Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì? Tìm hiểu từ A-Z

Trong bối cảnh toàn cầu hóa thương mại quốc tế, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ…Ratraco Solutions chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu thêm về khái niệm logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì, bản chất của quản lý chuỗi cung ứng là gì, quy trình của logistics và quản lý chuỗi cung ứng hàng hóa ra sao,…ngay sau đây.

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Logistics là quá trình lập kế hoạch, triển khai vận chuyển và lưu trữ hàng hiệu quả từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ. Là thành phần quan trọng trong một chuỗi cung ứng thành công, gồm nhiều hạng mục từ sản xuất và chế tạo đến phân phối, hoàn thiện và giao sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng. Mục tiêu của logistics là đáp ứng yêu cầu của khách hàng kịp thời và tiết kiệm chi phí.

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì? Tìm hiểu từ A-Z
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là quá trình điều phối, quản lý mạng lưới kết nối các doanh nghiệp trong cung cấp hàng hóa và dịch vụ đến tay người dùng.

Quản lý chuỗi cung ứng là gì? Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM) là quá trình quản lý luồng hàng hóa, dữ liệu và tài chính từ khi bắt đầu sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ cho đến khi chúng đến được tay người tiêu dùng. SCM bao gồm các hoạt động như tìm nguồn cung ứng, thiết kế, sản xuất, kho bãi, vận chuyển và phân phối. Mục tiêu của SCM là cải thiện hiệu quả, chất lượng, năng suất và sự hài lòng của khách hàng.

Xem thêm  Tìm hiểu các trường hợp được miễn thuế nhập khẩu hiện nay

Vậy tóm lại logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì? Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là quá trình điều phối, quản lý một mạng lưới kết nối của các doanh nghiệp trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Quá trình này bao gồm nhiều công đoạn, từ lưu trữ, vận chuyển nguyên vật liệu đến quản lý hàng tồn kho, sản xuất,…

Lý do học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Đơn vị vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt Ratraco Solutions với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng sẽ chỉ ra lý do mà các bạn sinh viên nên theo học chuyên ngành này (thậm chí là nên học lên cao):

Nguồn thu nhập cao

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành Logistics tại Việt Nam đang có mức lương trung bình mỗi nhân viên Logistics khoảng từ 350 – 500 USD/tháng. Trong khi đó, vị trí quản lý Logistics được thống kê có mức lương trung bình khoảng 3.000 đến 4.000 USD/tháng.

Nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực tăng trưởng mạnh 

Theo dự đoán của Bộ Lao động Hoa Kỳ, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng sẽ tăng trưởng 27% từ năm 2020 đến năm 2030, cao hơn mức trung bình của các lĩnh vực khác. Bởi nhu cầu vận tải hàng hoá, hành khách ngày càng tăng cao, đặc biệt là trong bối cảnh thương mại điện tử ngày càng bùng nổ.

Cơ hội việc làm rộng mở 

Cử nhân ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có thể làm việc trong nhiều ngành nghề khác nhau, từ sản xuất, thương mại, du lịch, vận chuyển,…Các vị trí công việc trong ngành Logistics rất đa dạng, từ công nhân vận hành kho bãi đến nhà quản lý chuỗi cung ứng cấp cao.

Cơ hội làm trong môi trường kinh doanh quốc tế

Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có liên hệ chặt chẽ với môi trường kinh doanh quốc tế. Khi tốt nghiệp ngành Logistics, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp cận với môi trường kinh doanh quốc tế, hiểu biết về các nền văn hoá khác nhau, đồng thời trau dồi khả năng ngoại ngữ.

Xem thêm  Container khô là gì? Chở những loại mặt hàng nào chủ yếu?

Dễ thực tập, dễ xin việc

Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Sự phát triển của thương mại điện tử, thương mại toàn cầu cùng sự hội nhập kinh tế thế giới đã tạo ra nhu cầu cao đối với nhân lực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

Nghề nghiệp đa dạng

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là một ngành rộng gồm nhiều lĩnh vực từ vận chuyển, giao nhận, phân phối, bán lẻ, thương mại quốc tế,…Do đó, sinh viên theo học ngành này có thể đảm đương được nhiều vị trí việc làm khác nhau, phù hợp với sở trường và khả năng của bản thân.

Học Logistics và quản lý chuỗi cung ứng ra làm gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, sinh viên có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc đa dạng trong các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ, logistics, vận tải,…Một số vị trí công việc phổ biến của ngành này:

  • Chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Manager);
  • Chuyên viên kho vận: Quản lý các hoạt động lưu kho, bốc xếp và xuất nhập hàng hóa trong kho;
  • Nhân viên thu mua: Đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán nguyên vật liệu, phụ tùng, thiết bị,…;
  • Nhân viên thanh toán quốc tế: Thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế;
  • Nhân viên vận tải: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát các hoạt động vận tải trong chuỗi cung ứng.
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì? Tìm hiểu từ A-Z
Học ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng hàng hóa sẽ có nhiều vị trí công việc phù hợp cho bạn trải nghiệm.

Ngoài ra, sinh viên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng cũng có thể làm việc trong các lĩnh vực khác như tư vấn, giảng dạy, nghiên cứu,…

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng học trường nào?

Các bạn sinh viên nếu muốn biết logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì hay quản lý chuỗi cung ứng là gì thì nên cân nhắc thi tuyển vào các trường nào?

Xem thêm  Hãng tàu ONE của nước nào? Có uy tín không?

Hiện tại, một số trường đại học đào tạo ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng uy tín tại Việt Nam có thể kể đến như Trường Quản Trị Chuỗi Cung Ứng PACE, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Thương mại, Đại học Mở Hà Nội.

Ngoài ra, còn có một số trường đại học đào tạo ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo hình thức liên kết đào tạo với các trường đại học nước ngoài, như Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Đại học FPT, Đại học Hoa Sen, Đại học Văn Lang, Đại học Kinh tế – Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh.

Quy trình Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Sau đây là quy trình logistics và quản lý chuỗi cung ứng, bạn cần biết:

Quy trình Logistics

Logistics thường sẽ tập trung vào quy trình vận chuyển và kho bãi:

  • Bước 1: Xác nhận đơn đặt hàng;
  • Bước 2: Vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác;
  • Bước 3: Lưu kho, phân loại hàng hóa;
  • Bước 4: Giao nhận hàng hóa;
  • Bước 5: Xử lý hàng tồn kho, vấn đề phát sinh trong quá trình giao hàng.
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì? Tìm hiểu từ A-Z
Quy trình logistics về cơ bản sẽ đơn giản hóa hơn so với quy trình quản lý chuỗi cung ứng hàng hóa.

Quy trình quản lý chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm nhiều khâu cần phối hợp chặt chẽ với nhau:

  • Bước 1: Lập kế hoạch sản xuất sản phẩm dựa trên nhu cầu khách hàng;
  • Bước 2: Chọn nhà cung cấp nguyên liệu thô cần cho sản phẩm;
  • Bước 3: Sản xuất sản phẩm dựa trên máy móc và người lao động của doanh nghiệp;
  • Bước 4: Phân phối, vận chuyển sản phẩm từ nơi này đến nơi khác;
  • Bước 5: Lưu kho để phân loại hàng hóa;
  • Bước 6: Giao nhận hàng hóa;
  • Bước 7: Xử lý hàng tồn kho, vấn đề phát sinh đơn hàng.

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì; quản lý chuỗi cung ứng là gì; lý do chính đáng nên theo học chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại các trường Đại học, Cao đẳng uy tín,…là những nội dung đã được chuyển tải bởi Ratraco Solutions. Nếu có nhu cầu booking Dịch vụ vận chuyển container đường sắt Nội địa và Quốc tế, liên hệ ngay với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ