sử dụng các mã loại hình xuất nhập khẩu?

Theo luật Hải quan, nghị định 08/2015/NĐ-Cp ngày 21/01/2015 của Chính phủ và Thông tư 39/2018/TT-BTC đã ban hành bảng mã loại hình và hướng dẫn sử dụng trên tờ khai hải quan. Thông thường, các lô hàng xuất nhập khẩu theo kinh doanh phổ biến mã loại hình A11 hay B11. Tuy nhiên có rất nhiều các loại mã khác nhau vì thế để xác định được loại hình xuất nhập khẩu, bạn cần xác định rõ:

  • Nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa;
  • Loại hình doanh nghiệp.

Để từ đó có thể xác định đúng mã loại hình xuất nhập khẩu phù hợp cho đơn vị mình khi khai báo hải quan trên phần mềm điện tử. Nhằm hạn chế các sai sót, tiết kiệm thời gian xuất nhập khẩu hàng hóa.

Tổng hợp các mã loại hình xuất nhập khẩu cập nhật mới nhất

Công ty vận chuyển container đường sắt RatracoSolutions Logistics liệt kê những mã loại hình xuất, nhập khẩu chính tại Việt Nam hiện nay gồm Xuất nhập kinh doanh, Xuất nhập gia công, Sản xuất xuất khẩu, Xuất nhập kho ngoại quan, Xuất nhập phi mậu dịch, Tạm nhập tái xuất – Tạm xuất tái nhập. Chi tiết từng mã loại hình xuất nhập khẩu mới nhất được quy định tại Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/05/2021 và 4032/TCHQ-GSQL ngày 16/08/2021. Cụ thể Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu như sau:

MÃ LOẠI HÌNH XUẤT KHẨU

TT Mã LH Khai kết hợp Tên Hướng dẫn sử dụng Ghi chú
1 B11 X Xuất kinh doanh Sử dụng trong trường hợp:a) doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả DNCX) thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc mua trong nước.

2 B12 Xuất sau khi đã tạm xuất Sử dụng trong trường hợp:a) Doanh nghiệp đã tạm xuất hàng hóa nhưng không tái nhập trở lại mà thay đổi mục đích sử dụng để bán, tặng hoặc dùng hàng hóa này với mục đích khác ở nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan, DNCX.

b) Hàng hóa đặt gia công ở nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan, DNCX nhưng không tái nhập trở lại mà thay đổi mục đích sử dụng để bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan, DNCX

Sử dụng trong trường hợp hàng hóa đã tạm xuất theo mã loại hình G61
3 B13 X Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu Sử dụng trong trường hợp:a) Xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu (chưa qua quá trình gia công, chế biến) ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài;

b) Hàng hóa thanh lý của doanh nghiệp chế xuất và máy móc, thiết bị được miễn thuế thanh lý theo hình thức bán ra nước ngoài hoặc bán vào DNCX;

c) Xuất khẩu nguyên liệu, vật tư dư thừa của hoạt động gia công, SXXK, chế xuất ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài;

Bổ sung tại Công văn 4032/TCHQ-GSQL:

  1. Trường hợp người xuất khẩu là người nhập khẩu ban đầu hoặc được người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu và hàng hóa đáp ứng điều kiện không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu thì sử dụng mã loại hình B13– xuất khẩu hàng đã nhập khẩu.

Lưu ý, khi khai tờ khai xuất khẩu tại chỉ tiêu “Phần ghi chú” trên tờ khai xuất khẩu điện tử hoặc ô “ghi chép khác” của tờ khai giấy phải khai chính xác, trung thực số tờ khai nhập khẩu của hàng hóa nhập khẩu trước đây và khai rõ “Hàng hóa thuộc đối tượng không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu theo quy định”.

  1. Trường hợp người xuất khẩu không có nhu cầu thực hiện thủ tục không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu hoặc người xuất khẩu không phải người nhập khẩu ban đầu, người được người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu theo quy định thì sử dụng mã loại hình B11- xuất kinh doanh.

Lưu ý, trường hợp người xuất khẩu không có nhu cầu thực hiện thủ tục không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu thì khi khai tờ khai xuất khẩu tại chỉ tiêu “Phần ghi chú” trên tờ khai xuất khẩu điện tử hoặc ô “ghi chép khác” của tờ khai giấy phải ghi rõ nội dung “Tờ khai này không sử dụng để thực hiện các thủ tục không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu”.

4 E42 X Xuất khẩu sản phẩm của DNCX Sử dụng trong trường hợp xuất khẩu sản phẩm của DNCX ra nước ngoài và xuất vào nội địa. Trường hợp xuất vào nội địa phải khai các chỉ tiêu thông tin về XNK tại chỗ như mã điểm đích vận chuyển bảo thuế và chỉ tiêu số quản lý nội bộ
5 E52 X Xuất sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài Sử dụng trong trường hợp:a) Xuất sản phẩm cho đối tác thuê gia công ở nước ngoài hoặc giao hàng theo chỉ định của bên đặt gia công;

b) Xuất khẩu sản phẩm gia công tự cung ứng nguyên liệu

c) Xuất trả sản phẩm gia công cho DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;

d) Xuất khẩu suất ăn của hãng hàng không nước ngoài cho tàu bay xuất cảnh.

Trường hợp xuất vào DNCX, khu phi thuế quan phải khai các chỉ tiêu thông tin về XNK tại chỗ như mã điểm đích vận chuyển bảo thuế và chỉ tiêu số quản lý nội bộ.
6 E54 X Xuất nguyên liệu gia công từ hợp đồng này sang hợp đồng khác Sử dụng trong trường hợp: Chuyển nguyên liệu, vật tư từ hợp đồng này sang hợp đồng khác, không bao gồm việc chuyển thiết bị, máy móc. Lưu ý:

– Thiết bị máy móc khai báo theo chế độ tạm, khi chuyển mục đích sử dụng G23;

– Trường hợp này phải khai các chỉ tiêu thông tin về XNK tại chỗ như mã điểm đích vận chuyển bảo thuế và chỉ tiêu số quản lý nội bộ.

7 E62 X Xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu Sử dụng trong trường hợp:a) Xuất sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu nhập khẩu ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan (bao gồm trường hợp xuất cho thương nhân nước ngoài và được chỉ định giao hàng tại Việt Nam)

b) Xuất khẩu suất ăn cho tàu bay của hãng hàng không Việt Nam

Trường hợp xuất vào nội địa phải khai các chỉ tiêu thông tin về XNK tại chỗ như mã điểm đích vận chuyển bảo thuế và chỉ tiêu số quản lý nội bộ.
8 E82 X Xuất nguyên liệu, vật tư thuê gia công ở nước ngoài Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam xuất nguyên liệu, vật tư thuê nước ngoài gia công hoặc thuê DNCX gia công;Trường hợp xuất khẩu máy móc, thiết bị theo dõi bằng chế độ tạm G61.
9 G21 X Tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất Sử dụng trong trường hợp tái xuất hàng đã tạm nhập theo loại hình kinh doanh TNTX mã G11 (bao gồm hoán đổi xăng dầu tái xuất). Doanh nghiệp tự xác định và khai thời hạn lưu giữ tại Việt Nam trên tờ khai hải quan. Trường hợp gia hạn phải thực hiện sửa đổi, bổ sung thông tin quản lý hàng TNTX.
10 G22 X Tái xuất máy móc, thiết bị đã tạm nhập để phục vụ dự án có thời hạn Sử dụng trong trường hợp hàng hóa là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân đã tạm nhập theo mã G12. Doanh nghiệp tự xác định và khai thời hạn lưu giữ tại Việt Nam trên tờ khai hải quan. Trường hợp gia hạn phải thực hiện sửa đổi, bổ sung thông tin quản lý hàng TNTX.
11 G23 X Tái xuất hàng tạm nhập miễn thuế Sử dụng trong trường hợp tái xuất hàng hóa đã tạm nhập sử dụng mã G13, A44.
12 G24 X Tái xuất khác Sử dụng trong các trường hợp tái xuất hàng hóa đã tạm nhập theo mã G14.
13 G61 X Tạm xuất hàng hóa Sử dụng trong trường hợp:a) Tạm xuất hàng hóa ra nước ngoài, vào khu phi thuế quan hoặc từ khu phi thuế quan ra nước ngoài theo chế độ tạm;

b) Tạm xuất hàng hóa của cá nhân được nhà nước Việt Nam cho miễn thuế;

c) Hàng hóa tạm xuất để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác;

d) Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm xuất để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ hoạt động đặt gia công nước ngoài;

đ) Hàng hóa tạm xuất để bảo hành, sửa chữa, thay thế;

e) Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm xuất để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

g) Thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm xuất để sản xuất, thi công công trình thực hiện dự án, thử nghiệm;

h) Tạm xuất hàng hóa khác.

14 C12 X Hàng hóa từ kho ngoại quan xuất đi nước ngoài Sử dụng trong trường hợp:– Hàng hóa đưa từ kho ngoại quan ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu phi thuế quan;

– Hàng hóa đưa từ kho ngoại quan này qua kho ngoại quan khác.

15 C22 X Hàng đưa ra khu phi thuế quan Sử dụng trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan (trừ doanh nghiệp chế xuất, kho ngoại quan) ra nước ngoài hoặc vào thị trường nội địa.
16 H21 X Xuất khẩu hàng khác Sử dụng trong trường hợp:a) Hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài;

b) Hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này;

c) Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân;

d) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại;

e) Hàng mẫu;

g) Hành lý cá nhân của người xuất cảnh gửi theo vận đơn, hàng hóa mang theo người xuất cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế;

h) Các hàng hóa khác chưa được định danh ở trên.

Mã loại hình xuất nhập khẩu là gì? Gồm bao nhiêu loại?
Khi xuất, nhập khẩu hàng hóa cần nắm rõ Bảng mã các loại hình XNK thì mới đảm bảo tránh sai xót khi kê khai hàng tại Cơ quan hải quan.

MÃ LOẠI HÌNH NHẬP KHẨU

TT Mã LH Khai kết hợp Tên Hướng dẫn sử dụng Ghi chú
1 A11 Nhập kinh doanh tiêu dùng Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh, tiêu dùng, bao gồm:a) Nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài;

b) Nhập khẩu hàng hóa từ khu phi thuế quan, DNCX;

c) Nhập khẩu tại chỗ.

Riêng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhập khẩu theo giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu sử dụng mã loại hình A41 để làm thủ tục nhập khẩu.
2 A12 Nhập kinh doanh sản xuất Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhập nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong nước (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư):a) Nhập khẩu từ nước ngoài;

b) Nhập khẩu từ khu phi thuế quan, DNCX;

c) Nhập khẩu tại chỗ (trừ GC, SXXK, DNCX và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan);

d) Nhập khẩu hàng hóa theo hình thức thuê mua tài chính.

3 A21 Chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp chuyển tiêu thụ nội địa có nguồn gốc từ tạm nhập khẩu. Trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa từ các nguồn khác sử dụng mã A42.
4 A31 Nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu Sử dụng trong trường hợp tái nhập hàng đã xuất khẩu của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của DNCX, xuất nguyên liệu đặt nước ngoài gia công (bao gồm: nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm), hàng hóa xuất khẩu khác theo loại hình H21 nhưng bị trả lại để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy.
5 A41 Nhập kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm DNCX), doanh nghiệp nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thực hiện nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu để bán trực tiếp tại Việt Nam (không qua sản xuất).
6 A42 Thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa từ các loại hình khác, trừ tạm nhập Sử dụng trong trường hợp:a) Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, ưu đãi thuế (bao gồm cả hạn ngạch thuế quan), sau đó thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, trừ hàng hóa tạm nhập tái xuất (bao gồm cả kinh doanh tạm nhập tái xuất).

b) Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa tại chỗ quá thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông quan tờ khai xuất khẩu tại chỗ, nhưng doanh nghiệp không thông báo cho cơ quan hải quan thông tin tờ khai hải quan nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục hải quan.

7 A43 X Nhập khẩu hàng hóa thuộc Chương trình ưu đãi thuế Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện ô tô theo Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp xe ô tô (Chương trình ưu đãi thuế); nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô giai đoạn năm 2020-2024 (gọi tắt là Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô) quy định tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ
8 A44 Tạm nhập hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp tạm nhập hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế.
9 E11 X Nhập nguyên liệu của DNCX từ nước ngoài Sử dụng trong trường hợp DNCX nhập nguyên liệu, vật tư từ nước ngoài để sản xuất, gia công.
10 E13 X Nhập hàng hóa khác vào DNCX Sử dụng trong trường hợp DNCX nhập khẩu từ nước ngoài, từ nội địa hoặc từ DNCX khác và thuê mua tài chính:a) Công cụ dụng cụ, hàng hóa tạo tài sản cố định, trừ trường hợp tạm nhập máy móc, thiết bị theo hình thức thuê mượn, hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo G12;

b) Hàng hóa khác chỉ sử dụng trong doanh nghiệp chế xuất (thuộc đối tượng không chịu thuế).

11 E15 Nhập nguyên liệu, vật tư của DNCX từ nội địa Sử dụng trong trường hợp DNCX nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công từ nội địa hoặc từ DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan khác.
12 E21 X Nhập nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài Sử dụng trong trường hợp:a) Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài hoặc DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan từ các nguồn: Nhập khẩu từ nước ngoài của bên đặt gia công; Nhập khẩu theo chỉ định của bên đặt gia công; Tự cung ứng từ nguồn nhập khẩu theo thỏa thuận với bên đặt gia công.

b) Nhập khẩu hàng hóa để cung ứng cho tàu bay của hãng hàng không nước ngoài xuất cảnh

13 E23 X Nhập nguyên liệu, vật tư gia công từ hợp đồng khác chuyển sang Sử dụng trong trường hợp nhận nguyên liệu, vật tư từ hợp đồng gia công khác chuyển sang theo thủ tục XNK tại chỗ.
14 E31 X Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu từ các nguồn:a) Từ nước ngoài;

b) Từ khu phi thuế quan, DNCX;

c) Nhập tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.

d) Nhập khẩu hàng hóa để cung ứng cho tàu bay của hãng hàng không Việt Nam xuất cảnh

Áp dụng đối với các trường hợp đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Trường hợp không đáp ứng, thì khai báo theo loại hình A12.
15 E33 X Nhập nguyên liệu, vật tư vào kho bảo thuế Sử dụng trong trường hợp nhập nguyên liệu, vật tư đưa vào kho bảo thuế để sản xuất hàng xuất khẩu.
16 E41 Nhập sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả DNCX) nhập lại sản phẩm sau khi gia công ở nước ngoài hoặc thuê DNCX gia công.
17 G11 Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất
18 G12 Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn Sử dụng trong trường hợp:a) Thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm;

b) Tàu biển, tàu bay tạm nhập – tái xuất để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam

19 G13 Tạm nhập miễn thuế Sử dụng trong trường hợp:a) Hàng hóa tạm nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác;

b) Máy móc, thiết bị tạm nhập để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm;

c) Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, gia công cho DNCX, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất;

c) Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài;

d) Hàng hóa tạm nhập để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam;

đ) Hàng hóa tạm nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế;

e) Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

g) Hàng hóa tái nhập hàng của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của DNCX, xuất khẩu hàng hóa khác bị trả lại để sửa chữa, tái chế sau đó tái xuất trả lại khách hàng hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc vào khu phi thuế quan.

h) Máy móc thiết bị chuyển từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác

Doanh nghiệp phải khai báo mã loại hình cùng với các mã miễn thuế hoặc không chịu thuế tùy thuộc vào các trường hợp nêu trên (tham khảo các Bảng mã tại www.customs.gov.vn)
20 G14 Tạm nhập khác Sử dụng trong trường hợp:a) Ô tô, xe máy tạm nhập của các tổ chức, cá nhân được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao;

b) Sử dụng trong các trường hợp tạm nhập khác chưa được chi tiết nêu tại G11, G12, G13.

21 G51 Tái nhập hàng hóa đã tạm xuất Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa đã tạm xuất (xuất theo chế độ tạm) bao gồm:a) Hàng hóa đã tạm xuất để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác;

b) Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp đã tạm xuất để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ hoạt động gia công ở nước ngoài;

c) Hàng hóa đã tạm xuất gửi đi bảo hành, sửa chữa;

d) Hàng hóa đã tạm xuất phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác (kệ, giá, thùng, lọ…);

đ) Hàng hóa đã tạm xuất của những cá nhân được nhà nước Việt Nam cho miễn thuế;

e) Hàng hóa đã tạm xuất là dụng cụ, nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh;

g) Hàng hóa đã tạm xuất là thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu để sản xuất, thi công công trình thực hiện dự án, thử nghiệm;

h) Tái nhập các hàng hóa đã tạm xuất khác.

22 C11 X Hàng nước ngoài gửi kho ngoại quan Sử dụng trong trường hợp hàng hóa từ nước ngoài gửi kho ngoại quan; hàng hóa đưa từ kho ngoại quan khác.
23 C21 X Hàng đưa vào khu phi thuế quan Sử dụng trong trường hợp hàng hóa từ nước ngoài đưa vào khu phi thuế quan, trừ hàng hóa đưa vào doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế.
24 H11 Hàng nhập khẩu khác Sử dụng trong trường hợp:a) Quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam;

b) Hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này (trừ ô tô, xe máy sử dụng mã G14);

c) Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân;

d) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại;

đ) Hàng mẫu;

e) Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn

g) Hàng hóa mang theo người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế;

h) Hàng hóa nhập khẩu của thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh tại chợ biên giới;

i) Các hàng hóa khác chưa được định danh ở trên.

>>Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu xe nâng

Quy định về việc xử phạt khi khai sai mã loại hình nhập khẩu

Nếu Doanh nghiệp phát hiện khai sai hồ sơ hải quan, dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, Doanh nghiệp cần lập tức khai hồ sơ bổ sung theo Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC và khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung:

Xử phạt hành chính

Căn cứ vào khoản 2 Điều 9 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đơn vị khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp tiền phạt với mức như sau:

Điều 9. Vi phạm quy định khai thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu

1. Các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu gồm:

a) Khai sai về lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ, trừ quy định tại khoản 8 Điều 11, điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định này;

b) Khai sai đối tượng không chịu thuế, đối tượng miễn thuế, hàng quản lý theo hạn ngạch thuế quan;

c) Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ miễn thuế, hồ sơ xét miễn, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hồ sơ xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa;

d) Vi phạm quy định về quản lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ kế toán, sổ kế toán, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không thuộc trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định này;

đ) Vi phạm quy định quản lý hàng hóa trong kho bảo thuế dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ, sổ sách kế toán, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định này;

e) Lập báo cáo quyết toán về lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất không đúng với thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công, sản phẩm xuất khẩu;

g) Khai báo hàng hóa nhập khẩu theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu nhưng không có cơ sở sản xuất hàng gia công, cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoặc không có máy móc, thiết bị thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu.

2. Phạt 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ thuế theo quy định pháp luật hải quan thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan;

b) Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra đối với hàng hóa đã được thông quan;

c) Quá thời hạn quy định khai bổ sung báo cáo quyết toán nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán.

3. Phạt 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với một trong các trường hợp sau:

a) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan;

b) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này bị phát hiện khi kiểm tra, thanh tra đối với hàng hóa đã thông quan;

c) Không khai bổ sung về trị giá hải quan theo quy định mà bị phát hiện khi kiểm tra, thanh tra đối với trường hợp hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan;

d) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà người khai hải quan tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ thuế sau khi có kết luận kiểm tra, thanh tra.

Vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản này mà cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính thì xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định này.

Mức tính thuế chậm nộp

Căn cứ vào khoản 66 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định thì công ty sẽ phải nộp số tiền chậm nộp thuế theo như công thức sau:

Điều 133. Tiền chậm nộp

1. Người nộp thuế nộp tiền chậm nộp trong các trường hợp

……b) Nộp bổ sung tiền thuế thiếu do khai sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn;……

4. Cách xác định số tiền chậm nộp

a) Số tiền chậm nộp = Mức tính số tiền chậm nộp x Số ngày chậm nộp tiền thuế x Số tiền thuế chậm nộp;

b) Mức tính số tiền chậm nộp là 0,03% /ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;

c) Số ngày chậm nộp tiền thuế được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong quyết định ấn định thuế và văn bản xử lý về thuế của cơ quan có thẩm quyền đến ngày liền kề trước ngày người nộp thuế hoặc cơ quan được ủy nhiệm thu, tổ chức tín dụng nộp số tiền thuế chậm nộp vào ngân sách nhà nước.

Thế mạnh của Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa bằng container đường sắt liên vận Quốc tế RatracoSolutions Logistics

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO chúng tôi cung cấp Dịch vụ vận tải, XNK hàng hóa bằng container đường sắt tuyến VN – Mông Cổ, Trung Quốc, Kazakhstan, Nga, Ý, Đức, Ba Lan, Hà Lan, Đức,…với các điểm mạnh nổi bật như:

  • Vận tải đường sắt Liên vận Quốc tế gồm nhiều bộ phận có sự liên kết chặt chẽ và ăn khớp với nhau;
  • Giá cước vận chuyển hàng hóa XNK luôn ổn định, cạnh tranh nhất thị trường;
  • Lịch tàu cố định, ít xê dịch giúp khách hàng chủ động khi gửi hàng XNK;
  • Năng lực vận chuyển hàng lớn, đa dạng và không hạn chế số lượng;
  • Tư vấn kĩ các thủ tục để khách hàng hiểu về Dịch vụ vận tải hàng XNK bằng đường sắt;
  • Phương tiện vận tải và cơ sở hạ tầng đường sắt mang tính chuyên dùng, riêng biệt;
  • Lô hàng XNK bằng container đường sắt an toàn, ít va chạm, ít chịu ảnh hưởng từ yếu tố thời tiết;
  • Container 20 feet, 40 feet, 45 feet,…đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng XNK số lượng lớn;
  • Chính sách bảo hiểm phù hợp với từng mặt hàng, loại hàng XNK;
  • Hợp đồng, biên nhận vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt đầy đủ, rõ ràng;
  • Hệ thống kho bãi rộng lớn tại 2 đầu Ga Bằng Tường (Trung Quốc) và Ga Yên Viên, Ga Đông Anh, Ga Sóng Thần (Việt Nam),…hỗ trợ bốc xếp, thích hợp nâng hạ kiện hàng;
  • Khai báo hải quan thuần thục, làm các chứng từ giao hàng nhanh cho người nhận;
  • Thủ tục hải quan thuân tiện, khai báo một lần từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc;
  • Cam kết giao lô hàng XNK còn nguyên đai nguyên kiện, không hư hại, thất thoát;
  • Bộ phận Sales sẽ tư vấn lịch trình, lợi ích, cước phí vận tải hàng xuất, nhập khẩu;
  • Đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, tận tâm tận lực, giải đáp thắc mắc của quý khách 24/7;
  • Dịch vụ Door to Door, hàng hóa được chuyển giao tận tay người nhận;
  • Chính sách bồi thường 100% giá trị hàng hóa thỏa đáng nếu bị thất thoát, hư hại do lỗi vận chuyển.
Mã loại hình xuất nhập khẩu là gì? Gồm bao nhiêu loại?
Công ty vận tải đường sắt Ratraco Solutions thực hiện việc xuất nhập khẩu với quy trình đóng hàng cẩn thận và chuyên nghiệp trong mọi khâu.

Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng container đường sắt RATRACO SOLUTIONS:

  • Bước 1: Khách hàng phát sinh nhu cầu và lựa chọn Đơn vị vận chuyển đường sắt Ratraco Solutions;
  • Bước 2: Khách hàng cung cấp thông tin lô hàng, nhận báo giá và tiến hành đàm phán giá cước vận chuyển với Ratraco;
  • Bước 3: Ký kết hợp đồng và khách hàng chuẩn bị hàng hóa, các giấy tờ liên quan để cung cấp cho Ratraco Solutions;
  • Bước 4: Ratraco Solutions kết hợp phương thức vận chuyển đường sắt + đường bộ vận chuyển hàng hóa theo nhu cầu của khách hàng đến tận kho;
  • Bước 5: Khách hàng kiểm tra hàng hóa và ký biên bản giao nhận giữa 2 bên;
  • Bước 6: Khách hàng tiến hành thanh toán cước vận chuyển cho Ratraco Solutions.

Với những kiến thức cơ bản về mã loại hình xuất nhập khẩu là gì cũng như các mã loại hình xuất nhập khẩu cập nhật mới nhất trên đây, các Cá nhân hoặc đơn vị kinh doanh nào chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc đang gặp phải một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình kê khai hải quan nên lưu lại thông tin hữu ích này. Theo đó, Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu này rất quan trọng bởi nếu sai xót sẽ phải hủy tờ khai và khai lại rất mất thời gian, công sức. Do đó, chỉ cần bạn ghi nhớ mã loại hình xuất nhập khẩu mới nhất trên thì việc làm thủ tục hải quan cũng mau chóng và hợp lệ. Và để được cung cấp Dịch vụ Logistics, XNK hàng hóa bằng container đường sắt giá rẻ, vui lòng liên hệ Hotline bên dưới của Ratraco Solutions.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ
Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ