Tiêu chuẩn xuất khẩu ớt sang Trung Quốc như thế nào?

Các Doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh nông sản xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng ớt tươi đang cần nắm rõ những tiêu chuẩn đánh giá xuất khẩu ớt sang Trung Quốc? Bạn muốn hiểu thêm về tình hình xuất khẩu ớt tại Việt Nam hiện nay như thế nào để tiện theo dõi, tiếp tục có kế hoạch trồng trọt, chăm sóc, đáp ứng đúng theo yêu cầu xuất khẩu đề ra từ phía thị trường Trung Quốc đề ra.

Đó là những kiến thức mà Ratraco Solutions sẽ cung cấp cho các đơn vị chủ hàng, Doanh nghiệp ngay trong bài viết này, đồng thời chúng tôi cũng chỉ rõ về tầm quan trọng của việc lựa chọn một Công ty vận tải đường sắt có tiếng, tiết kiệm thời gian, chi phí giúp bạn an tâm hơn trong việc trao phó toàn bộ tài sản hàng hóa xuất khẩu sang thị trường quốc tế.

Tình hình xuất khẩu ớt sang Trung Quốc hiện nay

Ớt Việt Nam được nhiều đối tác nước ngoài đánh giá là chất lượng, độ cay hơn ớt của các nước khác, ngoài ra ớt tươi Việt Nam không có thuốc trừ sâu, đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm nên nhu cầu tiêu thụ ớt tại thị trường nước ngoài luôn có sự tăng mạnh. Trung Quốc là thị trường lớn trong việc tiêu thụ ớt Việt Nam, ớt xuất khẩu sang Hàn Quốc, Trung Quốc,…liên tục tăng mạnh những năm gần đây.

Sở dĩ hiện tại, Trung Quốc ngày càng siết chặt nhiều mặt hàng của Việt Nam (trong đó có ớt) là vì hàng xuất khẩu sang quốc gia này tồn tại nhiều vấn đề bất cập như làm giả giấy chứng nhận, tờ khai, đơn hàng,…Đó là chưa kể, các sản phẩm từ Việt Nam xuất sang có những dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn chất lượng nông sản.

Tiêu chuẩn xuất khẩu ớt sang Trung Quốc như thế nào?
Tình hình xuất khẩu ớt và nông sản nói chung sang Trung Quốc đang có chiều hướng thay đổi & Việt Nam cần nổ lực nhiều hơn nữa.

Ngoài ra, phía Trung Quốc còn phát hiện hàng nước thứ ba mượn xuất xứ Việt Nam để vào Trung Quốc. Điển hình là ớt nhập khẩu Việt Nam nghi là ớt Ấn Độ (do có kích thước, đặc điểm khác với ớt Việt Nam), trong khi đó, Ấn Độ chưa được phê chuẩn xuất khẩu ớt vào thị trường Trung Quốc.

Theo nhận định từ lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi cho biết, với giá ớt hiện nay, người dân sẽ được hưởng lợi rất lớn song vẫn còn rất bấp bênh và phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc. Sở NN-PTNT Quảng Ngãi cũng khuyến cáo bà con không nên thấy giá cao nhất thời mà ồ ạt trồng ớt, trong khi chưa tìm thấy đầu ra ổn định. Đặc biệt là ở thời điểm bùng phát dịch Covid-19, tình hình xuất ớt qua Trung Quốc đang có dấu hiệu “chững” lại và cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong tương lai.

Tiêu chuẩn đánh giá ớt xuất khẩu qua Trung Quốc như thế nào?

Những tiêu chuẩn xuất khẩu ớt qua Trung Quốc được quy định như sau:

1. Về điều kiện thu hoạch và đưa vào bảo quản 

  • Yêu cầu chung: Ớt phải được thu hoạch trong thời tiết khô và lạnh. Chỉ những quả có độ chín thích hợp, ví dụ: quả có hình dạng, độ phát triển và màu sắc đặc trưng của giống mới thu hoạch. Ớt cũng có thể được thu hoạch ở giai đoạn chín sinh lý (đỏ)
  • Đặc tính chất lượng: Việc chọn và phân loại phải được thực hiện ngay sau khi thu hoạch. Ớt dùng để bảo quản phải lành lặn, sạch, cứng, phát triển tốt, không có hơi nước trên bề mặt, không bị tổn thương phần đầu và không bị hư hại do băng giá (héo do lạnh) và cháy nắng
  • Bảo quản: Ớt phải được bảo quản càng nhanh càng tốt sau khi chọn và phân loại. Trước khi bảo quản, ớt phải được giữ vài giờ ở nơi mát. Khi phân loại chất lượng và kích thước, mỗi bao bì chỉ được chứa ớt của cùng một giống hoặc cùng loại thương mại, cùng cấp hạng và kích cỡ. Bao gói phải được xử lý cẩn thận để không làm hư hỏng bề mặt ớt. Các bao gói được xếp chồng lên nhau theo cách sao cho đảm bảo sự lưu thông không khí qua các chồng.

2. Về điều kiện bảo quản

  • Nhiệt độ: Tiêu chuẩn đánh giá xuất khẩu ớt sang Trung Quốc về nhiệt độ được khuyến cáo bảo quản là đối với các giống ớt khác, ớt xanh nên được bảo quản ở nhiệt độ từ 7oC đến 8oC và ớt đỏ nên được bảo quản ở nhiệt độ từ 4oC đến 6oC
  • Độ ẩm tương đối: Độ ẩm tương đối là yếu tố quan trọng nhất để duy trì độ cứng của quả. Ở nơi bảo quản, độ ẩm tương đối của không khí nên trong khoảng từ 90% đến 95%. Nếu độ ẩm của không khí giảm xuống dưới 90%, thì có thể bảo vệ độ cứng của quả bằng cách phủ tấm polyetylen lên bao gói và mỗi ngày tháo bỏ tấm phủ từ 1h đến 2h để lưu thông không khí
  • Lưu thông không khí: Hệ thống lưu thông không khí được sử dụng ở nơi bảo quản phải đảm bảo ổn định nhiệt độ và độ ẩm tương đối đồng đều
  • Thời gian bảo quản: Đối với các giống ớt khác, thì thời gian bảo quản trong khoảng từ 10-30 ngày phụ thuộc vào từng giống, mức độ chín, điều kiện khí hậu và hệ thống canh tác
  • Các hoạt động trong và cuối quá trình bảo quản: Ớt dễ bị thối nên cứ 2-3 ngày cần kiểm tra chất lượng quả và các quả cho thấy các dấu hiệu giảm độ cứng hoặc bị hư hỏng do sâu bệnh hoặc côn trùng, thì phải được loại bỏ ngay.
Tiêu chuẩn xuất khẩu ớt sang Trung Quốc như thế nào?
Ớt xuất khẩu sang Trung Quốc cần đảm bảo về chất lượng, độ tươi ngon đạt chuẩn hiệu quả.

Xem thêm: tiêu chuẩn xuất khẩu bơ sang Trung Quốctiêu chuẩn xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam

3. Về điều kiện vận tải nông sản (ớt tươi xuất khẩu)

  • Đặc tính chất lượng: Ớt phải có chất lượng cao. Ớt phải phù hợp với các yêu cầu đặt ra.
  • Nhiệt độ: Trước khi nạp hàng, nên làm lạnh ớt trước. Nếu nhiệt độ của quả vượt quá dải nhiệt độ từ + 18 oC tới + 20 oC thì phải được làm lạnh nhanh đến + 8 oC. Sau khi nạp, các điều kiện nhiệt độ trong quá trình vận tải phụ thuộc vào thời gian như sau:

Thời gian vận tải

(ngày)

Nhiệt độ

oC

3 đến 5

+ 5 đến + 8

6 đến 10

+ 8

11 đến 14

+ 8 đến + 8,5

Tiêu chuẩn xuất khẩu ớt tươi qua Trung Quốc có thể vận chuyển ở nhiệt độ từ + 4 oC đến + 6 oC. Làm lạnh chậm trong xe vận chuyển dễ dẫn đến hư hỏng sản phẩm.

  • Bao gói: Để vận chuyển ớt sử dụng bao bì bằng tấm xơ ép, bằng gỗ hoặc bằng chất dẻo
  • Độ ẩm tương đối: Trong quá trình vận chuyển, xuất khẩu ớt sang Trung Quốc, độ ẩm tương đối nên duy trì từ 80%-90%
  • Thông gió: Phương pháp bảo quản ớt trong bao bì và phương pháp xếp chồng trong xe vận chuyển phải được thông gió đầy đủ để giúp loại bỏ nhiệt ra khỏi khối sản phẩm.

Ratraco Solutions – Đơn vị Dịch vụ vận tải hàng hóa nông sản ớt xuất khẩu đi Trung Quốc UY TÍN GIÁ TỐT

Ớt là một trong những loại trái làm gia vị rất phổ biến trên thế giới. Đây là mặt hàng xuất khẩu tương đối nhiều của nước ta, hàng xuất phải được bảo quản đông lạnh đúng cách, đi trong thời gian dài nên vấn đề bao bì thùng đóng gói rất quan trọng.

Thùng carton đựng ớt xuất khẩu cũng phải có độ cứng, bền và độ chống thấm cũng phải chuẩn. Do tính chất của quả  ớt tươi rất dễ bị dập, chín thối nên nếu bao bì không tốt sẽ gây ảnh hưởng lan truyền đến nguyên lô hàng xuất đi. RatracoSolutions Logistics chúng tôi là một trong những Đơn vị chuyên nhận vận tải hàng nông sản, xuất khẩu ớt sang Trung Quốc với những thế mạnh sẵn có như:

  • Giá tốt: Ratraco Solutions cam kết về giá phí dịch vụ luôn cạnh tranh so với nhiều đơn vị vận tải khác. Nhân viên chúng tôi sẽ tư vấn rõ ràng chi tiết giúp bạn giảm tối đa chi phí khi gửi hàng nặng, số lượng lớn hoặc chưa có kinh nghiệm chuyển hàng quốc tế
  • Dịch vụ chuyên nghiệp: Đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm, từng phục vụ qua hàng ngàn khách hàng, đối tác khác nhau. Nhân viên chuyên trách bốc dỡ hàng năng động, chuyên nghiệp được đào tạo nghiệp vụ bài bản
  • Nhanh chóng: Nhiều khách hàng trải nghiệm dịch vụ giao hàng đi quốc tế của RatracoSolutions Logistics luôn hài lòng về tốc độ vận tải hàng hóa nhanh chóng, thần tốc nên quý khách hàng có thể an tâm, tin tưởng tuyệt đối
  • An toàn: Ratraco Solutions luôn hiểu rõ tâm tư khách hàng chính là sự an toàn khi gửi hàng hóa đi xuất khẩu. Thế nên, chúng tôi luôn phát triển không ngừng công tác đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong suốt quá trình vận tải, không móp méo, hư hỏng, mất mát, hay thiếu hụt số lượng,…
Tiêu chuẩn xuất khẩu ớt sang Trung Quốc như thế nào?
Ratraco Solutions tự hào và đơn vị xuất khẩu ớt sang Trung Quốc với chi phí thấp nhất thị trường.

Hi vọng những thông tin trên về tiêu chuẩn đánh giá ớt xuất khẩu qua Trung Quốc mà Ratraco Solutions đã vừa chia sẻ trên đây sẽ hỗ trợ phần nào cho các cá nhân, các đơn vị, các hộ sản xuất kinh doanh nông sản có thêm kinh nghiệm, vốn hiểu biết để đảm bảo chất lượng hoàn hảo nhất cho toàn bộ hàng hóa của mình trước khi giao thương với thị trường nước bạn.

Đặc biệt khi đến với Doanh nghiệp vận tải nông sản bằng đường sắt giá rẻ của RatracoSolutions Logistics, toàn bộ thủ tục quá trình xuất khẩu ớt sang Trung Quốc đều được đơn giản hóa, nhanh chóng, mau lẹ, cam kết không có bất cứ vướng mắc nào xảy ra. Bên cạnh đó khách hàng còn được hưởng lợi rất nhiều khi thuê dịch vụ chuyển hàng xuất khẩu ớt trọn gói của chúng tôi. Mọi thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ qua hotline bên dưới để được tư vấn, hỗ trợ tận tình chu đáo nhất nhé.

Liên hệ Vận chuyển Container Liên Vận Quốc Tế : VN <-> Trung Quốc, EU, Nga

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

#HCM:

Mr Lưu Toàn: 0909 876 247

Ms Quyên: 0901 411 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Bình Dương:

Ms Quyên: 0901 411 247

Mr Lưu Toàn: 0909 876 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Đồng Nai:

Ms Hoa: 0938 790 247

Mr Lưu Toàn: 0909 876 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Bình Định:

Ms Quyên: 0901 411 247

Ms Hoa: 0938 790 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Đà Nẵng:

Mr Miền: 0909 199 247

Mr Ý: 0906 354 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Nghệ An

Ms Mỹ Linh: 0901 100 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Hà Nội

Ms Tâm: 0902 486 247

Ms Mỹ Linh:0901 100 247

#Trung Quốc

Ms Hưởng: 0909 949 247

2 những suy nghĩ trên “Tiêu chuẩn xuất khẩu ớt sang Trung Quốc như thế nào?

  1. Nguyễn Luân nói:

    Chúng tôi muốn xuất khẩu ớt tươi từ Bình định sang Trung Quốc, bạn có thể cung cấp cho tôi báo giá của bên bạn qua số zalo 0904499133 được ko?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ
Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ