Phí AFR là gì? Giải đáp thông tin phí AFR từ A-Z

Hiện nay, việc nhập hàng vào Nhật bị kiểm soát khá nghiêm ngặt, việc khai báo và thanh toán phí AFR cho hàng nhập khẩu là BẮT BUỘC. Để giúp bạn hiểu rõ phí AFR là gì, trong khuôn khổ bài viết này, Ratraco Solutions sẽ giải đáp cho bạn thông tin về phí AFR. Đặc biệt là các quy định về mức phạt khai chậm hoặc khai AFR sai mà doanh nghiệp cần biết.

Phí AFR là phí gì? Đối tượng khai AFR là ai?

Để xuất một lô hàng sang Nhật Bản, bạn cần phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn AFR và trả phí AFR tương ứng. Vậy, phí AFR là gì?

Phí AFR là gì?

Phí AFR viết tắt từ “Advance Filing Rules” nghĩa là quy định khai báo trước, là phí khai Manifest điện tử đối với các hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản.

Hải quan Nhật Bản yêu cầu tất cả hàng hóa nhập khẩu sang Nhật đều phải khai báo về phí AFR này và thực hiện khai báo trước khi tàu khởi hành để nhập cảnh vào cảng hoặc sân bay tại Nhật. Hãng vận tải là đơn vị phụ trách truyền thông tin AFR giúp người xuất khẩu.

Phí AFR do Hãng vận chuyển thu để khai báo thông tin về hàng hóa cho cơ quan Hải quan Nhật Bản trước khi phương tiện vận chuyển chạy ít nhất là 24h. Việc khai báo nhằm tránh tình trạng buôn lậu hàng hóa và các nguy cơ về an toàn hàng hóa vào thị trường Nhật Bản.

Cục hải quan Nhật Bản đã thông báo việc áp dụng khai Manifest bằng điện tử.

Phí AFR là gì? Giải đáp thông tin phí AFR từ A-Z
AFR viết tắt của cụm từ “Advance Filing Rules” được hiểu như là phí khai báo hải quan cho hàng hóa vận chuyển sang Nhật Bản.

Đối tượng khai AFR

Đối tượng khai báo phí AFR là ai? Đó chính là:

  • Hãng vận chuyển: Thực hiện khai báo theo chi tiết của Master B/L.
  • Công ty giao nhận – forwarder (NVOCC): Thực hiện khai báo theo House B/L.

>>Xem thêm: Kho bảo thuế là gì?

Khai báo AFR cần phải có các thông tin gì?

Ratraco Solutions – Đơn vị vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt chúng tôi đã giải đáp thắc mắc cho Quý doanh nghiệp biết phí AFR là gì. Tiếp theo đây, khi thực hiện khai báo AFR, bạn cần có các thông tin:

  • Tên, địa chỉ người gửi, tên người nhận, người thông báo thứ ba;
  • Tên hàng hóa cụ thể, chi tiết và mã số của hàng hóa đó;
  • Việc mô tả hàng hóa chung chung sẽ không được chấp nhận;
  • Số container và số seal;
  • Trong Phụ lục 3, các thông tin về ngày tháng sẽ bắt buộc phải điền còn trong phụ lục 9 thì sẽ không yêu cầu phải điền.

Cách tính phí AFR thế nào là chuẩn nhất?

Cách tính phí AFR có thể thay đổi tùy quy định từng quốc gia và tổ chức liên quan. Các phương pháp thường được sử dụng để tính phí AFR như:

Tính theo số lượng lô hàng

Nếu xuất nhập khẩu hàng hóa theo lô thì phí AFR có thể được tính dựa trên số lượng lô hàng. Mỗi lô hàng sẽ có một mức phí cố định hoặc phí theo tỷ lệ được áp dụng.

Tính theo trọng lượng hàng hóa

Phí AFR có thể được tính dựa trên trọng lượng của hàng hóa được vận chuyển. Một mức phí cố định hoặc phí theo tỷ lệ trọng lượng được áp dụng cho mỗi đơn vị trọng lượng (ví dụ: kilogram).

Phí AFR là gì? Giải đáp thông tin phí AFR từ A-Z
Có thể tính phí AFR dựa trên số lượng lô hàng, trọng lượng, giá trị hàng hóa hoặc loại hàng hóa đó là gì một cách chuẩn xác.

Tính theo giá trị hàng hóa

Phí AFR được tính dựa trên giá trị hàng hóa được khai báo trong hồ sơ xuất nhập khẩu. Thông thường, một phần trăm nhất định của giá trị hàng hóa sẽ được áp dụng làm phí AFR.

Tính theo loại hàng hóa

Đối với một số loại hàng hóa cụ thể, có thể áp dụng các mức phí AFR đặc biệt. Ví dụ, các loại hàng hóa nhạy cảm như hàng điện tử, hàng hóa nguy hiểm có thể yêu cầu mức phí AFR cao hơn.

Các mốc thời gian, xử phạt và mức thu phí AFR cần biết

Mốc thời gian xử phạt vi phạm quy định khai AFR

Từ 01/03/2014 – Bắt đầu áp dụng việc thực hiện khai AFR nhưng chưa phạt cho trường hợp khai chậm hoặc không khai.

Từ 09/03/2014 – Bắt đầu áp dụng phạt khi khai báo sai, chậm trễ theo quy định.

* Lưu ý: Nếu bạn có hàng nhập khẩu vào Nhật Bản thì nên đăng ký tài khoản khai manifest sớm. Vì thời gian đăng ký 1 tài khoản khai Manifest là 3 – 4 ngày làm việc, không tính ngày lễ, thứ 7, chủ nhật.

Thời gian cần khai báo manifest, ít nhất là 24h trước giờ tàu chạy từ cảng xếp hàng đi đến Nhật. Không chấp nhận điều chỉnh nào ngay sau khi tàu chạy. Hạn chót để khai AFR, chậm nhất trước 24h tính từ giờ tàu rời cảng xếp hàng.

Các trường hợp sau sẽ bị phạt đến 5.000 USD hoặc 1 năm tù:

  • Không khai báo thì lô hàng sẽ không được đưa lên tàu;
  • Không khai báo mà vẫn cho ship hàng đi;
  • Khai sai không sửa hay điều chỉnh, không theo dõi hoặc hoàn tất hồ sơ.
Phí AFR là gì? Giải đáp thông tin phí AFR từ A-Z
Trường hợp vi phạm các quy định về việc khai sai không sửa, khai chậm phí AFR đều phải chịu mức xử phạt theo quy định hoặc nặng hơn là phạt tù.

Mức thu phí AFR

Dưới đây là các mức thu phí AFR mà doanh nghiệp XNK cần biết:

  • Người chịu phí là nhà xuất khẩu;
  • Đơn vị thu phí thường là hãng vận chuyển, tuy nhiên, phí AFR không được thu như các phí dịch vụ khác. Mức tính phí AFR gồm: Phí phải trả + Tiền công khai báo thay người xuất khẩu;
  • Mức phí AFR dao động trung bình từ 25-40 USD/lô hàng (tức là 25-40 USD/bill), phụ thuộc từng hãng vận chuyển;
  • Mức phí AFR không được tính theo số lượng và khối lượng của hàng. Tức là dù bạn vận chuyển 1 hay 100 container có chung 1 bill of lading thì mức phí vẫn chỉ là 25-40 USD.

Thông qua những kiến thức chia sẻ hữu ích của Ratraco Solutions, bạn cũng đã biết phí AFR là gì và gồm nội dung gì cần cung cấp trên tờ khai AFR. Việc nắm vững thông tin cơ bản và quy định liên quan đến phí AFR sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp XNK thực hiện thủ tục HQ một cách chính xác, hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0965131131ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ
Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ