Quy định xử phạt đối với những xe vận chuyển quá khổ quá tải hiện nay

Hiện nay, nhu cầu vận chuyển hàng quá khổ quá khổ phục vụ cho việc xây dựng các công trình, nhà xưởng, nhà máy,…ngày càng nhiều nên các Dịch vụ vận tải hàng hóa siêu trường siêu trọng/hàng quá tải quá khổ cũng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như tạo ra sự cạnh tranh cao nhất về giá cả, chất lượng, uy tín thương hiệu. Song, việc vận chuyển mặt hàng có tính chất đặc biệt về khối lượng, tải trọng đòi hỏi phải có sự tính toán thật kĩ càng về phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ cũng như giấy phép từ Cơ quan ban ngành.

Do đó, vấn đề đặt ra là trước tiên cần nắm rõ những quy định xử phạt quá khổ quá tải ở nước ta hiện nay ra sao? Loại hàng nào được xếp vào hàng quá khổ? Quy định về các loại phương tiện cho phép chở hàng & những lưu ý quan trọng khác? Ratraco Solutions sẽ giúp bạn làm rõ mọi thắc mắc thông qua bài chia sẻ sau.

Hàng quá khổ quá tải là những loại hàng nào?

Quá khổ là kích thước tối thiểu của hàng hóa vượt quá kích thước lọt lòng cho phép của 1 Container hoặc vượt quá kích thước giới hạn của 1 Container không có vách và trần. Cụ thể:

  • Chiều rộng hàng hóa rộng hơn 2,5m
  • Chiều dài hàng hóa dài hơn 20m
  • Chiều cao tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên lớn hơn 4,2m; đối với xe chở Container lớn hơn 4,35m.
Quy định xử phạt đối với những xe vận chuyển quá khổ quá tải hiện nay
Những mặt hàng máy móc, thiết bị công trình xây dựng có kích thước lớn, cồng kềnh được xếp vào loại hàng quá tải, quá khổ.

Hàng hóa quá khổ thường là máy móc, hàng nguyên kiện không thể tháo rời nên phải vận chuyển quá khổ quá tải như:

  • Máy công trình: máy đóng cọc, xe cẩu, xe múc, xe lu,…
  • Máy móc công nghiệp quá khổ về chiều cao, chiều rộng hay chiều dài
  • Máy móc công nghiệp nặng trên 30 tấn
  • Hàng sắt thép dài 14m, 15m, 16m, 17m, 18m, 19m, 20m, 21m,…
  • Vận chuyển các máy phát điện loại lớn
  • Vận chuyển các loại bồn quá khổ
  • Vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng
  • Vận chuyển thép tấm, thép cuộn, thép định hình, dầm thép, khung nhà tiền chế, khung nhà xưởng
  • Vận chuyển kết cấu thép, kết cấu bê tông, dầm cầu vượt,…

Những quy định xử phạt xe quá khổ quá tải hiện nay

Dưới đây là các mức xử phạt quá khổ quá tải mới nhất hiện nay mà bạn cần nắm rõ:

Mức xử phạt đối với xe chở quá khổ

Mức xử phạt xe chở quá khổ mới nhất được quy định rõ tại khoản 3 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Trong đó, khi có hành vi chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường ghi trong Giấy phép lưu hành hoặc điều khiển xe chở hàng quá khổ giới hạn của cầu, đường tham gia giao thông, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng, mức xử phạt từ 3.000.000 – 5.000.000 triệu đồng.

Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo, ô tô và các loại xe tương tự ô tô), Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1-3 tháng.

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, trong trường hợp người điều khiển phương tiện chở hàng hóa quá khổ gây ra hư hại cầu, đường sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm quá khổ gây ra.

Mức xử phạt đối xe chở quá tải

1. Nếu quá tải 10% – 20%: Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 triệu đồng (trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng)

2. Nếu quá tải 20% – 50%: Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 triệu đồng (trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng)

3. Nếu quá tải 50% – 100%: Phạt tiền từ 5.000.000 – 7.000.000 triệu đồng (trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng)

4. Nếu quá tải 100% – 150%: Phạt tiền từ 7.000.000 – 8.000.000 triệu đồng (trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng)

5. Nếu quá tải trên 150%: Phạt tiền từ 14.000.000 – 16.000.000 triệu đồng (trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng).

* Lưu ý: Trường hợp xe có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe nếu có) vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành thì có cùng mức phạt.

Như vậy để trả lời cho câu hỏi quá tải từ 10 – 30% phạt bao nhiêu tiền? Câu trả lời là bạn sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 – 4.000.000 triệu đồng khi vi phạm quá tải mức này.

Các quy định vận tải hàng quá khổ quá tải/ hàng siêu trường siêu trọng

Về phương tiện vận tải

Loại phương tiện dùng để chuyên chở hàng quá khổ, siêu trường siêu trọng phải phù hợp theo quy định về phương tiện ở nước ta. Phương tiện vận tải bắt buộc phải có giấy đăng kiểm, kiểm soát chất lượng phù hợp và còn hiệu lực, đảm bảo an toàn kĩ thuật suốt quá trình lưu thông, di chuyển.

Trường hợp các rơ moóc kiểu Module có tính năng ghép nối được với nhau sử dụng để chở hàng siêu trường, siêu trọng, Cơ quan đăng kiểm xác nhận vào Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe với nội dung: “Được phép ghép nối các Module với nhau và phải có Giấy phép lưu hành xe do Cơ quan có thẩm quyền cấp phép”.

Trong trường hợp cần thiết, phương tiện vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng có thể cải tạo theo hồ sơ thiết kế đã được Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Quy định xử phạt đối với những xe vận chuyển quá khổ quá tải hiện nay
Cần sử dụng các loại phương tiện chuyên dụng để chuyển hàng quá khổ quá tải trên đường.

Về phương tiện cho phép trên đường bộ

Phương tiện chuyên chở hàng quá khổ quá tải, siêu trường siêu trọng trên đường bộ là phổ biến nhất. Phương tiện trên đường bộ phải thực hiện theo các quy định về lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ trong Chương III của Thông tư 07 /2010/TT-BGTVT. Giấy phép lưu hành cấp cho phương tiện vận tải hàng siêu trường siêu trọng theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.

Một số loại phương tiện dùng để chuyển tải loại hàng đặc biệt này gồm:

  • Mooc lùn, mooc sàn
  • Mooc thủy lực (trailer)
  • Tàu rời
  • Sà lan.

Những điều cần lưu ý khi vận chuyển đơn hàng quá khổ

Khi chuyển tải những đơn hàng quá tải, quá khổ cần lưu ý vài vấn đề sau để đảm bảo an toàn tuyệt đối:

  • Việc vận tải hàng quá khổ khó hơn so với những loại hàng thông thường nên cần kết hợp nhiều loại phương tiện
  • Cần bố trí, sắp xếp một đội ngũ chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trong vận tải và giám sát, kiểm tra theo quy trình một cách bài bản, chất lượng
  • Một số loại hàng thường quá tải khi vận chuyển như: hàng dự án, sắt thép dài, bồn vệ sinh Công nghiệp, ống thiết bị lớn,…
  • Mọi phương tiện, thiết bị đều phải có giấy cấp phép và kiểm định kĩ càng mới được phép lưu thông, còn không sẽ bị bắt giữ do vi phạm quy định giao thông đường bộ
  • Tất cả đều phải có giấy phép sử dụng đường bộ do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
Quy định xử phạt đối với những xe vận chuyển quá khổ quá tải hiện nay
Việc chuyển hàng quá tải, quá khổ phải được sự cấp phép từ Cơ quan Nhà nước liên quan.

RatracoSolutions Logistics vừa chia sẻ những quy định xử phạt quá khổ quá tải các loại hàng hóa quá khổ quả tải, khó luân chuyển theo cách thông thường. Các DN, Đơn vị vận tải hàng nói chung & các tài xế nói riêng cần nghiên cứu nắm rõ tất tần tật mọi điều luật, mọi hình thức xử phạt, mức phạt cụ thể cho từng trường hợp vi phạm được đưa ra ở trên để hạn chế những sai phạm không đáng có.

Bên cạnh đó, các Đơn vị chuyển tải hàng quá tải, quá khổ/ hàng siêu trường siêu trọng cũng cần hiểu rõ một số lưu ý về các loại phương tiện chuyên dụng cho phép lưu thông vận tải, có như vậy mới đảm bảo an toàn cho người & tài sản. Để được hỗ trợ tốt nhất về Dịch vụ vận tải hàng siêu trường siêu trọng/hàng quá khổ quá tải an toàn, chuyên nghiệp, giá tốt, vui lòng liên hệ với Ratraco Solutions theo hotline bên dưới.

Liên hệ Vận chuyển hàng dự án lớn, siêu trường siêu trọng

Mr Toàn Nguyễn: 0965 131 131

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ