Phí EMF, phí EMC là phí gì? Được áp dụng khi nào?

Phí EMF, EMC là một phần quan trọng trong quy trình vận tải hàng hóa và góp phần đảm bảo quản lý thiết bị một cách an toàn và hiệu quả. Trong khuôn khổ bài viết này, Ratraco Solutions chúng tôi sẽ giải đáp cặn kẽ khái niệm phí EMC là phí gì, phí EMF là gì, khi nào hai phí này được áp dụng trong xuất nhập khẩu hàng hóa,…và các kiến thức liên quan khác.

Phí EMF – EMC là gì trong xuất nhập khẩu?

Phí EMF là phí gì?

Phí EMF là gì? EMF viết tắt của “Equipment Management Fee” là loại phí bảo trì thiết bị, áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu tại cảng Việt Nam.

Đây là phí quản lý thiết bị được một số hãng tàu thu để quản lý các container. Song chỉ một số hãng tàu mới thu phí này như Cosco, TSL,…để nhằm đảm bảo việc quản lý, bảo dưỡng các thiết bị phụ trợ trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Phí EMF, phí EMC là phí gì? Được áp dụng khi nào?
Phí EMF viết tắt của “Equipment Management Fee”, phí EMC viết tắt của “Equipment Management Charge”; cả EMF và EMC đảm bảo quản lý thiết bị an toàn, hiệu quả và quan trọng trong vận tải hàng hóa.

Phí EMC là gì?

Phí EMC là phí gì trong xuất nhập khẩu mà được quan tâm như vậy? Phí EMC viết tắt của cụm từ “Equipment Management Charge”, một khoản phí mà các hãng tàu thường thu từ khách hàng trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế.

Phí này được áp dụng để bù đắp chi phí quản lý và bảo trì các thiết bị, đặc biệt là container, mà hãng tàu sử dụng trong quá trình vận chuyển.

* Ví dụ cụ thể về phí EMC:

Giả sử một doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Mỹ sử dụng container 40 feet. Hãng tàu tính phí EMC là 100 USD/container cho mỗi chuyến đi. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu 10 container, tổng phí EMC sẽ là 1.000 USD.

Tuy nhiên, nếu thời gian lưu container tại cảng kéo dài, phí EMC có thể tăng lên do chi phí quản lý container tăng cao.

Phí EMF và phí EMC được áp dụng khi nào?

Phí EMF áp dụng khi nào?

Phụ phí EMF áp dụng khi hàng hóa được nhập khẩu vào các cảng Việt Nam, được tính cho các Công ty hoặc Chủ hàng như một khoản phí bổ sung cho việc vận chuyển và quản lý thiết bị.

Thuế này bao gồm trong tổng chi phí nhập khẩu hàng hóa và phải được thanh toán trước khi hàng hóa được thông quan và phân phối sau đó. Chính quyền cảng sẽ áp dụng EMF theo quy định của họ và phí có thể khác nhau tùy thuộc vào cảng và loại hàng hóa được vận chuyển.

Phí EMC áp dụng khi nào?

Phí EMC được đưa ra nhằm hỗ trợ các hãng tàu trong việc duy trì và quản lý hệ thống cont của họ. Một số lý do chính khiến phí EMC trở nên cần thiết và được áp dụng khi cần:

  • Bảo trì Container: Container cần được bảo trì định kỳ để đảm bảo an toàn và hiệu quả vận chuyển.
  • Quản lý Container rỗng: Phí EMC giúp quản lý số lượng container rỗng tại các cảng, giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn.
  • Tối ưu hóa vận hành: Phí EMC giúp tối ưu hóa quá trình vận chuyển, giảm thiểu chi phí và thời gian chờ đợi.

>>Xem thêm: AWB là phí gì?

Biểu phí hàng hóa và thiết bị EMC chi tiết 2024

Phí EMF là gì cũng như phí EMC là phí gì đã được Đơn vị vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt RATRACO SOLUTIONS giải đáp. Tiếp theo đây sẽ là Chi tiết Biểu phí hàng hóa và thiết bị EMC cập nhật mới nhất 2024.

EMC là một loại phụ phí không được tính vào cước vận chuyển chính. Phụ phí này có thể khác nhau tùy vào Hãng vận chuyển và các điều khoản hợp đồng cụ thể:

Với các mặt hàng, ngoại trừ hàng đặc biệt hoặc nặng như máy móc, clinker, kim loại phế liệu/dạng cuộn/tấm/tấm/ống/thỏi. Hàng nặng/Hàng nặng: Bao gồm nhưng không giới hạn: Đá, Gỗ khúc, Gỗ xẻ,… Sẽ có một khoản phí tùy kích thước:

  • Với kích thước máy 20, phí là 235.000 VNĐ;
  • Với máy cỡ 40, phí là 470.000 VNĐ;
  • Với máy cỡ 45, phí là 470.000 VNĐ.

Với những hàng hóa đặc biệt có tên tiếng Anh là Machines, Clinker, Scrap Metal/Coils/Sheets/Plates/Pipe/Ingots. Hàng nặng/Hàng nặng: Bao gồm nhưng không giới hạn: Đá, Gỗ khúc, Gỗ xẻ,…Sẽ có một khoản phí tùy kích thước:

  • Với kích thước thiết bị là 20, phí là 705.000 VNĐ;
  • Với kích thước máy 40, phí là 1.410.000 VNĐ;
  • Với máy cỡ 45, phí là 1.410.000 VNĐ.
Phí EMF, phí EMC là phí gì? Được áp dụng khi nào?
Ví dụ cụ thể về mẫu thông báo thu phí quản lý thiết bị EMF của hãng tàu Trung Quốc COSCO Shipping Lines.

Phí EMF có thể bao gồm chi tiết như sau:

  • Chi phí quản lý pallet:

Đối với hàng hóa được vận chuyển bằng pallets, EMF có thể ám chỉ các khoản phí liên quan đến quản lý, bảo dưỡng và theo dõi các pallets.

  • Chi phí thuê container:

EMF có thể ám chỉ phí thuê container để vận chuyển hàng hóa từ điểm A đến điểm B. Các công ty vận tải biển hoặc công ty logistics có thể thu phí từ người sử dụng container để bao gồm chi phí vận chuyển, thuê container và quản lý.

  • Phí quản lý hậu cần:

EMF cũng có thể bao gồm các chi phí quản lý hậu cần liên quan đến việc điều phối và quản lý thiết bị trong quá trình XNK.

  • Phí vận hành thiết bị:

Nếu thiết bị như máy móc, các phương tiện đặc biệt được sử dụng trong quá trình xuất nhập khẩu, EMF có thể bao gồm các chi phí vận hành và bảo trì thiết bị này.

Quy định thu phí EMF/EMC của một số hãng tàu (SITC, COSCO, TSL, MSC….)

Hãng tàu COSCO

Mức thu phí EMF của hãng tàu Cosco đối với hàng thường, cho từng loại cont 20/40/45 lần lượt là 250,000VND/ 500,000VND/500,000VND và đối với các mặt hàng đặc biệt (Gỗ (Timber) / Gỗ (Wood)/ Bột giấy (Pulp)/ Thép phế liệu (Steel Scrap)/ Máy móc (Machinery) thì mức phí lần lượt là 750,000VND / 1,500,000VND / 1,500,000VND trên 1 contatiner.

Tuy nhiên, Cosco sẽ miễn mọi phí sửa chữa nếu tổng số tiền sửa chữa dưới 100 USD /200 USD/ 200 USD đối với mỗi cont 20/40/45.

Hãng tàu TSL

Equipment Management Charge – EMC – VND 600,000 (áp dụng từ 1/5/2019).

Phí EMF, phí EMC là phí gì? Được áp dụng khi nào?
Chi tiết mức thu phí EMF/EMC áp dụng với hãng tàu COSCO, hãng tàu MSC và sẽ có sự chênh lệch khác nhau giữa các hãng tàu.

Hãng tàu SITC

EQUIPMENT MANAGEMENT FEE (EMF) (INCLUDED 5.26% VAT APPLICABLE) (APPLY FROM MAY 15TH 2024):

  • VND 380,000/ 20’& VND 600,000/40′.
  • VND 700,000 /20′; 40′ OOG CONTAINER & REEFER CONTAINER & DG CONTAINER.

Hãng tàu MSC

Thông thường sẽ thu phí MF/CMS cho hàng đặc biệt theo tariff như bên dưới:

* Lưu ý: Đối với hàng máy móc (mã HSCODE 84,85) MSC sẽ charge phí EMF/CMS bậc 2. Trường hợp cont nào không phải hàng đặc biệt/hàng máy móc, khách hàng nên gửi tên hàng tiếng Việt + Anh, Hình ảnh mặt cont có số cont tại POL sau 5 tiếng kể từ khi nhận thông báo của hãng tàu để kiểm tra và xử lý, tránh làm chậm quá trình nhận EDO cũng như charge phí không mong muốn.

Tóm lại, việc hiểu rõ phí EMF là gì, phí EMC là phí gì và cách tối ưu hóa nó ra sao đã được RatracoSolutions Logistics chia sẻ. Hi vọng nguồn kiến thức chuyên ngành hữu ích về phí EMF và EMC sẽ giúp Doanh nghiệp của bạn tiết kiệm nhiều chi phí và góp phần nâng cao hiệu quả trong kinh doanh hàng xuất, nhập khẩu đường biển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ
Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ