Những loại phụ phí trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Vận tải hàng không đang ngày càng phát triển và từng bước khẳng định vai trò trong việc góp phần thúc đẩy công cuộc xây dựng nền kinh tế, văn hóa, xã hội,…Vận tải hàng không là hình thức vận chuyển quốc tế với nhiều những thủ tục khá phức tạp nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn khi đưa hàng lên khoang chứa và cho toàn bộ hành trình bay. So với vận tải hàng đường biển, đường bộ thì vận tải hàng không hiện nay luôn có mức cước phí rất cao.

Vậy cước phí vận tải hàng không là gì, bao gồm những phụ phí hàng không gì? Hãy tham khảo thông tin bài viết mà Ratraco Solutions cung cấp bên dưới đây.

Xem thêm: vận chuyển hàng hóa bằng đường sắtvận chuyển đường biển

Cước phí hàng không là gì?

Cước phí trong vận tải hàng (cước phí hàng không) là số tiền mà chủ hàng phải chi trả cho hãng hàng không/đơn vị vận tải cho việc vận tải hàng hóa hoặc các chi phí liên quan từ cảng đến cảng đích. Cước phí vận tải hàng không được quy định trong các biểu cước thống nhất. Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA (International Air Transport Association) đã có quy định về quy tắc, cách thức tính cước và cho phát hành trong biểu cước hàng không TACT (The Air Cargo Tariff).

Những loại phụ phí trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Vận tải hàng không cũng có quy ước riêng để tính toán mức cước phí chuẩn nhất.

Công thức tính cước như sau: Cước vận chuyển hàng không = Đơn giá cước x Khối lượng tính cước

(Theo công thức trên có thể thấy, để tính được số tiền cước cho mỗi lô hàng, bạn cần quan tâm tới 2 đại lượng là đơn giá và khối lượng).

Đánh giá ưu nhược điểm vận tải hàng hóa bằng đường hàng không

Hiện nay, vận tải hàng hóa theo đường hàng không là một trong những hình thức vận tải có tính cạnh tranh cao trong lĩnh vực Logistics. Hình thức vận tải này cũng mang lại nhiều ưu điểm nhưng vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế nhất định, cụ thể là:

Những ưu điểm của vận tải hàng không:

  • Khoảng cách không giới hạn: Việc vận tải hàng bằng máy bay sẽ không bị cản trở bởi bề mặt địa hình như đường bộ, đường thủy nên kết nối gần như tất cả các nước trên thế giới
  • Đảm bảo tính an toàn: Vận tải bằng máy bay luôn có tính an toàn cao nhất với mức độ rủi ro ít hơn rất nhiều so với đường bộ, đường sắt hay đường biển nên hàng hóa sẽ không bị thất thoát hay hư hỏng, mất mát, giảm thiểu mọi tổn thất phát sinh do làm hàng, đổ vỡ, trộm cắp vặt gây ra
  • Vận tải nhanh chóng: Máy bay có tốc độ cao nhất trong các phương thức vận tải hiện nay nên hàng gửi đi luôn nhanh chóng, thời gian vận tải không có phương án nào có thể so sánh được
  • Phí bảo hiểm vận tải hàng thấp do ít xảy ra rủi ro hơn so với các phương thức khác
  • Phí lưu kho thường tối thiểu bởi đặc tính hàng hóa đều được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi ra vào sân bay và tốc độ xử lý thủ tục nhanh chóng…
Những loại phụ phí trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Vận tải hàng theo đường hàng không luôn đảm bảo an toàn và không giới hạn khoảng cách.

Những mặt hạn chế của vận tải hàng không:

  • Giới hạn về khối lượng hàng hóa: Hình thức này không phù hợp để chuyên chở hàng cồng kềnh, hàng có khối lượng lớn
  • Chi phí lớn: Phí vận tải đường hàng không lớn hơn nhiều so với chi phí vận tải bằng hình thức khác nên nó chỉ phù hợp với mặt hàng xa xỉ hoặc yêu cầu vận tải nhanh chóng
  • Ảnh hưởng của ngoại cảnh: Do thời tiết xấu, mưa bão,…nên các chuyến bay có thể bị delay hoặc hủy làm ảnh hưởng tiến độ chuyển hàng
  • Thủ tục ngặt nghèo: Có nhiều quy định liên quan đến luật pháp khi vận tải hàng không để đảm bảo an ninh & an toàn bay, nhiều mặt hàng theo quy định sẽ không được hãng hàng không chấp nhận chuyển đi cũng tạo sự bất lợi đáng kể.

Có thể nói, vận tải hàng hóa bằng máy bay cho kết quả nhanh, an toàn nhưng chi phí lại cao nhất, do đó phương thức này sẽ phù hợp với một số mặt hàng có giá trị cao, nhạy cảm về thời gian như:

  • Thư tín, bưu phẩm nhanh
  • Hàng dễ hư hỏng như thực phẩm, hoa tươi, hàng ướp bằng đá khô
  • Động vật sống, nội tạng người, hài cốt
  • Dược phẩm
  • Hàng hóa giá trị như vàng, kim cương
  • Hàng xa xỉ như đồ điện tử, thời trang,…

Tìm hiểu các loại phụ phí trong vận tải bằng đường hàng không

Xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không cũng được nhiều Doanh nghiệp lựa chọn và hiện tại có 9 loại phụ phí hàng không dựa theo đặc điểm hàng hóa vận tải được áp dụng, bao gồm:

* Cước GRC: Với các mặt hàng thông thường, không phải hàng nguy hiểm, không có yêu cầu bảo quản đặc biệt có các mức cước theo khối lượng:

  • Mức min: Là mức cước nhỏ nhất
  • Mức – 45: Hàng hóa có trọng lượng bé hơn 45kg
  • Mức + 45: Hàng hóa có trọng lượng nhỏ hơn 100kg, lớn hơn 45 kg
  • Mức + 100: Hàng hóa có trọng lượng nhỏ hơn 500kg, lớn hơn 100kg
  • Mức +500: Hàng hóa có trọng lượng nhỏ hơn 1000kg, lớn hơn 500kg
  • Mức +1000:  Hàng hóa có trọng lượng vượt 1000kg.

* Cước phân loại hàng (CCR): dùng cho các hàng hóa không được đề cập trong biểu cước.

* Cước tối thiểu (M): Đây là mức cước tối thiểu, dùng cho hàng hóa đặc biệt trọng lượng thấp

* Cước hàng đặc biệt (SRC): thường cao, dùng cho hàng hóa loại nguy hiểm, dễ cháy nổ.

Ngoài ra còn cước thuê bao, cước theo nhóm, cước hàng chậm, cước hàng ưu tiên nhanh, cước chung cho mọi hàng hóa. Các mức giá phụ phí vận chuyển đường không trên có thể thay đổi theo từng thời điểm; với từng đơn vị vận tải và đặc điểm hàng hóa.

Những loại phụ phí trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Mức phụ phí vận chuyển đường không được đưa ra để tạo sự thống nhất trong cách tính toán giữa các đơn vị chuyển hàng.

Ngoài ra, các phụ phí hàng không gồm có:

  • Phí làm thủ tục hải quan
  • Phí vận tải hàng từ kho hàng ra sân bay
  • Phí bốc dỡ hàng (phí handling) từ phương tiện vận tải xuống kho hàng hóa; và sắp xếp quản lý vào kho chờ bay
  • Phí soi an ninh: X-ray fee và Security, chi trả cho các hoạt động kiểm tra an ninh tại sân bay và có chi phí rất thấp
  • Phí phát hành vận đơn (AWB fee)
  • Phí THC: Phí bốc xếp hàng hóa từ máy bay và từ kho lên phương tiện vận tải
  • Phí tách Bill: Nếu bên Forward để gộp nhiều House Bill lại thì tại cảng đích các công ty dịch vụ hàng hóa sẽ phải tách bill
  • Phí overtime: Chi trả cho các công việc làm ngoài giờ.

RatracoSolutions Logistics vừa chia sẻ chi tiết về các loại phí, phụ phí hàng không mà bất cứ đơn vị kinh doanh hay cá nhân nào đang có nhu cầu cần tìm hiểu để dự trù trước kinh phí sẽ phải chi trả. Theo thông tin cập nhật ở trên, tương tự như các phương thức vận tải đường sắt, đường biển, đường bộ thì đường hàng không cũng có những quy định riêng về phí & phụ phí.

Trong một số trường hợp đặc biệt, có thể có khoản phụ phí vận chuyển đường không có thể được các đơn vị tính chung trong dịch vụ trọn gói, thậm chí còn có thêm mức chiết khấu cao cho khách hàng có số lượng nhiều. Đó cũng là một trong những cách để thu hút khách hàng, thu hút các đơn vị kinh doanh lựa chọn. Tóm lại, sau khi đã nắm chắc về phụ phí chuyển hàng đường không, hi vọng quý khách hàng sẽ nhận thấy rõ sự công khai, minh bạch, đúng quy định đề ra giúp kế hoạch chuyển hàng diễn ra suôn sẻ hơn.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

5 những suy nghĩ trên “Những loại phụ phí trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

  1. Thuỳ Linh nói:

    Cảm ơn tác giả, bài viết đã giúp tôi có thêm nhiều thông tin hữu ích trong quá trình vận chuyển hàng hoá của mình, hay thuận lợi hơn trong việc thuê đơn vị vận chuyển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ