Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, hàng mậu dịch và phi mậu dịch là các thuật ngữ thường gặp. Song không phải ai cũng hiểu đúng về mậu dịch, phi mậu dịch. Vậy nên, Ratraco Solutions chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc mậu dịch là gì? Hàng phi mậu dịch là gì? Hàng phi mậu dịch có được bán không? Nơi đăng ký tờ khai hàng mậu dịch và phi mậu dịch ở đâu?,…cho các doanh nghiệp chuyên làm hàng nhập khẩu mậu dịch, nhập khẩu hàng phi mậu dịch nắm rõ ngay sau đây.
Mậu dịch là gì? Hàng phi mậu dịch được bán hay không?
Khái niệm mậu dịch
Mậu dịch là gì? Mậu dịch là hàng hóa được kinh doanh do Nhà nước trực tiếp quản lý. Hàng hóa này được vận chuyển từ nơi này sang nơi khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác.
Hàng hóa mậu dịch nhập khẩu được xem là những loại hàng hóa có hợp đồng, có văn bản ký kết đàng hoàng. Số lượng mậu dịch hàng hóa trong 1 năm không giới hạn và còn được là loại hàng hóa có hạn ngạch.
Trong quá trình nhập khẩu hàng hóa mậu dịch, người mua hoặc người bán cần cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ, thủ tục cũng như nộp đầy đủ thuế xuất khẩu kèm theo thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Hàng phi mậu dịch được bán không?
Hàng phi mậu dịch có được bán không? Hàng hóa phi mậu dịch là mặt hàng được tặng, cho, biếu,…không có hóa đơn và KHÔNG ĐƯỢC PHÉP mua bán lại. Nếu bán thì phải hạch toán doanh thu, thuế đầu ra và lúc quyết toán Thuế, Cơ quan thuế truy thu 25%/doanh thu của lô hàng phi mậu dịch đã xuất bán, giá vốn không được tính vào chi phí hợp lý.
Theo điều 6 của Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020 thì có quy định như sau:
“Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên. Quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm.
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người.
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
g) Kinh doanh pháo nổ.
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.”
Vậy, hàng phi mậu dịch là gì? Hàng phi mậu dịch là danh từ chung để ám chỉ các mặt hàng nhập khẩu không nhằm mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, theo luật thì không có bất kỳ quy định nào cấm bán hàng phi mậu dịch cả. Song khi bán hàng phi mậu dịch sẽ được xếp vào mục thanh lý tài sản.
Hàng phi mậu dịch có phải kiểm tra chuyên ngành không?
Theo Khoản 7, Điều 3, Nghị định số 132/2012/NĐ-CP (sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định số 132/2022/NĐ-CP), thủ tục kiểm tra chất lượng nhà nước được miễn áp dụng đối với “các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh (loại hình phi mậu dịch) theo quyết định của Bộ trưởng bộ quản lý ngành, lĩnh vực”.
Ngày 14/11/2022 Bộ Tài chính có công văn số 11827/BTC-TCHQ gửi một số Bộ chủ quản về việc triển khai quy định miễn KTCL đối với hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích kinh doanh tại Nghị định số 13/2022/NĐ-CP.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của Ratraco Solutions, tới thời điểm này vẫn chưa có Bộ nào ban hành Quyết định về danh mục các loại hàng hóa không nhằm mục đích kinh doanh (loại hình phi mậu dịch) được miễn kiểm tra chuyên ngành. Nghĩa là, hàng phi mậu dịch vẫn phải làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành như hàng hóa thông thường (cho tới khi có các danh mục được miễn kiểm tra Nhà nước).
Song có một trường hợp đặc biệt mà hàng phi mậu dịch được miễn thủ tục kiểm tra chuyên ngành (theo Công ước quốc tế về hài hòa và đơn giản thủ tục HQ) khi có giá trị từ 1.000.000 VNĐ trở xuống. Để được miễn thủ tục kiểm tra nhà nước, bạn cần cung cấp bằng chứng về giá sản phẩm để mở tờ khai giá trị nhỏ (tờ khai MIC) cho lô hàng.
Khi làm thủ tục nhập hàng phi mậu dịch cần lưu ý gì?
Đơn vị vận chuyển hàng bằng container Ratraco Solutions sẽ liệt kê vài lưu ý khi làm thủ tục nhập hàng phi mậu dịch mà doanh nghiệp, chủ hàng cần biết:
- Tất cả hồ sơ điều bị tham vấn giá;
- Đối với cá nhân làm việc và công tác tại Việt Nam thì cần có hợp đồng lao động phải có trong bộ chứng từ;
- Đối với cá nhân mang tài sản trở về nước sau khi học và làm việc xong phải xuất trình visa;
- Cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ cần thiết theo hướng dẫn làm thủ tục hải quan để tránh mất nhiều thời gian;
- Một số loại hàng đã qua sử dụng vẫn có thể được nhập theo hình thức phi mậu dịch cá nhân và hàng hóa này thuộc loại hình tài sản di chuyển.
Địa điểm đăng ký tờ khai hải quan cho hàng mậu dịch, phi mậu dịch ở đâu?
Tìm hiểu về định nghĩa mậu dịch là gì, hàng phi mậu dịch có được bán không?…cũng không thể bỏ qua thông tin địa điểm đăng ký tờ khai hải quan cho hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch.
Tờ khai hải quan hay tờ khai xuất nhập khẩu là một tài liệu quan trọng mà chủ hàng hoá cần điền thông tin chi tiết về lô hàng như số lượng, tên từng loại hàng hóa và các chi tiết khác liên quan. Đây là văn bản bắt buộc cần phải có khi thực hiện việc xuất nhập khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc vào Việt Nam. Nếu không có tờ khai HQ hoặc nếu thông tin trên tờ khai không chính xác, quá trình XNK có thể gặp nhiều khó khăn.
Theo quy định của Điều 19 trong Thông tư 38/2015/TT/BTC, địa điểm đăng ký tờ khai hải quan cho hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch được quy định cụ thể:
1. Với hàng xuất khẩu, cá nhân/tổ chức có thể đăng ký tờ khai tại một trong ba địa điểm sau:
- Chi cục Hải quan tại địa phương nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu;
- Chi cục Hải quan tại địa phương doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi sản xuất;
- Chi cục Hải quan tại địa điểm cửa khẩu xuất hàng.
2. Với hàng nhập khẩu, cá nhân/tổ chức có thể đăng ký tờ khai tại một trong hai địa điểm:
- Chi cục Hải quan tại địa phương ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi hàng hóa được chuyển đến;
- Trụ sở của Chi cục Hải quan tại cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích được ghi trên vận tải đơn hoặc hợp đồng vận chuyển.
3. Với các loại hình cụ thể của hàng hóa xuất nhập khẩu, địa điểm đăng ký tờ khai được áp dụng theo quy định của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
RatracoSolutions Logistics đã làm rõ các thuật ngữ liên quan như mậu dịch là gì, hàng phi mậu dịch là gì,…Đồng thời, qua đây, các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về nước cũng biết được mặt hàng phi mậu dịch có được bán không. Hãy tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi để nắm rõ nhiều kiến thức nghiệp vụ liên quan tới hoạt động XNK – Logistics.