Trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa đi xa dù là bằng phương thức nào đi chăng nữa thì việc chuẩn bị sẵn sàng các loại hóa đơn, các chứng từ xác minh hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để thực hiện việc khai báo với hải quan thực sự rất quan trọng và cần thiết mà bất cứ chủ hàng hay phía đơn vị dịch vụ hỗ trợ vận tải nào đều phải biết.
Chính bởi nếu một khi vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn chứng từ sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc thông quan từ đó làm gián đoạn, trì trệ lộ trình giao nhận hàng đã định sẵn như kế hoạch trước đó. Thậm chí, cá nhân doanh nghiệp còn phải chịu một mức phí chịu phạt đáng kể tùy theo mức độ vi phạm khác nhau. Để biết thêm chi tiết, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết “liệt kê các mức phạt chi tiết theo quy định hiện hành khi vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn” mà Ratraco Solutions đã góp nhặt tổng hợp bên dưới đây nhé.
Vận chuyển hàng hóa trên đường là gì?
Vận chuyển hàng hóa (giao nhận hàng hóa) là một hoạt động chỉ sự di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng. Việc làm này thường gắn liền với các dịch vụ vận chuyển hàng hóa có sự thỏa thuận, ký kết hợp đồng vận chuyển giữa bên nhận và bên gửi hàng. Theo đó, hàng hóa của bên gửi sẽ được vận chuyển bằng nhiều hình thức, nhiều phương tiện khác nhau tùy theo kích thước, khối lượng và loại hàng hóa đó như thế nào.
Tuy nhiên, để phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi buôn lậu cũng như việc vận chuyển hàng hóa trái phép thì hàng hóa khi thực hiện vận chuyển đi xa rất cần phải có chứng từ hợp pháp, có hóa đơn chứng minh cụ thể về nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Khi vận chuyển hàng hóa, việc bạn cần phải làm là luôn tuân thủ đúng theo pháp luật về việc vận chuyển hàng hóa như không được chở hàng hóa cồng kềnh; hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng; chằng buộc chắc chắn; không để rơi vãi dọc đường; không kéo lê hàng hóa trên mặt đường và không cản trở việc điều khiển xe,…
Có bắt buộc phải có hóa đơn khi vận chuyển hàng hóa không?
Thông tư 39/2014/TT-BTC có hướng dẫn về việc tao, lập hóa đơn của tổ chức, cá nhân kinh doanh khi bán hàng hóa, dịch vụ, theo đó, khi bán hàng hóa, bên bán phải lập và giao hóa đơn cho bên mua đối với hàng hóa có giá trị từ 200.000 đồng trở lên và hàng hóa có giá trị dưới 200.000 đồng khi bên mua có yêu cầu lập và giao hóa đơn. Dựa trên quy định này có thể thấy, khi vận chuyển hàng hóa trên đường đối với những trường hợp nêu trên thì bắt buộc phải có hóa đơn đi kèm.
Nếu hàng hóa vận chuyển trên đường mà không có hóa đơn, hợp đồng vận chuyển, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện sẽ bị xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật đề ra.
* Lưu ý: Đối với những loại hàng hóa có giá trị dưới 200.000 đồng thì phải có bảng kê bán lẻ hàng hóa. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh sẽ tiến hành lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng, trong đó có ghi thông tin về số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định.
Mức phạt được quy định khi vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn chứng từ
Theo quy định tại khoản 5 Điều 44 Nghị định 109/2013/NĐ-CP, hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm, ngoài xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Nghị định này, người nộp thuế còn bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Dưới đây là những mức phạt tương ứng khi vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, bạn cần ghi nhớ:
1. Xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
Nếu trường hợp vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn thì một trong các hành vi cụ thể như sau sẽ bị xử phạt theo đúng quy định, bao gồm:
- Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa thì bị phạt tiền từ 4.000.000 triệu đồng – 8.000.000 triệu đồng (theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 49/2016/NĐ-CP)
- Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định thì bị phạt tiền từ 10.000.000 triệu đồng – 20.000.000 triệu đồng. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua. (theo điểm b khoản 4 Điều 38 Nghị định 109/2013/NĐ-CP).
Xem thêm
2. Xử phạt về hành vi trốn thuế
Đối với các hành vi trốn thuế, việc xử phạt cũng được quy định cụ thể tại Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC. Theo đó, nếu người nộp thuế có hành vi không xuất trình hóa đơn khi bán hàng hóa rõ ràng sẽ bị xử phạt vi phạm cụ thể như sau:
Một là, hình thức xử phạt chính:
- Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu (trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này) hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên;
- Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: Vi phạm lần đầu, có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai, có một tình tiết giảm nhẹ;
- Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: Vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba và có một tình tiết giảm nhẹ;
- Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: Vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ;
- Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: Vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ tư trở đi.
Hai là, hình thức xử phạt bổ sung:
Ngoài hình thức phạt tiền, người có hành vi vi phạm còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách Nhà nước. Số tiền thuế trốn, gian lận là số tiền thuế phải nộp theo đúng quy định của pháp luật mà người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xác định trong biên bản, kết luận kiểm tra, thanh tra.
Trên đây là tất tần tật những hình thức vi phạm khi vận chuyển hàng hóa không mang theo hóa đơn, chứng từ quan trọng cần thiết, cùng với đó là các mức phí xử phạt tương ứng theo đúng quy định đề ra. Theo đó, nếu cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân nào đang chuẩn bị tiến hành kế hoạch luân chuyển hàng hóa từ Nam ra Bắc và ngược lại thì nên lưu lại bài viết này để có phương án chuẩn bị đầy đủ trước mọi giấy tờ hàng theo yêu cầu.
Trong trường hợp quý khách hàng vẫn còn chưa hiểu về các loại chứng từ, hóa đơn nào cần kiểm kê, xuất trình kiểm tra để không phải nộp phạt “oan” thì hãy liên hệ với phía cung cấp dịch vụ vận chuyển trọn gói uy tín của Ratraco Solutions ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ tận tình. Chúng tôi cam kết vận tải hàng từ Nam chí Bắc chuyên nghiệp với chi phí cực rẻ, đồng thời còn hỗ trợ kiểm kê giấy tờ đầy đủ cho quý khách, đảm bảo kiện hàng của bạn luôn “cập bến” an toàn nhanh chóng và không có bất cứ vướng mắc nào xảy ra. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại và email bên dưới.
Thông tin liên hệ Ratraco Solutions
Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ: 21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM
Hotline: 0965 131 131
Email: toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131
Trụ sở TPHCM:
- Địa chỉ: 21bis Hậu Giang, P.4, Q.Tân Bình, TPHCM
- Điện thoại : 0909 876 247 - 0901 411 247
Bình Dương:
- Địa chỉ: Ga Sóng Thần
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0909 876 247
Đồng Nai:
- Địa chỉ: Ga Trảng Bom
- Điện thoại : 0938 790 247 - 0909 876 247
Bình Định:
- Địa chỉ: Ga Diêu Trì
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0938 790 247
Đà Nẵng:
- Địa chỉ: Ga Đà Nẵng
- Điện thoại : 0909 199 247 - 0906 354 247
Nghệ An:
- Địa chỉ: Ga Vinh, Nghệ An
- Điện thoại : 0901 100 247 - 0902 486 247
Hà Nội:
- Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247
Trung Quốc:
- Địa chỉ: Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
- Điện thoại : 0909 949 247