Reimbursement Fee là gì trong Xuất Nhập Khẩu?

Có thể nhiều người chưa biết đó là sẽ có một hình thức chấp nhận không kém phần phổ biến trong Thanh toán ngoại thương là chấp nhận hoàn trả (tên tiếng Anh là “Reimbursement Acceptance Fee”) hối phiếu đòi nợ kì hạn.

Thông qua bài viết này, Ratraco Solutions chúng tôi sẽ giải đáp nhanh kiến thức về Reimbursement fee là gì trong xuất nhập khẩu. Đồng thời, chúng tôi cũng trình bày các bước chấp nhận hoàn trả phí của reimbursement và kèm theo đó là một số loại phí, phụ phí cơ bản trong XNK.

Phí Reimbursement trong xuất nhập khẩu là gì?

Trong thanh toán L/C phát sinh rất nhiều loại phí 2 bên mua bán chưa giao dịch nhiều sẽ không biết đây là phí gì, phát sinh khi nào do ai trả. Phí Reimbursement cũng tương tự như vậy, là một loại phí phát sinh khi phát hành hối phiếu chấp nhận thanh toán. Vậy cụ thể, Reimbursement fee là gì?

Reimbursement Acceptance Fee – Phí chấp nhận hoàn trả, là chấp nhận hoàn trả hối phiếu đòi nợ kỳ hạn, hình thức chấp nhận này khá phổ biến trong thanh toán ngoại thương.

Reimbursement Fee là gì trong Xuất Nhập Khẩu?
Reimbursement Fee trong xuất nhập khẩu được hiểu là phí chấp nhận hoàn trả và được sử dụng khá phổ biến trong Thanh toán ngoại thương.

Chấp nhận hoàn trả là hình thức chấp nhận, trong đó Người xuất khẩu không chuyển hối phiếu đòi nợ đến Ngân hàng của Người nhập khẩu yêu cầu chấp nhận trả tiền, mà chuyển đến một Ngân hàng hạng Nhất do hai bên thỏa thuận để chấp nhận trả tiền.

Các bước chấp nhận hoàn trả phí Reimbursement fee

Khái niệm phí reimbursement fee là gì đã được Đơn vị vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt RATRACO giải đáp. Tiếp theo đây sẽ là trình tự chấp nhận hoàn trả phí reimbursement fee trong xuất nhập khẩu:

Xem thêm  Thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam cụ thể nhất 2024

1. Bên nhập khẩu yêu cầu Ngân hàng của mình tìm một Ngân hàng hạng nhất chấp nhận trả tiền hối phiếu đòi nợ của Bên xuất khẩu ký phát bằng cách phát hành một L/C chiết khấu, không thể hủy bỏ cho Bên xuất khẩu hưởng;

2. Ngân hàng Bên nhập khẩu gửi cho Ngân hàng hạng Nhất phát hành L/C một cam kết chấp nhận hoàn trả các hối phiếu đòi nợ do Bên xuất khẩu ký phát khi đáo hạn;

3. Ngân hàng hạng Nhất sẽ phát hành L/C chiết khấu, không thể hủy bỏ cho Bên xuất khẩu hưởng, trong đó cam kết sẽ trả tiền hối phiếu đòi nợ của Bên xuất khẩu với điều kiện các chứng từ gửi hàng xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C;

4. Sau khi giao hàng, Bên xuất khẩu ký phát hai bản hối phiếu đòi nợ giống nhau và có giá trị như nhau cùng với các chứng từ gửi hàng xuất trình đến Ngân hàng chiết khấu. Ngân hàng chiết khấu kiểm tra hối phiếu đòi nợ (bản thứ nhất) và các chứng từ kèm theo nếu thấy phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C thì chiết khấu trả tiền ngay;

Reimbursement Fee là gì trong Xuất Nhập Khẩu?
Các bước thanh toán phí Reimbursement được tiến hành đúng trình tự với sự tham gia trực tiếp của các bên liên quan.

5. Ngân hàng chiết khấu xuất trình hối phiếu đòi nợ (bản thứ hai) cùng với các chứng từ gửi hàng đến Ngân hàng hạng nhất phát hành L/C yêu cầu chấp nhận trả tiền hối phiếu đòi nợ;

6. Ngân hàng hạng nhất phát hành L/C ký chấp nhận hối phiếu đòi nợ và trả lại cho Ngân hàng chiết khấu sau đó chuyển giao chứng từ cho Bên nhập khẩu với điều kiện Bên nhập khẩu phải ký xác nhận vào bản cam kết chấp nhận hoàn trả khi hối phiếu đòi nợ đáo hạn. Nếu chứng minh được rằng các chứng từ gửi hàng không phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C, Bên nhập khẩu có quyền từ chối ký xác nhận;

Xem thêm  Hối phiếu ngân hàng là gì? Cách lập hối phiếu ra sao?

7. Đến hạn trả tiền của hối phiếu đòi nợ, Bên nhập khẩu phải chuyển trả tiền cho Ngân hàng hạng Nhất phát hành L/C và thu hồi lại bản cam kết chấp nhận hoàn trả của mình. Ngân hàng hạng nhất sẽ trả tiền cho Bên thụ hưởng hối phiếu đòi nợ khi có yêu cầu đòi tiền.

>>Xem thêm: Supply Chain Management là gì?

Các loại phí, phụ phí cơ bản trong xuất khẩu nhập khẩu

Đối với một lô hàng xuất nhập khẩu (dù qua đường hàng không, đường bộ, đường biển hay đường sắt) sẽ có nhiều loại phí và phụ phí mà doanh nghiệp cần phải quan tâm. Cụ thể là:

Bill

Nó có thể là Bill of Lading fee (với đường biển) hoặc Airway Bill (với xuất nhập khẩu đường hàng không). Phí này thu tại điểm gửi và thu trên mỗi lô hàng.

THC

THC hay Terminal Handling Charge tức là phí xếp dỡ (cầu, cảng). Đây là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng bao gồm: xếp dỡ, vận chuyển, bến bãi,…Phí này thường được thu ở điểm gửi/nhận và thu trên các đầu container.

DO

DO (Delivery Order Fee) là phí giao hàng, được thu tại địa điểm nhận và thu trên mỗi lô hàng. Các hãng tàu sẽ xuất DO để các nhà nhập khẩu đến nhận hàng. Ngoài ra, nếu shipper hay consignee nhờ làm các giấy tờ thủ tục kê khai hàng hóa,…sẽ có thêm phí DO khác là Document Fee (phí chứng từ).

THD

Tương tự như THC nhưng THD (Terminal Handling at Destination) là loại phí cầu cảng được thu tại điểm đến. Mức phí thu sẽ tùy thuộc vào loại container.

SEAL

Seal hay còn gọi là phí niêm phong. Bản chất đây là phí mua Seal niêm phong cont hàng, đảm bảo an toàn cho hàng hóa xuất nhập cũng như tiện cho công tác theo dõi của hải quan nhập xuất. Phí này sẽ được thu theo từng cont.

Xem thêm  Làm gì khi có nhu cầu thuê tàu chở hàng rời từ Nam ra Bắc?

AMS

AMS hay Advanced Manifest System Fee: Đây là phí hải quan đặc biệt cho những lô hàng đi Mỹ, Canada hoặc một số quốc gia khác. Phí này thường thu ở điểm gửi và thu trên mỗi lô hàng.

Reimbursement Fee là gì trong Xuất Nhập Khẩu?
Trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu sẽ có nhiều khoản phí và phụ phí phát sinh mà các Doanh nghiệp, Chủ hàng, Bên bán, Bên mua cần nắm rõ như phí CFS, THC, Cleaning, AMS, Seal, BAF, CIC, GRI,…

CLEANING

Cleaning (Cleaning Container Fee) đây là phí vệ sinh Cont sau khi hàng hóa được gửi đến địa điểm nhận. Mỗi hàng sẽ có một mức thu khác nhau tùy vào loại Cont.

CFS

CFS hay Container Freight Station Fee: Mỗi khi có một lô hàng lẻ xuất/nhập khẩu thì các công ty Consol/Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS. Phí này có thể thu được tại Điểm gửi hoặc nhận và thu theo cbm của lô hàng (chỉ áp dụng cho hàng lẻ LCL).

Amendment Fee

Phí chỉnh sửa B/L (Amendment Fee) chỉ áp dụng đối với hàng xuất. Khi phát hành một bộ B/L cho shipper, sau khi shipper lấy về hoặc do một nguyên nhân nào đó cần chỉnh sử một số chi tiết trên B/L và yêu cầu hãng tàu/forwarder chỉnh sửa thì họ có quyền thu phí chỉnh sửa. Phí này được thu tại điểm gửi và thu trên mỗi lô hàng (B/L).

BAF

BAF hay Bunker Adjustment Factor: đây là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu (thường áp dụng cho tuyến Châu Âu). Phí này sẽ thu theo số lượng container ở điểm gửi hoặc nhận.

Bên cạnh các loại phí xuất nhập khẩu cơ bản kể trên, chúng ta có thể thấy có thêm các phí như: CIC, GRI, IFB, IFS,..

Trên đây là những kiến thức chuyên ngành hữu ích giúp làm rõ khái niệm reimbursement fee là gì, trình tự các bước chấp nhận hoàn trả phí reimbursement ra sao. Cùng với đó, Ratraco Solutions cũng liệt kê các loại phí, phụ phí cơ bản trong hoạt động xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp, chủ hàng nào quan tâm có thể lưu lại bài viết này để phục vụ hiệu quả cho công việc chi trả phí theo quy định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ