Transhipment là gì? Kiến thức quan trọng về Transhipment

Transhipment tức là bốc dỡ container hàng hóa từ tàu này sang tàu khác tại cảng trung chuyển để tiếp tục đưa tới cảng đích dỡ hàng cuối cùng. Để giúp bạn hình dung rõ hơn về hoạt động này, Ratraco Solutions sẽ góp nhặt kiến thức chuyên ngành từ nhiều nguồn nhằm giải đáp thắc mắc thuật ngữ transhipment là gì kèm dẫn chứng minh họa. Đồng thời chúng tôi sẽ chỉ ra lý do vì sao hàng hóa phải Transhipment cũng như liệt kê các hình thức Transhipment phổ biến cho Quý Doanh nghiệp nắm rõ.

Khái niệm Transhipment là gì? Ví dụ minh họa?

Transhipment là gì?

Trong ngành công nghiệp vận chuyển hàng hóa, đặc biệt với lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ có các thuật ngữ chuyên ngành, song không phải ai cũng hiểu hết được. Năm 2021, tin tức về những lần hàng hóa đến tại các cảng của nước nhập khẩu bị trì trệ khá nhiều, nguyên nhân được nhắc tới chủ yếu là vấn đề “chuyển tải”. Vậy, chuyển tải là gì?

Chuyển tải, tiếng Anh là Transhipment, hiểu đơn giản là “trung chuyển”. Cũng như cách mà chúng ta thường hiểu về cụm từ này “trung chuyển” là việc vận chuyển nhưng lại có sự thay đổi phương tiện vận chuyển. Chuyển tải cũng tương tự như vậy, người ta sẽ tiến hành bốc dỡ hàng hóa từ một tàu biển này để chuyển sang một tàu biển khác trên cùng một hành trình vận tải bằng đường biển, từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng. Như vậy, phải tồn tại sự thay đổi tàu trong quá trình vận chuyển (thuật ngữ trong ngành gọi là tàu mẹ và tàu con) mới được xem là chuyển tải.

Xem thêm  Tham khảo về thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi năm 2024

Các cảng chuyển tải có vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng phát triển, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và đảm bảo an toàn, từ đó tạo ra một môi trường thuận lợi cho hoạt động trung chuyển và vận chuyển hàng hóa.

Transhipment là gì? Kiến thức quan trọng về Transhipment
Transhipment (chuyển tải) là bốc dỡ cont từ một tàu ở cảng trung chuyển và đưa lên một con tàu khác để đưa tới cảng dỡ hàng cuối cùng.

Ví dụ minh họa Transhipment

* Ví dụ: Giả sử một Công ty thời trang ở Ý sản xuất quần áo tại nhà máy ở Milan và muốn xuất khẩu sản phẩm đến Australia. Thay vì vận chuyển trực tiếp từ Milan đến Australia, hàng hóa được chuyển từ Milan sẽ đi qua cảng Genoa, Ý, rồi chuyển tới cảng Singapore. Tại Singapore, hàng hóa sẽ được chuyển tiếp qua đường biển đến cảng Sydney, Australia. Tại Sydney, hàng hóa sẽ được dỡ và chuyển tiếp bằng đường bộ đến kho hàng.

Từ ví dụ trên cho thấy, Công ty thời trang có thể tận dụng tuyến đường vận chuyển hiệu quả và kết hợp sử dụng các cảng biển phù hợp để đưa sản phẩm từ Milan đến Australia một cách tiện lợi và hiệu quả. Thay vì phải tìm kiếm một tuyến đường vận chuyển trực tiếp từ Ý đến Australia, công ty có thể sử dụng tuyến đường trung chuyển thông qua cảng Singapore để rút ngắn thời gian và giảm chi phí vận chuyển.

Đánh giá ưu nhược điểm của Transhipment

Ưu điểm của Transshipment

Một vài ưu điểm của hoạt động Transhipment phải kể đến như:

  • Tăng tính linh hoạt: Transshipment tăng tính linh hoạt trong việc sắp xếp lịch trình vận chuyển và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng;
  • Mở rộng mạng lưới: Transshipment cho phép hãng tàu mở rộng mạng lưới dịch vụ đến các cảng nhỏ hơn, không có tuyến đường trực tiếp;
  • Tiết kiệm chi phí: Transshipment giảm chi phí vận chuyển bằng cách tận dụng các tuyến đường biển lớn và các tàu container có sức chứa lớn.
Xem thêm  Tìm hiểu vận đơn điện tử là gì? Bao gồm những vận đơn nào?

Nhược điểm của Transshipment

Bên cạnh ưu điểm, Transhipment cũng còn tồn tại vài nhược điểm:

  • Nguy cơ mất mát, hư hỏng hàng hóa: Việc xếp dỡ nhiều lần làm tăng nguy cơ mất mát, hư hỏng hoặc thất lạc hàng hóa;
  • Gia tăng thời gian vận chuyển: Quá trình chuyển tải tại các cảng trung gian có thể làm tăng thời gian vận chuyển tổng thể;
  • Phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của cảng trung chuyển: Sự chậm trễ hoặc gián đoạn tại cảng trung chuyển có thể ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng.

>>Xem thêm: Bulk Cargo là gì?

Hàng hóa phải chuyển tải Transhipment, vì sao?

Transhipment là gì đã được Đơn vị vận chuyển container đường sắt Ratraco Solutions giải đáp. Vậy tại sao hàng hóa phải thực hiện chuyển tải?

Trên thực tế không thể tồn tại một Hãng vận chuyển nào có thể bao quát hết các tuyến vận chuyển hàng hóa trên thế giới chỉ bằng một tuyến duy nhất. Để giải quyết vấn đề này, các tuyến đơn nhỏ ra đời để có thể hỗ trợ vận chuyển một cách tốt nhất có thể.

Nếu chỉ có thể vận chuyển hàng hóa theo một tuyến thẳng từ cảng A (Cảng xuất phát) đến cảng C (cảng đích) thường sẽ bị giới hạn vì không phải khi nào cũng có tuyến đường thẳng như thế, từ đó chuyển tải ra đời để giải quyết vấn đề này.

Transhipment là gì? Kiến thức quan trọng về Transhipment
Transhipment xảy ra khi điểm đích không thể tiếp cận trực tiếp từ điểm xuất phát bằng phương tiện hoặc hạ tầng hiện có, do sự thay đổi của phương tiện vận chuyển hay do sự tập kết hàng hóa từ nhiều nguồn và đưa chúng vào một điểm tập trung trước khi giao hàng đích.

Ví dụ không tồn tại tuyến đường thẳng đi từ Nam Phi đến Việt Nam nhưng lại có tuyến đường từ Nam Phi đến Singapore, từ Singapore đến Việt Nam. Do đó buộc phải vận chuyển hàng hóa xuất phát từ Anh bằng tàu A để đến được tới cảng tại Singapore, tại đây lại bắt đầu tiến hàng dỡ hàng chuyển lên tàu B để tiếp tục chuyển hàng từ Philipines đến Việt Nam bằng tàu B, đây chính là hình thức chuyển tải.

Xem thêm  Nên làm gì khi chưa nhận được hàng nhưng shipper báo đã giao?

Các hình thức trung chuyển (Transhipment) phổ biến nhất

Hình thức phổ biến của Transhipment là gì? Các hình thức trung chuyển phổ biến trong xuất nhập khẩu gồm:

Trung chuyển qua Sân bay

Trung chuyển qua sân bay là phương pháp phổ biến trong vận chuyển hàng không. Hàng hóa được dỡ và chuyển sang máy bay chuyển tiếp để đến điểm đến cuối cùng. Điều này giúp tối ưu hóa quy trình vận chuyển hàng không và kết nối các đường bay quốc tế.

Trung chuyển qua các cụm Cảng nội địa

Hàng hóa được trung chuyển qua cụm cảng nội địa trước khi đến cảng biển chính, giúp tách và phân phối hàng hóa một cách hiệu quả. Điều này giảm thời gian và chi phí liên quan đến cảng biển.

Trung chuyển qua Cảng biển

Trung chuyển qua cảng biển đóng vai trò quan trọng trong việc dỡ và chuyển hàng hóa đến điểm đích cuối cùng. Điều này giúp tối ưu hóa quy trình vận chuyển và tạo sự linh hoạt trong kết nối vận tải.

Transhipment là gì? Kiến thức quan trọng về Transhipment
Có các hình thức Transhipment phổ biến là qua cảng biển, cụm cảng nội địa, qua sân bay, qua đường sông/đường bộ hay qua Trung tâm phân phối.

Trung chuyển qua Trung tâm phân phối

Trung tâm phân phối là nơi tập trung hàng hóa từ nhiều nguồn và phân phối đến nhiều đích khác nhau. Điều này giảm thời gian giao hàng, tạo sự linh hoạt trong kết nối và phân phối hàng hóa trên toàn cầu.

Trung chuyển qua Đường sông hoặc Đường bộ

Trung chuyển qua đường sông hoặc đường bộ là lựa chọn phổ biến cho những loại hàng hóa không thích hợp vận chuyển bằng biển hoặc hàng không. Hàng hóa được trung chuyển từ phương tiện vận chuyển này sang phương tiện khác để đến điểm đích cuối cùng.

Ratraco Solutions đã tổng hợp kiến thức quan trọng gồm transhipment là gì, lý do hàng hóa phải thực hiện transhipment, các hình thức transhipment phổ biến, ưu nhược điểm của transhipment…Vậy nếu các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nào đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhưng chưa hiểu rõ về Chuyển tải, Trung chuyển nên lưu lại bài chia sẻ hữu ích trên để hỗ trợ phần nào cho công việc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ