Phí AMS là phí gì? Cùng Ratraco Solutions tìm hiểu chi tiết từ A-Z

Khi xuất nhập hàng hóa từ Việt Nam sang Mỹ, bạn cần chú ý tới phí AMS bởi đây là một trong các loại phí phổ biến, phát sinh khi hàng hóa được nhập khẩu và vận tải tại thị trường Mỹ. Song không phải ai cũng nắm rõ và hiểu đúng về khái niệm phí AMS là gì, vậy nên trong bài chia sẻ này, RatracoSolutions Logistics sẽ cập nhật nhanh kiến thức cần biết nhằm giúp các Cá nhân, Doanh nghiệp nắm được phí AMS là phí gì, bản chất của AMS, đối tượng khai AMS cũng như quy trình đăng ký AMS hiện nay ra sao. Bạn đọc quan tâm nên tham khảo để hỗ trợ hiệu quả cho công việc giao thương, kinh doanh của mình.

Phí AMS là gì?

AMS là viết tắt của Automated Manifest System – Dịch ra là Hệ thống truyền manifest tự động, đây là một trong những loại phí bắt buộc của hàng hóa khi nhập khẩu vào Mỹ, dễ hiểu hơn thì AMS là thủ tục mà hai quan bắt buộc bạn phải khai báo cho hàng hóa của mình khi muốn nhập khẩu vào Mỹ. Và Mỹ được xem là một trong thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Khi xuất nhập hàng từ Việt Nam sang Mỹ, bạn cần đặc biệt chú ý tới phí AMS. Còn phí AMS là do hãng tàu vận chuyển quy định và họ tiến hành thu booking party – forwarder.

Hãng tàu chính là bên đặt ra phí AMS, đồng thời thu Booking Party – Forwarder bởi lẽ hàng tàu chính là bên có nghĩ vụ làm thủ tục khai báo cho lô hàng. Còn bên xuất khẩu chính là bên bị thu phí. Nói cách khác, hãng tàu hay hãng hàng không sẽ tiến hành thu phí này từ người xuất khẩu, coi như phí dịch vụ cho việc khai báo AMS thay cho bên xuất khẩu.

Phí AMS là phí gì? Cùng Ratraco Solutions tìm hiểu chi tiết từ A-Z
Phí AMS “Automated Manifest System” là Hệ thống truyền manifest tự động, quy trình bắt buộc của Hải quan Mỹ và là phí phải chi trả cho hãng tàu trong xuất nhập khẩu.

Nhiều trường hợp người xuất khẩu có thể gặp phí AMS đối với hàng đi Trung Quốc nhưng đây là do cách gọi cho dễ nhớ của một số bên, tên đúng của phí dành cho hàng đi Trung Quốc là AFS (Advance Filing Surcharge) – Phí AMS và AFS có cùng tính chất và ý nghĩa, nhưng 2 quốc gia Mỹ và Trung Quốc gia đặt tên khác nhau.

Tìm hiểu chi tiết về phí AMS trong xuất nhập khẩu hàng hóa

Sau khi đã nắm được khái niệm thuật ngữ phí AMS là gì thì việc tìm hiểu chi tiết kiến thức về AMS cũng rất cần thiết. Cụ thể:

Bản chất của phí Automated Manifest System (AMS)

AMS là thủ tục hải quan được Mỹ đề ra vào năm 2003 sau sự kiện khủng bố ngày 11/09 tại đây. Theo đó, tất cả container chở hàng khi xuất khẩu vào Mỹ đều phải được báo trước, nhận biết sơ lược trước khi cập cảng.

Xem thêm  Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam chi tiết

Cụ thể, hàng hóa xuất khẩu đi Mỹ phải làm thủ tục AMS theo quy tắc 24 tiếng. Tức là, sau khi bên xuất khẩu đóng phí AMS cho hãng tàu hoặc Agent thì họ sẽ có trách nhiệm khai báo AMS cho lô hàng với cơ quan hải quan Mỹ. Thời hạn của việc khai báo không được trễ hơn 24 tiếng trước giờ tàu mẹ khởi hành.

Với những lô hàng bị nghi ngờ liên quan đến khủng bố hoặc người gửi, người nhận thuộc danh sách đen sẽ bị yêu cầu “không được load” trong vòng 24 giờ kể từ khi thực hiện thủ tục AMS trên hệ thống. Thông thường, tỷ lệ nhận về yêu cầu này thực tế chỉ dưới 1%. Về cơ bản, việc thực hiện khai báo AMS cũng tương tự như khai báo ENS (hàng đi Châu Âu). Và khoản phí chi trả cho việc khai báo này cũng tương tự như vậy.

Mức thu phí AMS là bao nhiêu? Ai là người khai AMS?

Phí AMS là loại phí không thu theo số lượng, khối lượng của hàng hóa hay theo container vận chuyển. Theo đó, lô hàng dù vận chuyển nhiều hay ít, chuyên chở bằng 1 container hay bằng 100 container thì có chung 1 Bill of Lading thì mức thu vẫn chỉ là 30 – 40 USD. Do đó, khi xuất khẩu, người gửi thường phải trả AMS fee ở mức là 30 – 40USD/lô hàng hay 30 – 40 USD/Bill.

Hiện nay, người thực hiện khai báo AMS đó chính là hãng tàu hoặc Forwarder/Booking Agent. Cụ thể, các hãng tàu sẽ làm thủ tục khai báo AMS cho Master Bill với trường hợp lô hàng có Master Bill. Còn các Forwarder hay Booking Agent sẽ khai báo AMS cho lô hàng có House Bill.

Quy trình đăng ký phí AMS

Các quy tắc AMS mà các Công ty xuất nhập khẩu phải tuân thủ bao gồm: Tất cả các container và hàng hóa nhập cảnh vào Hoa Kỳ phải được khai báo AMS. Sau khi khai báo hải quan tự động, hàng hóa có thể được xếp lên phương tiện vận tải ở cảng ghé cuối cùng trước khi đưa đến lãnh thổ Hoa Kỳ. Vậy quy trình thực hiên AMS fee là gì?

Quy trình AMS tuân thủ quy tắc 24 giờ. Các thủ tục AMS được hãng thông báo trực tuyến thông qua trang web hoặc nhà môi giới kết nối mạng của Hải quân Hoa Kỳ. Đăng ký với AMS là bắt buộc và Hải quan Mỹ kiểm tra các container khả nghi. Đó là, việc kiểm tra và quét container là ngẫu nhiên. Thủ tục đăng ký AMS được thực hiện theo 2 bước sau:

  • Bước 1: Đăng ký tờ khai AMS. Tùy thuộc vào tiến độ của đơn đăng ký Hải quan Hoa Kỳ của bạn, thời gian đăng ký khoảng 10 ngày hoặc hơn.
  • Bước 2: Đăng ký, tạo tài khoản và khai báo AMS lên GOL. Sau 2 ngày làm việc, Công ty sẽ nhận được tài khoản và tên.
Phí AMS là phí gì? Cùng Ratraco Solutions tìm hiểu chi tiết từ A-Z
Quy trình đăng ký phí AMS trong xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Mỹ dù ở bất cứ thời điểm nào, trường hợp nào cũng cần thực hiện theo đúng trình tự quy định.

Các thủ tục AMS nghiêm ngặt gây khó khăn cho các Công ty xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ. Điều này đặc biệt đúng đối với một số Công ty vận chuyển như Maersk và Wanha. Thủ tục rất khắt khe do đây là các hãng tàu sử dụng tuyến Cái Mép – Mỹ, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Quá trình gửi hàng đi Mỹ thường mất 20 – 45 ngày để xếp hàng tại cảng. Vì vậy, các Công ty cần đảm bảo an toàn cho sản phẩm của mình.

>>Xem thêm: Cargo Manifest là gì?

Trường hợp hãng tàu khai báo AMS trễ thì xử lý ra sao?

Việc hãng tàu khai báo phí AMS quá trễ sẽ bị xử lý theo quy định, cụ thể như sau:

  • Nếu trong trường hợp hãng tàu khai báo AMS trễ sẽ phải bị chịu đóng tiền phạt từ phía hải quan Mỹ. Số tiền phạt mà hải quan Mỹ áp dụng cho việc khai báo trễ này tùy trường hợp có thể lên tới 5000 USD cho mỗi lô hàng.
  • Kể từ khi hàng hóa chính thức onboard, Hải quan Mỹ sẽ thông báo án phạt này khoảng sau vài tháng, thậm chí lên có khi đến cả 1 năm. Mức tiền đóng phạt sẽ bị cộng dồn cho toàn bộ các lô hàng hãng tàu kê khai trễ hạn trong suốt thời gian đó.
  • Khi trễ hạn khai báo AMS, số tiền bị yêu cầu phải đóng phạt sẽ không chỉ ảnh hướng đến lợi nhuận của bên xuất khẩu hàng hóa mà còn làm cho những lô hàng đi sau không thể nào xuất sang thị trường này được nữa.
Xem thêm  Vận chuyển đường dài thì lựa chọn đường bộ, đường sắt, đường biển hay đường không?

Ngoài ra, để có thể thông quan dễ dàng trong quá trình xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ thì bạn cần phải biết thêm các thông tin về ISF là gì và những thông tin yêu cầu khi kê khai ISF. Việc nắm rõ các thông tin này sẽ tạo điều kiện cho lô hàng xuất khẩu sang Mỹ được thông quan nhanh chóng, đúng với thời gian giao nhận đã thiết lập.

Ratraco Solutions nhận vận tải hàng hóa từ Việt Nam – Mỹ (và ngược lại) bằng container đường sắt, đường biển Chính Ngạch Giá rẻ, Chuyên nghiệp, Chuẩn xác nhất

RATRACO SOLUTIONS cùng với việc phát triển mạnh mẽ Dịch vụ vận chuyển container đường sắt Liên vận Quốc tế tuyến Việt – Mỹ, nay chúng tôi tiếp tục cung cấp ra thị trường Dịch vụ vận chuyển hàng LCL đi Mỹ từ Việt Nam (và ngược lai) bằng đường biển Chính Ngạch với cam kết “Giá cước phí rẻ ổn định – Luôn có Booking tàu biển – Lịch tàu hàng thường xuyên – Giao nhận đúng hẹn”. Đặc biệt, đội ngũ nhân sự chuyên trách tại đây cũng nắm rõ các nghiệp vụ ngành hàng hải nên sẽ tư vấn trước cho chủ hàng về phí AMS để từ đó chủ động hơn về ngân sách chi trả.

Với Dịch vụ gửi hàng lẻ LCL 2 chiều Việt – Mỹ bằng đường biển, Ratraco hoạt động tích cực với vai trò là Người gom hàng (Consolidator) sẽ gom các lô hàng lẻ (LCL) của nhiều Chủ hàng tại Kho đóng hàng lẻ (CFS), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào một container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp hàng tới cảng đích. Luôn Book được tàu kể cả mùa cao điểm, mang lại sự hài lòng cho khách hàng là Doanh nghiệp hoặc tư nhân. Thêm nữa, hệ thống kho bãi rộng rãi tại Bắc – Trung – Nam (Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM) cũng giúp nâng cao khả năng lưu trữ hàng và chủ động về thời gian vận tải hàng đi Mỹ.

Phí AMS là phí gì? Cùng Ratraco Solutions tìm hiểu chi tiết từ A-Z
Vận tải Container Ratraco Solutions chuyên cung cấp các giải pháp xuất nhập khẩu hàng hóa Việt – Mỹ bằng đường sắt và đường biển chuyên nghiệp, chất lượng cao.

* Lưu ý, trong một số trường hợp khác nhau có thể gây chậm trễ chuyến hàng đi Mỹ. Với các tình huống do thiên tai xuất hiện, chúng tôi mong quý khách hết sức thông cảm vì sự chậm trễ này.

Ratraco gửi hàng LCL đi Mỹ bằng đường biển theo các cảng biển

Chúng tôi cung cấp Dịch vụ vận tải hàng hóa, thư tín với các tuyến từ những cảng lớn ở Việt Nam như: Cảng biển Cẩm Phả (Quảng Ninh), Cảng biển Hòn Gai (Quảng Ninh), Cảng biển Hải Phòng (Hải Phòng) Cảng biển Nghi Sơn (Thanh Hóa), Cảng biển Cửa Lò (Nghệ An), Cảng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh), Cảng biển Chân Mây (Thừa Thiên Huế), Cảng biển Đà Nẵng (Đà Nẵng), Cảng biển Dung Quất (Quảng Ngãi), Cảng biển Quy Nhơn (Bình Định), Cảng biển Vân Phong (Khánh Hòa), Cảng biển Nha Trang (Khánh Hòa), Cảng biển Ba Ngòi (Khánh Hòa), Cảng biển TP.Hồ Chí Minh (TP.Hồ Chí Minh), Cảng biển Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu), Cảng biển Đồng Nai (Đồng Nai), Cảng biển Cần Thơ (Cần Thơ),…đến các cảng Cảng Seattle, Cảng Oakland, Cảng Long Beach, Cảng Chicago, Cảng New York và New Jersey, Cảng Norfolk, Cảng Miami, Cảng Houston,…của Mỹ.

Xem thêm  Các công ty vận chuyển hàng hóa quốc tế uy tín nhất 2024

Các hãng tàu biển đã, đang và sẽ là đối tác chiến lược của Ratraco

APL, BENLINE, MA-CGM, CNC, COSCO, HIPPING, ECU LINE, EVERGREEN, EMADEPT, GRAND, HANJIN, HAPAG-LLOYD, HEUNG-A, HUBLINE, HYUNDA, NDOTRA, K-LINE, KMG, KMTC, AERSK LIN, MCC, MELL, MOL, MSC, AMSUNG, NORTH, FREIRHT, NYK, OOCL, ORIENTAL, ORIMAS, PIL, RCL, SINOKOR, INOTRANS, SITC, TS LINE, VOSA, VVMV, WANHAI, NG MIN, ZIM,…là các hãng tàu biển uy tín, danh tiếng Quốc tế chúng tôi đã, đang và sẽ cố gắng kết nối để nâng tầm dịch vụ hơn nữa ở hiện tại và tương lai.

Các loại hàng hóa nhận xuất nhập khẩu tuyến Việt – Mỹ

  • Hàng hóa nông sản, trái cây, hải sản đông lạnh,…;
  • Vật liệu xây dựng nhà ở, công trình, nhà xưởng,…;
  • Thực phẩm khô: cá khô, bánh kẹo, bánh tráng, tiêu hạt, cafe,…;
  • Đồ thủ công mỹ nghệ: bàn ghế, tủ, bàn thờ, hàng may tre, đan, nứa,…;
  • Mặt hàng thời trang: quần áo, giày dép, túi xách, giày nịt, bóp, ví,…;
  • Hàng linh kiện điện tử;
  • Các mặt hàng điện tử, máy móc, USD, đĩa CD, điện thoại, máy tính;
  • Phụ tùng ô tô, xe máy,…;
  • Đồ gỗ, trang thiết bị nội thất,…;
  • Thực phẩm chức năng;
  • Thuốc tây, thuốc nam, thuốc bắc;
  • Mỹ phẩm: kem dưỡng da, son, phấn,…;
  • Trà thảo dược, trà khô,…và nhiều mặt hàng khác.

Các đối tượng khách hàng Ratraco đang hướng tới

  • Các Tổng Công ty, các Công ty trong và ngoài nước có nhu cầu vận chuyển hàng hóa;
  • Các Nhà máy, các công trình, các Tổng đại lý và Dịch vụ hàng hóa nội địa, xuất nhập khẩu Quốc tế;
  • Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vận chuyển đường biển tuyến Quốc tế và xuất nhập khẩu cho thời gian nhanh nhất và tiết kiệm các chi phí nhỏ nhất.

Phương thức vận chuyển, giao nhận hàng LCL Việt – Mỹ (2 chiều) đường biển

  • Vận chuyển từ Cảng tới Cảng;
  • Vận chuyển từ Cảng tới Kho;
  • Vận chuyển từ Kho tới Kho;
  • Vận chuyển hàng hóa tận nơi theo yêu cầu;
  • Các dịch vụ đi kèm khác tùy nhu cầu cụ thể của khách hàng.

Cách thức giao nhận, chuyển hàng đi Mỹ từ Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương…bằng đường sắt

  • Vận chuyển hàng nguyên Container từ Ga tới Ga;
  • Vận chuyển hàng Container từ Ga tới Kho;
  • Vận chuyển hàng bằng Container từ Kho tới Kho;
  • Các dịch vụ đi kèm khác nếu khách hàng yêu cầu.

Cước phí xuất nhập khẩu hàng Việt – Mỹ tại Ratraco

  • Loại hàng hóa là gì, đặc tính hàng hóa ra sao? Các giấy tờ kèm theo (nếu có)?;
  • Khối lượng đóng thùng, kích thước hàng hóa như thế nào?
  • Số lượng hàng gửi sang Mỹ xuất khẩu nhiều hay ít?
  • Địa chỉ người nhận, số điện thoại và thông tin khác nếu hàng hóa cần thông quan,…?

Trên đây là những kiến thức giúp bạn biết chính xác phí AMS là phí gì, bản chất của phí AMS là gì,…các đơn vị kinh doanh nào đang có kế hoạch xuất nhập khẩu hàng tuyến Việt – Mỹ bằng đường biển nên tham khảo để có thể dự trù trước khoản chi phí phát sinh trong quá trình giao thương. Phí AMS được quy định bởi Hải quan Mỹ, do đó việc tuân thủ đúng yêu cầu sẽ hạn chế mọi vướng mắc về thông quan. Hãy tiếp tục theo dõi những tin bài tiếp theo của RatracoSolutions Logistics để cập nhật kiến thức hữu ích và liên hệ Hotline bên dưới để được tư vấn, báo giá cước phí gửi hàng đi Mỹ tốt nhất 2023.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ