Tìm hiểu quá trình ứng dụng công nghệ vào hoạt động Logistics hiện nay

Doanh nghiệp của bạn đang cần tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về những chính sách, giải pháp ứng dụng công nghệ vào Logistics? Bạn chưa hiểu lý do tại sao cần ứng dụng công nghệ vào chuỗi cung ứng Logistics, việc làm này mang lại hiệu quả như thế nào cho cá nhân DN, cho nền kinh tế nước nhà?

Đơn vị vận tải hàng hóa đường sắt RatracoSolutions Logistics chúng tôi sẽ thông qua bài viết này để làm rõ những vấn đề mà bạn hiện đang quan tâm, đang cần biết chính xác như thế nào là ứng dụng CNTT vào hoạt động Logistics. Sau khi tìm đọc bài tin tức này, mỗi tổ chức, Doanh nghiệp sẽ chủ động xác định rõ hướng đi, kế hoạch triển khai theo mô hình mới để tăng cường tối đa việc khôi phục lại hoạt động Logistics trong thời gian sắp tới.

NÊN ĐỌC
+ Hoạt động vận tải Container bằng đường bộ giá rẻ
+ Dịch vụ vận chuyển Container đường sắt Bắc Nam

Tại sao cần ứng dụng công nghệ vào Logistics?

Logistics là hoạt động theo chuỗi dịch vụ, từ giai đoạn tiền sản xuất đến khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng, liên quan trực tiếp đến hoạt động vận tải, giao nhận, kho bãi, các thủ tục dịch vụ hành chính, phân phối, bán lẻ,…Việc ứng dụng công nghệ vào chuỗi cung ứng Logistics một cách mạnh mẽ hỗ trợ các doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn, cắt giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.

Tìm hiểu quá trình ứng dụng công nghệ vào hoạt động Logistics hiện nay
Ứng dụng công nghệ vào chuỗi cung ứng Logistics là vấn đề cấp thiết cần đặt ra trong thời gian tới.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa công nghệ thông tin, có thể xem đây như là vấn đề vô cùng cấp thiết. Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, được xem như huyết mạch kết nối các thành phần của toàn bộ chuỗi dịch vụ Logistics. Theo đó, giúp cải thiện tình hình kiểm soát và lên kế hoạch dễ dàng hơn 70,1%, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 70,1%; giảm thiệt lỗi do con người gây ra 67%, giảm chi phí nhân lực trong quản lý là 61,9%; cải thiện quan hệ khách hàng là 60,8% và giảm thiểu chi phí là 57,7%.

Tìm hiểu hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong Logistics

Một số ứng dụng Công nghệ thông tin trong Quản lý Nhà nước về Logistics

Áp dụng hóa đơn điện tử:

Từ ngày 10/11/2019, Cảng Hải Phòng đã chính thức sử dụng hóa đơn điện tử thay cho hình thức hóa đơn giá trị gia tăng dạng giấy trước đây trong việc bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Sử dụng hóa đơn điện tử sẽ giúp khách hàng rút ngắn hơn 90% thời gian thanh toán và giúp đơn vị quản lý tiết kiệm đến 80% chi phí cho mỗi hóa đơn. Khi sử dụng hóa đơn điện tử, khách hàng không cần đến quầy giao dịch để nhận phiếu giao nhận hàng tại cảng, không cần chờ đợi nhận hóa đơn theo đường bưu điện như cách làm truyền thống mà sẽ nhận được hóa đơn trong bất cứ môi trường nào có kết nối internet.

Đối với Doanh nghiệp cảng biển, việc áp dụng hóa đơn điện tử sẽ giảm được thời gian tìm kiếm hóa đơn, tăng cường khả năng bảo mật, giúp việc lưu trữ, quản lý hóa đơn vĩnh viễn, tránh được tính trạng thất lạc hóa đơn.

Tăng cường công nghệ đảm bảo an toàn hàng hải:

Tổng Công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải Việt Nam đã đưa ra các giải pháp CNTT nhằm đảm bảo an toàn hàng hải cho 2 tuyến luồng là Vũng Tàu – Thị Vải và Cái Mép – Thị Vải. Tại luồng Vũng Tàu – Thị Vải, các hoạt động được thực hiện gồm: xây dựng hệ thống trạm triều ký tự động; xây dựng hải đồ; hiện đại hóa hệ thống báo hiệu hàng hải. Gần tương tự, với luồng Cái Mép – Thị Vải, CNTT được áp dụng cho các hoạt động: xây dựng hải đồ; xây dựng cổng thông tin điện tử cho cụm cảng Cái Mép Thị Vải.

Tìm hiểu quá trình ứng dụng công nghệ vào hoạt động Logistics hiện nay
Hoạt động tăng cường công nghệ bảo đảm an toàn hàng hải cần triển khai trên quy mô lớn.

Ứng dụng báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam và phần mềm quản lý hàng hải:

Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 08/2020/TT-BGTVT quy định về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam (QCVN 39:2020/BGTVT), có hiệu lực thi hành từ 01/11/2020. So với quy chuẩn hiện hành, các trường hợp báo hiệu đường thủy đặc biệt được bổ sung trong quy chuẩn mới cho phép ứng dụng báo hiệu điện tử, tự động để chỉ dẫn phương tiện thủy đi lại trên luồng. Theo đó, tại một số vị trí báo hiệu mực nước biến động theo thời gian, cho phép dùng các biển báo điện tử có chữ phát sáng hoặc không phát sáng để thông báo các thông tin liên quan đến tình hình luồng lạch, chỉ dẫn việc đi lại của phương tiện để đảm bảo an toàn, xác định khu vực có công trường đang hoạt động trên tuyến đường thủy nội địa.

Quy chuẩn nêu rõ: Tại các khoang thông thuyền của các công trình cầu vượt sông phải được bố trí thiết bị cảnh báo tĩnh không tự động hoạt động liên tục 24/7 và kết nối trực tuyến, sơn vẽ thước nước ngược. Vào ban đêm, khoang thông thuyền phải được chiếu sáng bằng hệ thống đèn LED và được trang bị đầy đủ các báo hiệu, tín hiệu cảnh báo.

Một trong những bước đi mạnh mẽ trong ứng dụng CNTT của ngành hàng hải là việc triển khai dịch vụ công trực tuyến. Cục Hàng hải là cơ quan đi đầu trong việc tham gia thực hiện cơ chế một cửa Quốc gia ngay từ giai đoạn 1 (năm 2014). Tháng 7/2018, Cục tiếp tục triển khai mở rộng Cơ chế Một cửa quốc gia đối với 11 thủ tục hành chính lĩnh vực hàng hải trên Cổng thông tin một cửa quốc gia tại 25 cảng vụ hàng hải.

Thủ tục điện tử cho tàu biển:

Hiện tại người làm thủ tục đã sử dụng chữ ký số để khai báo hồ sơ điện tử thuận tiện, nhanh chóng. Tuy nhiên công tác giải quyết thủ tục điện tử chưa đạt 100% do một số loại tàu thuyền (tàu quân sự, đoàn lai,…) không có số IMO nên không khai báo được qua Cổng Thông tin một cửa quốc gia. Ngoài ra, thủ tục điện tử cho tàu biển chở hàng xuất nhập khẩu chuyển cảng, tàu nước ngoài vận tải hàng nội địa mới được triển khai thực hiện từ tháng 7/2018. Trước thời điểm trên, các thủ tục này được thực hiện bằng phương thức thủ công (hồ sơ giấy).

Cảng vụ Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra giải pháp tháo gỡ là nâng cấp thủ tục hành chính cho tàu thuyền ra vào cảng lên cấp độ 4, người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Cụ thể, Cảng vụ đã sử dụng phần mềm nội bộ để cập nhật và lưu trữ thông tin về hồ sơ, giấy tờ của tàu thuyền đã vào cảng; chủ động kiểm tra hồ sơ, giấy tờ tàu biển và bằng cấp thuyền viên thông qua phần mềm nội bộ hoặc các trang thông tin điện tử của các cơ quan có thẩm quyền liên quan ngay khi nhận được bản khai qua Cổng Thông tin một cửa quốc gia để làm cơ sở giải quyết thủ tục cho tàu vào, rời cảng.

Trong trường hợp các hồ sơ, giấy tờ và bằng cấp chuyên môn của tàu biển, thuyền viên không có trong dữ liệu lưu trữ của phần mềm nội bộ và không tra cứu được trên các trang thông tin điện tử trong nước, quốc tế, cảng vụ sẽ thông báo đại lý tàu biển, người làm thủ tục để xuất trình hồ sơ kiểm tra. Việc xuất trình hồ sơ có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức như: gửi bản scan qua thư điện tử, gửi mã hồ sơ qua fax hoặc hình thức phù hợp khác (Zalo, Viber) để cảng vụ kiểm tra, xác minh và giải quyết thủ tục.

ĐỌC THÊM: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt Bắc Nam giá rẻ

Ứng dụng Công nghệ thông tin tại Doanh nghiệp

Tình hình chung:

Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ vào chuỗi cung ứng Logistics không còn xa lạ, đây là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vài năm trước đây, khái niệm logistics trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là “logistics 4.0” còn khá mơ hồ, đến nay đã dần được định hình rõ ràng hơn. Các công ty công nghệ đang có các chuyển biến tích cực nhằm vào hệ thống dịch vụ logistics trong nước, cả với tư cách nhà cung cấp giải pháp công nghệ hoặc thậm chí là nhà cung cấp dịch vụ.

Trong 3 năm gần đây được xem như là đánh dấu những bước tiến đáng ghi nhận về ứng dụng CNTT trong logistics của Việt Nam, thể hiện qua việc gia tăng các giải pháp ứng dụng cục bộ, nhất là sự xuất hiện các giải pháp tổng thể có tính tích hợp hệ thống, ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Hiện có 4 mảng ứng dụng chính các công nghệ mới như sau:

  • Thứ nhất: Các ứng dụng CNTT trong vận tải đường bộ với mục đích tối ưu hóa năng lực phương tiện, hoạch định và kiểm soát tuyến đường, lịch trình, thời gian, nâng cao tỷ lệ đầy xe hàng. Đây cũng chính là một hình thái của kinh tế chia sẻ. Sự nổi lên mạnh mẽ của các công ty như Grab, Be, Gojek32 đã thể hiện rõ dấu hiệu của làn sóng mới này.
  • Thứ hai: Các giải pháp tự động hóa kho hàng thương mại điện tử, giao hàng chặng cuối và chuyển phát nhanh. Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện những ứng dụng đầu tiên của Lazada và đang tiếp tục thu hút sự chú ý và tham gia của nhiều công ty lớn trong ngành.
  • Thứ ba: Một số Công ty sản xuất lớn cũng cho ra mắt những hệ thống điều hành kết hợp tự động hóa sản xuất với các nguyên tắc sản xuất tinh gọn, hoạt động rất hiệu quả. Nhà máy sản xuất của Samsung là một ví dụ điển hình với việc xuất hiện robot trong quá trình đưa linh kiện, bán thành phẩm, thành phẩm trong nhà máy, việc kiểm kê hàng bằng drone,…
  • Thứ tư: Một số ít nhà bán lẻ trong nước đang triển khai ứng dụng kết hợp giữa hệ thống thông tin – tự động hóa – trí tuệ nhân tạo trong quản lý chuỗi cung ứng từ khâu thu mua tới khâu phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng.
Tìm hiểu quá trình ứng dụng công nghệ vào hoạt động Logistics hiện nay
Các DN tại Việt Nam cũng cần được ứng dụng công nghệ vào Logistics.

Mặc dù xu hướng ứng dụng CNTT đang rất mạnh mẽ như vậy nhưng chưa nhiều doanh nghiệp logistics nội địa đầu tư nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động của mình. Trình độ ứng dụng CNTT của các doanh nghiệp logistics Việt Nam đang ở mức độ thấp, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ – hiện đang chiếm gần 80% thị phần vận tải nội địa. Đây là một trong những yếu tố khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể vận hành một cách có hiệu quả, tối ưu chi phí và cải thiện chất lượng dịch vụ.

Hiện nay, các doanh nghiệp logistics của Việt Nam đang cung cấp từ 2 – 17 dịch vụ logistics khác nhau, trong đó chủ yếu là dịch vụ giao nhận, vận tải, kho hàng, chuyển phát nhanh và khai báo hải quan. Khoảng 50%-60% doanh nghiệp đang ứng dụng các loại hình công nghệ khác nhau, tùy theo quy mô và tính chất dịch vụ của từng doanh nghiệp. Khó khăn lớn nhất cho doanh nghiệp trong áp dụng CNTT là khả năng tài chính. Dưới đây là thống kê tình hình ứng dụng CNTT của các DN thuộc “Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA)”:

 

STT

 

Ứng dụng CNTT

 

Thực hiện (%)

 

Kỳ vọng thực hiện trong tương lai gần (%)

Không có nhu cầu (%)
1 Logistics thông minh (Smart logistics) 6,1 29,7 64,2
2 Logistics xanh (Green logistics) 5,4 27 67,6
3 Logistics cho TMĐT (E-Logistics) 10,8 27 62,2
4 TMĐT (E-Commerce) 15,5 23,6 60,8
5 Logistics điện toán đám mây (Cloud Logistics) 10,8 23,6 65,5
6 Theo dõi và truy xuất (Tracking & Tracing) 38,5 14,9 46,6
 

7

Hệ thống quản lý giao nhận (Forwarding Management System)  

41,9

 

14,9

 

43,2

8 Quản lý đơn hàng (Order management) 16,9 20,3 62,8
9 Quản lý nhân sự (Human resource management) 26,4 20,9 52,7
 

10

Hệ thống quản lý kho hàng (Warehouse Management System)  

34,5

 

20,3

 

45,3

 

11

Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (EDI-Electronic Data Interchange)  

31,8

 

14,9

 

53,4

 

12

Hệ thống quản lý vận tải (TMS-Transport Management System)  

37,6

 

22,1

 

40,3

13 Khai báo hải quan (Customs Declaration) 75,2 5,4 19,5
14 Soi mã vạch (Barcode scanning) 27 24,3 48,6
 

15

Nhận dạng bằng sóng vô tuyến (Radio Frequency Identification – RFID  

4,7

 

18,9

 

76,4

Bảng số liệu thống kê kết quả áp dụng CNTT của các Doanh nghiệp thành viên VLA.

Nguồn: VLA (2020)

Ứng dụng CNTT tại một số doanh nghiệp điển hình:

Các Doanh nghiệp logistics lớn đều có các ứng dụng CNTT hiện đại. Công ty TNHH Fixmart Franchise là một trong những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận xuất – nhập khẩu và phân phối hàng tiêu dùng với quy mô lớn. Trước đây hàng hóa được nhân viên quản lý bằng cách thủ công. Hiện nay, Công ty sử dụng các ứng dụng logistics với một thiết bị cầm tay giúp giảm rất nhiều công sức và thời gian, thay vì 7 người làm như trước, nay chỉ cần 3 người vẫn đáp ứng được nhu cầu công việc.

Công ty TNHH An Lợi là nhà cung cấp chuỗi dịch vụ logistics cho các công ty sản xuất điện tử của Nhật Bản như Canon, Brother, Nissei,…Công ty đang áp dụng phương pháp quản lý tồn kho thông qua hình thức vận chuyển milkrun, được minh họa cụ thể như sau: Chuyến xe gom hàng từ nhiều địa điểm khác nhau theo thời gian và số lượng đã được định trước, sau đó chuyển về nhà máy và đưa thẳng vào trong dây chuyền sản xuất, lắp ráp ngay, giảm thời gian, diện tích lưu kho. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ còn giúp tăng hiệu quả công tác vận hành cũng như quản lý và điều phối xe tải hàng ngày.

Cả 2 Doanh nghiệp trên nằm trong số những đơn vị sử dụng nền tảng hệ thống quản lý kho bãi và vận tải từ Công ty cổ phần Giải pháp chuỗi cung ứng Smartlog, một đơn vị khởi nghiệp trong lĩnh vực logistics. Với những giải pháp hữu ích trong lĩnh vực logistics, Smartlog đã nhận được giải Sao Khuê 2019 do “Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam” trao tặng.

Đầu năm 2019, Công ty TNHH Linfox Logistics Việt Nam (100% vốn đầu tư từ Australia) đã đưa vào hoạt động Linfox Warehouse với diện tích 100.000 m² tại Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh. Cơ sở mới là một phần trong quan hệ đối tác chiến lược với công ty Unilever. Đây là một trong những kho và trung tâm phân phối lớn nhất tại miền Bắc với công suất 70.000 pallet, diện tích sàn kho 60.000 m² phù hợp cho nhiều đối tượng khách thuê.

Linfox Warehouse được trang bị công nghệ tối tân như: hệ thống quản lý kho Microlistics cùng các thiết bị vô tuyến dành cho nghiệp vụ kho vận; hệ thống đèn LED thông minh cảm ứng chuyển động nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng và tối thiểu hóa ảnh hưởng đến môi trường; hệ thống hứng nước mưa để tái sử dụng và giảm thiểu nguy cơ thấm ẩm (Nguồn: http://www.baobacninh.com.vn/chi-tiet-phong-su-va-ghi-chep/-/details/20182/chu-tich-ubnd-tinh- nguyen-tu-quynh-du-le-khanh-thanh-nha-kho-linfox-warehouse và https://www.linfox.com/article/linfox- opens-new-warehouse-in-vietnam/, tra cứu ngày 10/9/2020)

Một doanh nghiệp khởi nghiệp khác trong lĩnh vực logistics là Công ty Cổ phần Abivin Việt Nam (thành lập năm 2015) đã vượt qua 40 doanh nghiệp khác để giành giải thưởng cao nhất của Cuộc thi World Cup Khởi nghiệp thế giới tại Hoa Kỳ năm 2019. Abivin từng là Quán quân trong Cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia Techfest Vietnam 2018. Giải pháp của Abivin cung cấp giải quyết các vấn đề trong ngành logistics dựa trên nền tảng công nghệ phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo,… áp dụng thuật toán để tạo ra lộ trình nhanh nhất cho hàng trăm xe giao hàng, hàng nghìn đơn hàng trong vài giây. Phần mềm của Abivin có thể giúp tăng 30% khả năng giao hàng, tiết kiệm chi phí giao vận theo thời gian, cải thiện được tầm nhìn quản lý chuỗi cung ứng từ đầu đến cuối cho doanh nghiệp.

Hiện Abivin đang hoạt động tại 4 quốc gia trên thế giới. Abivin vRoute do Abivin phát triển là nền tảng AI tối ưu hoá logistics giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tự động hoá các quy trình thủ công và quản lý chuỗi cung ứng từ đầu đến cuối. Việc sử dụng Abivin vRoute đã giúp doanh nghiệp logistics tiết kiệm khoảng 35% thời gian điều phối và lên kế hoạch vận tải; Tối ưu chi phí hoạt động vận hành; Tăng 95% khả năng bao quát chuyến hàng và đội xe. Đối với doanh nghiệp phân phối, Abivin vRoute giúp giảm 85% thời gian lên kế hoạch và điều phối hàng ngày; tiết kiệm thời gian và chi phí cho hoạt động logistics; cải thiện lên tới 25% tỷ lệ đầy xe (Vehicle Fill Rate).

Tương tự Abivin, là một doanh nghiệp khởi nghiệp chuyên về lĩnh vực vận tải, Công ty TNHH Công nghệ Logivan đã huy động được 5,5 triệu USD từ quỹ đầu tư nước ngoài. Điểm mạnh trong sản phẩm của Logivan là ứng dụng trí tuệ nhân tạo, thuật toán so khớp xe tải và giá cả nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các xe tải trống. Logivan được ví như “Uber của xe tải”, chuyên cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam, trong năm 2018 đã kết nối hơn 22.000 đối tác vận tải, 10.000 chủ hàng đăng ký trên hệ thống của mình.

Tổng công ty Tân Cảng Sài gòn đang có 92% thị phần xuất nhập khẩu hàng hóa thông qua vận tải hàng container bằng đường biển tại khu vực phía nam, trên 50% thị phần trong cả nước (năm 2018) với sản lượng giao nhận bình quân đạt 19.000-21.000 lượt container/ngày. Cảng đã nghiên cứu và phát triển hệ thống cảng điện tử (e-Port) từ năm 2016, nhằm cung cấp công cụ cho khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến qua thẻ thanh toán nội địa (ATM) cá nhân và tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp (internet banking), phát hành hóa đơn điện tử, đồng thời triển khai lệnh giao hàng điện tử (eDO) với các hãng tàu.

E-Port giúp khách hàng chủ động khai báo thông tin giao nhận cho các lô hàng và đặc biệt kết nối thanh toán dịch vụ trực tuyến linh hoạt thông qua cổng Napas 24/24 với các hệ thống ngân hàng.

E-Port giúp khách hàng và hãng tàu giảm được các công đoạn di chuyển, nhận chứng từ, quản lý giấy tờ thủ công; điện tử hóa quy trình làm việc, kiểm soát chặt chẽ hồ sơ, chứng từ giao nhận cũng như thanh toán, giảm ách tắc giao thông khi sản lượng hàng hóa giao nhận tăng cao cũng như tiết kiệm chi phí cho chủ hàng, hãng tàu và cảng. E-Port cũng làm giảm 2/3 số lượng nhân viên tại khu thủ tục.

Tính đến ngày 25/6/2020, hầu hết các hãng tàu đã thực hiện lệnh giao hàng điện tử eDO với Cảng, loại bỏ lệnh giao hàng thủ công và thay đổi tập quán trong giao nhận hàng hóa, góp phần thực hiện thành công giao dich điện tử trong hoạt động thương mại, giảm thiểu lượng giấy sử dụng trong giao nhận, góp phần to lớn trong công cuộc bảo vệ môi trường.

Tháng 9/2019, cảng Hải Phòng cũng đã triển khai thử nghiệm ứng dụng eDO, giúp doanh nghiệp khách hàng, hãng tàu diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm chi phí. Chủ hàng không cần đến hãng tàu để lấy D/O bản giấy như trước đây mà xuống thẳng cảng nhận hàng thông qua giao dịch điện tử từ hãng tàu gửi cho cảng. Từ tháng 11/2029, cảng đã chuyển sang phát hành hóa đơn điện tử thay vì hóa đơn giấy (truyền thống) tại cảng Chùa Vẽ và cảng Tân Vũ. Đến cuối tháng 12/2019, cảng đã hoàn thành lắp đặt hệ thống tự động kiểm soát và giao nhận container nhập tàu tại cảng Tân Vũ và đưa vào vận hành thử nghiệm.

Hệ thống tự động kiểm soát và giao nhận container nhập tàu thiết lập vận hành thử nghiệm bao gồm 2 điểm kiểm tra đặt tại các trục tuyến giao thông chính trong cảng. Hệ thống hoàn thành có chức năng tự động chụp ảnh 4 mặt của container (2 cạnh sườn trái, phải container, 1 đuôi xe, 1 nóc container; tự động nhận dạng số container; giao tiếp với phần mềm nghiệp vụ quản lý điều hành cảng; tích hợp dữ liệu và mã container nhận dạng; cung cấp hình ảnh, tình trạng container nhập tàu qua website cho hãng tàu, khách hàng.

Hệ thống tự động này giúp nâng cao chất lượng giao nhận container, cung cấp hình ảnh tình trạng container rõ nét và chính xác, đáp ứng yêu cầu của hãng tàu, khách hàng. Các thao tác được thực hiện thông qua hệ thống nhận diện tự động, giảm nhân lực giao nhận tại tuyến cầu tàu, giảm thiểu rủi ro, sai sót trong giao nhận, đảm bảo tính ổn định, chuẩn hóa và an toàn trong khai thác.

Áp dụng Blockchain trong Logistics và chuỗi cung ứng tại Việt Nam

FPT đưa ra giải pháp Akachain áp dụng blockchain nhằm truy xuất nguồn gốc hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Akachain cho phép quản lý hiệu quả logistics toàn chuỗi, từ xử lý đơn hàng, quản lý chất lượng, đóng gói, kho bãi đến phân phối. Trong toàn chuỗi, thông tin về hàng hóa được truy xuất và theo dõi tại bất kỳ thời điểm nào. Lĩnh vực nông nghiệp được coi là rất tiềm năng cho việc áp dụng công nghệ này. Lựa chọn công nghệ blockchain này cho phép kết hợp dễ dàng với Big data và công nghệ AI; đảm bảo bảo mật thông tin cao; tăng tốc độ các giao dịch.

Tháng 9/2020, Công ty Vietnam Blockchain Corp (VBC) đã triển khai giải pháp lệnh giao hàng điện tử (eDO) trên nền tảng công nghệ chuỗi khối (blockchain). Hiện tại giải pháp đã được triển khai trên nền Web và App trên Google Play (BeDO – VBC Logistics) và được ứng dụng thử nhiệm tại một số doanh nghiệp. Trong thời gian tới, giải pháp eDO sẽ được phát triển cho dịch vụ giao nhận vận tải hàng không và triển khai rộng rãi đến cộng đồng doanh nghiệp dịch vụ logistics (https://logistics.vietnamblockchain.asia/welcome/, tra cứu ngày 11/9/2020)

Bên cạnh đó, mới đây, Chính phủ Nhật Bản và 20 công ty lớn nhất của Nhật (như Mitsubishi Corp., Mitsui & Co., Nippon Express, NYK Line, Mizuho Bank, Sompo Japan Insurance, Tokio Marine & Nichido Fire Insurance) đã giới thiệu một nền tảng kỹ thuật số – công nghệ blockchain để quản lý và tích hợp thông tin trong giao dịch thương mại, nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Nhật Bản và ASEAN cũng như thúc đẩy số hóa các thủ tục thương mại.

Tìm hiểu quá trình ứng dụng công nghệ vào hoạt động Logistics hiện nay
Ứng dụng công nghệ Blockchain vào chuỗi cung ứng Logistics giúp thúc đẩy số hóa các thủ mục thương mại.

Theo đó, Việt Nam sẽ là nước đầu tiên thực hiện việc chạy thử nghiệm hệ thống mới, sau đó sẽ được triển khai cho 9 nước thành viên trong khối ASEAN. Hệ thống sẽ xác định các điểm nghẽn tiềm ẩn trong chuỗi cung ứng bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu trong quá khứ liên quan đến các giao dịch, ví dụ: xác định nhà cung cấp thay thế hoặc công ty vận tải hàng trong trường hợp chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Nền tảng này sẽ giảm thiểu và loại bỏ nhu cầu trao đổi tài liệu bản cứng.

Ví dụ, thông thường vận đơn (B/L) được phát hành thành 3 bản chính, càng phát hành nhiều B/L thì nguy cơ gian lận, trộm cắp hàng hóa trái phép hoặc phát hành sai càng cao. Công nghệ Blockchain cho phép các B/L gốc ở dạng phi vật chất được gửi một cách an toàn, giảm sự chậm trễ và rủi ro giả mạo. Công nghệ này cũng có thể giúp số hóa các thủ tục phát hành tín dụng thư của ngân hàng và các hợp đồng bảo hiểm thương mại.

Trên đây là những thông tin liên quan tới việc ứng dụng công nghệ vào chuỗi cung ứng Logistics hiện nay, nếu quý Doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh doanh nào đang có nhu cầu muốn tìm hiểu về chính sách, hướng đi mới đầy tiềm năng này có thể tham khảo, tìm đọc để chủ động hơn trong mọi trường hợp, góp phần hiệu quả trong việc đẩy mạnh hoạt động Logistics tại Việt Nam.

Nhìn chung, từ đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hoạt động cung ứng Logistics đang có dấu hiệu không mấy khả quan, kéo theo đó là ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác tác động nên việc nâng cao những giải pháp, mở ra nhiều hướng đi mới bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin một cách chuẩn xác, đúng lúc đúng thời điểm thực sự rất cần thiết. Hãy tiếp tục theo dõi, đồng hành cùng Ratraco Solutions trong những tin bài liên quan tiếp theo nhé.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ