Partial Shipment là gì? Được quy định như thế nào?

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Partial Shipment là thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng phổ biến. Song không phải ai cũng hiểu hết vai trò, thủ tục liên quan và các điều khoản đi kèm của hình thức này ra sao. Do đó, Ratraco Solutions chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc bạn đọc quan tâm như Partial Shipment là gì kèm ví dụ thực tế. Song song đó là những quy định về thời gian, địa điểm giao hàng,…mà các bên cần hiểu đúng vấn đề.

Partial Shipment nghĩa là gì? Ví dụ thực tế?

Khái niệm Partial Shipment

Partial shipment là gì? Partial shipment hay giao hàng từng phần. Là thuật ngữ dùng trong lĩnh vực logistics và giao nhận hàng. Tức là chia nhỏ một lô hàng hoặc đơn hàng lớn thành các phần nhỏ hơn để vận chuyển và giao nhận một phần của lô hàng trước, thay vì đợi đến khi toàn bộ lô hàng hoàn thành.

Partial Shipment là gì? Được quy định như thế nào?
Partial Shipment là giao hàng từng phần trong ngành XNK, là hình thức giao hàng theo lô trong hợp đồng mua bán ngoại thương mà không phải việc giao hàng chỉ tiến hành trong một lần.

Các thủ tục cần lưu ý trước khi thực hiện phương pháp giao hàng từng phần:

  • Các lãnh đạo của Cục hải quan thực hiện dựa vào mức độ kiểm tra hệ thống quản lý báo rủi ro trong quá trình đăng ký giấy tờ hải quan, hình thức, mức độ kiểm tra đối với từng lần sản xuất sao cho phù hợp.
  • Người trực tiếp thực hiện hải quan cần phải thực hiện đủ các giấy tờ quy định được đề ra với loại hình xuất nhập khẩu.
Xem thêm  Trị giá hải quan là gì? Được tính như thế nào?

Ngoài cách giao hàng từng phần (partial shipment), bạn cũng có thể tìm hiểu về các phương thức giao hàng khác như sau:

  • Giao hàng theo hình thức chuyển tải (transhipment);
  • Tàu đi thẳng (direct hoặc straight);
  • Giao hàng theo hình thức nguyên cont (FCL);
  • Giao hàng theo hình thức LCL (Less than Container Load).

Ví dụ về Partial Shipment

* Ví dụ về giao hàng từng phần Partial Shipment trong hợp đồng ngoại thương:

Bên A giao cho bên B khoảng 1.500 tấn hàng. Bên A yêu cầu bên B tiến hành hoàn tất sản xuất và giao hàng trong vòng 3 tháng đối với đơn hàng này. Song do hạn chế về năng lực nên mỗi tháng bên B chỉ sản xuất được tối đa khoảng 450 tấn hàng hóa.

Vì vậy, Bên B thuyết phục Bên A cho phép giao hàng từng phần và kéo dài thời gian giao hàng. Cụ thể, hai bên thống nhất bên B sẽ giao 1.600 tấn hàng cho bên A trong vòng 4 tháng, đều đặn trước ngày 15 mỗi tháng. Bên B cần giao tối thiểu 400 tấn hàng cho bên A cho đến khi đủ số lượng đặt hàng yêu cầu.

Điều khoản giao hàng Partial Shipment cần biết

Đối với hai bên khi tham gia vào các hoạt động giao hàng thì nên thực hiện thỏa thuận các nội dung dưới đây:

Điều khoản về thời gian giao hàng

Khuyến nghị hai bên không nên ràng buộc chặt chẽ về ngày nhận và ngày giao cụ thể.

* Ví dụ: Bên bán không nên cam kết một ngày nhận hàng nhất định (vào ngày 16/02/20**). Việc này có thể tạo ra rủi ro, ví dụ như bên bán không kịp chuẩn bị hàng hoặc sản phẩm do yếu tố như tàu chậm trễ. Trường hợp này, người bán có thể không thể cung cấp hàng đúng hẹn cho khách hàng.

Điều khoản về giao hàng

  • Thời gian giao hàng: Thỏa thuận về thời gian giao hàng phải phối hợp với các ràng buộc thanh toán;
  • Phương thức giao hàng: Quyết định liệu giao hàng sẽ được thực hiện một phần hay nhiều lần, thông qua chuyển giao hoặc trực tiếp;
  • Địa điểm giao hàng: Xác định nơi giao hàng diễn ra;
  • Thông báo trong quá trình giao hàng: Cần thỏa thuận về việc thông báo giữa hai bên trong quá trình giao hàng.
Xem thêm  Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì? Tìm hiểu từ A-Z
Partial Shipment là gì? Được quy định như thế nào?
Trong Partial Shipment đi kèm với các quy định về điều khoản cách thức giao hàng, thời gian và điều khoản địa điểm giao hàng mà các bên cần nắm rõ.

Điều khoản về địa điểm giao hàng

Hàng được giao từ cảng đi đến với cảng đích chỉ cần ghi và xác nhận hai mục:

  • Tên cảng đi, tiếng anh viết tắt là POL = Port of loading/Port of charging.
  • Tên các cảng đến còn viết tắt tiếng anh là POD = Port of discharging/Port of unloading.

Nhưng nếu bạn giao từ sân bay sẽ ghi hai mục khác là:

  • Tên sân bay đi hay còn viết tiếng anh là Loading Airport.
  • Tên sân bay đáp đến còn viết tiếng anh là Discharging Airport.

Partial Shipment có vai trò gì trong xuất nhập khẩu?

Trong xuất nhập khẩu, vai trò của partial shipment là gì? Sau đây là một số vai trò nổi bật của partial shipment trong xuất nhập khẩu mà Đơn vị vận chuyển container đường sắt Ratraco Solutions sẽ chỉ ra cho bạn:

Tiết kiệm thời gian

Với partial shipment hàng hóa sẽ được vận chuyển khi có hàng thay vì phải đợi lô hàng hoàn thành. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu thời gian chwof đợi, giữ được tính linh hoạt trong việc giao nhận.

Tăng tính linh hoạt

Partial shipment cho phép người mua, người bán linh hoạt trong vận chuyển hàng hóa. Thay vì phải chờ đợi toàn bộ lô hàng thì partial shipment cho phép gửi hàng theo từng lô nhỏ, giúp đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người bán.

Xem thêm  Hiệp định RCEP là gì? RCEP tác động gì tới kinh tế Việt Nam?

Giảm thiểu rủi ro, chi phí

Partial shipment có thể giảm rủi ro, chi phí trong quá trình vận chuyển. Khi hàng hóa được gửi đi từng phần, người nhập khẩu có thể tiếp nhận, sử dụng theo từng đợt, không có tình trạng hàng tồn kho và các chi phí liên quan khác.

Partial Shipment là gì? Được quy định như thế nào?
Giao hàng từng phần Partial Shipment là hình thức đóng vai trò quan trọng giúp tiết kiệm thời gian, gia tăng tính linh hoạt, giảm rủi ro và chi phí lại dễ dàng trong việc quản lý hàng hóa.

Quản lý hàng dễ dàng

Partial shipment giúp người bán kiểm soát và quản lý hàng dễ dàng. Thay vì chuyển toàn bộ, người bán chỉ cần tập trung từng phần hàng hóa nhằm đảm bảo sự toàn vẹn, an toàn của lô hàng trong quá trình vận chuyển.

>>Xem thêm: Freight Forwarder là gì?

Thủ tục cần thực hiện trong Partial Shipment

Đăng ký giấy tờ hải quan

  • Cần thực hiện đăng ký và chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ hải quan cần thiết cho từng phần của lô hàng.
  • Đảm bảo các giấy tờ này được điền đầy đủ thông tin và tuân thủ các quy định hải quan hiện hành.

Kiểm tra hệ thống quản lý báo rủi ro

  • Lãnh đạo Cục hải quan cần thực hiện kiểm tra và đánh giá mức độ kiểm tra hệ thống quản lý báo rủi ro trong quá trình đăng ký giấy tờ hải quan.
  • Đảm bảo hệ thống này phản ánh đúng và đủ mức độ rủi ro của từng phần giao hàng.

Thực hiện thủ tục hải quan

  • Người trực tiếp thực hiện hải quan cần thực hiện đầy đủ những loại giấy tờ quy định được đề ra với loại hình xuất nhập khẩu.
  • Đảm bảo mọi thủ tục hải quan được thực hiện chính xác, kịp thời và tránh mọi trục trặc trong quá trình giao hàng.

Tóm lại, Ratraco Solutions đã giải đáp thắc mắc thuật ngữ partial shipment là gì, partial shipment đóng vai trò quan trọng ra sao kèm theo đó là những điều khoản trong giao hàng từng phần mà các bên liên quan cần phải nắm rõ để phục vụ hiệu quả cho công việc giao nhận hàng hóa nói chung.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ